Yêu cầu của cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY (Trang 61 - 64)

Hiện nay, tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Mặc dù các quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong phịng, chống và kiểm soát ma túy nhưng vẫn chưa thể đẩy lùi được tệ nạn ma túy và điều này làm cho tình hình tội phạm về ma túy vẫn có xu hướng tăng cao, trong đó các vụ có tính xuyên quốc gia ngày càng nhiều, sự liên kết giữa các tổ chức, các băng nhóm tội phạm quốc tế ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệt là mối liên kết giữa tội phạm về ma túy - tội phạm rửa tiền - tội phạm khủng bố ngày càng rõ nét hơn. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia nằm sát với các khu vực sản xuất ma túy lớn của châu Á là “Tam giác vàng” và “Trăng lưỡi liềm vàng”, thuận lợi cho các đối tượng hoạt động phạm tội về ma túy.

Thực hiện chính sách mở cửa và đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ hội nhập, nhà nước ta có chiến lược phát triển kinh tế mở, khuyến khích phát triển thương mại, đầu tư, du lịch, sự giao lưu giữa người nước ngoài vào Việt Nam và người Việt Nam đi nước ngoài học tập, lao động, công tác với nhiều mục đích khác nhau ngày càng nhiều, làm gia tăng cơ hội và điều kiện cho tội phạm về ma túy trong nước và quốc tế câu kết với nhau hoạt động tại địa bàn Việt Nam.

Để đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về ma túy, tội MBTPCMT nói chung, ADPL hình sự đúng đắn trong xử lý các loại tội phạm này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải quán triệt và nắm vững quan điểm của

Đảng và nhà nước về cải cách tư pháp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Thể hiện trên các phương diện sau đây:

Một là, CQĐT, VKSND, TAND phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ

của mình trong từng giai đoạn tố tụng và nhiệm vụ, trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, vụ án ma túy nói chung và vụ án MBTPCMT nói riêng. Trong toàn bộ quá trình tố tụng đều hướng tới một mục đích chung là ADPL hình sự đúng đắn, sát hợp, bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp của lãnh đao, cán bộ các cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Hai là, trong quá trình ADPL hình sự đối với các tội phạm về ma túy nói

chung, tội MBTPCMT nói riêng, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng vừa phải độc lập trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vừa phải phối hợp, hỗ trợ và chế ước lẫn nhau trên cơ sở các quy định của pháp luật. Trong đó, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp là tăng cường công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra và cải cách tư pháp phải lấy TA làm trung tâm, xét xử làm trọng tâm. Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra là một chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay, điều này cũng là bảo đảm cho việc ADPL hình sự được đúng đắn, phù hợp trong điều tra tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói

riêng.

Bớn là, về việc xác định TA có vị trí trung tâm, xét xử làm trọng tâm.

Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Cải cách tư

pháp đến năm 2020” đã xác định rõ nhiệm vụ của cải cách tư pháp là bảo đảm

để TA làm trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm. Đây cũng là quan điểm và chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về đề cao vị trí, vai trị của TA trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, theo đó về mặt nhận thức cũng như quá trình tổ chức thực tiễn và xây dựng hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm để TA thực sự đóng vai trò là trung tâm của hệ thống tư pháp và hoạt động xét xử của TA là hoạt động trọng tâm của tố tụng hình sự. Vị trí đặc biệt của TA với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp và chỉ có TA với bản án của mình mới có thẩm quyền coi một người là có tội và phải chịu hình phạt. Khi xét xử TA nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thẩm quyền xét xử Nhà nước chỉ giao cho TA mà khơng có một cơ quan nào trong bộ máy Nhà nước có được.

Quán triệt và nắm vững quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp phải bảo đảm xác định TA có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm trong lĩnh vực tố tụng hình sự đòi hỏi CQĐT và VKSND phải phối hợp chặt chẽ với nhau ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra vụ án, bảo đảm cho việc khởi tố, điều tra có căn cứ và đúng pháp luật, mặt khác phải thực hiện tốt quan hệ giữa VKSND với TAND trong việc truy tố và xét xử nhằm bảo đảm cho việc xét xử của TA đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Năm là, quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng các cơ quan tư pháp

và đội ngũ cán bộ tư pháp. Để hoạt động ADPL hình sự nói chung được đúng đắn, hiệu quả đòi hỏi mỗi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

phải quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp theo hướng cập nhật những kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)