Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một u cầu có tính ngun tắc đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Ở nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [42]. ADPL hình sự hướng tới tới việc bảo vệ pháp
luật, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và nghiêm chỉnh thực thi trong thực tiễn cuộc sống. Nền tư pháp XHCN lấy mục tiêu phục vụ nhân dân là mục tiêu cao nhất. Hoạt động tư pháp suy cho cùng là vì con người, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, tránh các hành vi xâm hại từ phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân kể cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực thi công vụ gây ra.
Hoạt động ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng khơng có mục đích nào khác ngồi việc giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm, góp phần quan trọng vào bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Có thể khẳng định xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 mà việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng, cũng như nâng cao hiệu quả trong thực tiễn ADPL hình sự là vấn đề có tính tất yếu.