Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên khảo sát
Thương lái lớn ngoại tỉnh từ Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... mua lợn lại từ những thu gom lớn trong tỉnh và có mạng lưới thu gom là những thu gom nhỏ, gom lợn bán lại cho họ, mỗi đầu lợn thu gom
nhỏ trong mạng lưới được hưởng chênh lệch khoảng 30 nghìn đồng/con, thu gom Trung Quốc cũng có mạng lưới thu gom, chỉ cần những thu gom tìm được hộ bán lợn đã lãi 40 nghìn đồng/con.
Khâu giết mổ/sơ chế: Hiện nay tỉnh mới có 01 điểm tập trung giết mổ tại thành phố Tuyên quang với quy mơ 150 con/ngày, cịn lại do các hộ tự giết mổ tại nhà với quy mô nhỏ từ 1-2 con/ngày và 3- 5 con/ngày. Các điểm giết mổ lợn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch nên không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; các trang thiết bị, dụng cụ giết mổ đơn giản, diện tích chật hẹp, chủ yếu tận dụng nền giếng, bệ xi măng; việc thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng trước và sau khi giết mổ không thường xuyên, dễ gây ô nhiễm môi trường. Hầu hết các chất thải trong quá trình giết mổ chưa được xử lý hoặc có thì cũng đơn giản khơng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Khâu tiêu dùng: Các sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ bao gồm lợn rừng lai, lợn đen, lợn áp siêu và lợn siêu nạc. 31,25% thịt lợn được tiêu thụ nội tỉnh, 42,26% bán cho thị trường ngoại tỉnh, còn lại 26,49% được xuất khẩu sang Trung Quốc [Hình 3.4].
*Liên kết tổ chức sản xuất CGT lợn:
Việc liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm, hay liên kết trực tiếp với lò mổ, cửa hàng thực phẩm còn hạn chế. Các tác nhân trong chuỗi thường là những mối quen, thỏa thuận bằng miệng không thông qua hợp đồng liên kết nên việc liên kết lỏng lẻo, khi thị trường có biến động xấu thì người nơng dân là người chịu rủi do nhiều nhất. HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành đã và đang ký kết hợp đồng tiêu thụ lợn thịt cho một số trang trại, gia trại trên địa bàn với sản lượng trên 10.000 con lợn/năm nhằm vừa khai thác được nguồn lực chăn nuôi lợn của người dân, bảo đảm ổn định thu nhập cho người chăn nuôi thông qua ký hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng, chế biến và cung cấp sản phẩm an tồn cho người tiêu dùng.
*Giá cả, chi phí, lợi nhuận
Hộ chăn nuôi: Kết quả khảo sát các hộ nuôi lợn, trung bình ni 3 lứa/năm, mỗi lứa nuôi 8-10 con như sau:
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế trung bình trong chăn ni lợn thịt
Loại chi phí Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền
tính lượng (đồng) (đồng)
Chi phí con giống (7,5kg/con) kg 75 100.000 7.500.000
Chi phí thức ăn kg 1.700 10.500 17.850.000
Chi phí nhân cơng đồng/con 10 20.000 200.000
Chi phí thuốc và dịch vụ thú y đồng/con 10 20.000 200.000
Chi phí điện đồng/con 10 7.000 70.000
Chi phí nước uống, rửa chuồng trại... Tính bình 10 10.000 100.000 Chi phí khấu hao, sửa chữa chuồng quân/con 10 40.000 400.000 trại
Các chi phí khác đồng/con 10 35.000 350.000
Tổng chi phí 26.670.000
Tổng thu kg 850 55.000 46.750.000
Lợi nhuận Lứa 1 20.080.000
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên khảo sát
Sau khi trừ hết các chi phí, nếu khơng có biến động lớn từ thị trường thì mỗi lứa lợn, người chăn nuôi thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng mỗi lứa, thu nhập một năm khoảng 60 triệu đồng [Bảng 3.12].
Trong hoạt động của chuỗi giá trị nuôi lợn thịt, người thu lợi ổn định nhất, nhiều nhất là đại lý cung cấp thức ăn gia súc; cung cấp thức ăn gia súc ít rủi ro, lợi nhuận chủ yếu là tiền chiết khấu % làm đại lý từ nhà máy và chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra nên doanh số bán của đại lý càng lớn thì lợi nhuận càng nhiều; cũng trong hoạt động này, người bỏ ra chi phí nhiều nhất là người nuôi lợn và đại lý cung cấp thức ăn gia súc.
Người giết mổ: Các hộ giết mổ đều thu nhập ổn định, mức sống từ hộ trung bình trở lên, nhà gần khu chợ chủ yếu giết mổ tại nhà; bình quân ngày mổ 1 con lợn trừ chi phí sẽ cho thu lãi khoảng 300.000 đồng/con. Nếu trung bình mỗi hộ mổ giết mổ 1con/ngày thì trong 01 tháng giết mổ 30 con, sẽ cho thu lãi 9.000.000 đồng/tháng, cao hơn rất nhiều so với hộ chăn nuôi [Bảng 3.12].
3.2.4. Thực trạng ứng dụng khoa học - công nghệ cho phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
Việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Tuyên Quang cơ bản được thực hiện ở những vùng sản xuất của các công ty, HTX và các hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp theo chuỗi. Còn phần lớn các hộ sản xuất quy mơ nhỏ, quy mơ gia đình vẫn sử dụng các cách thức truyền thống, thủ công.
-Đối với sản phẩm cam:
Cải thiện cây giống: Thực hiện trồng thí điểm một số giống cam mới rải vụ (BH32, Valencia, cam Xã Đoài, cam mật) đưa vào cơ cấu giống của tỉnh; nghiên cứu tạo giống Cam Sành khơng hạt hoặc ít hạt bằng xử lý chiếu xạ tia gamma trên mầm ngủ; Ứng dụng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng trong sản xuất giống cây cam sành sạch bệnh phục vụ trồng mới, trồng lại.
Áp dụng kỹ thuật chăm sóc cây tiên tiến: Thực hiện một số dự án, mơ hình thử nghiệm trồng, chăm sóc cây cam áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như dự án trồng thử nghiệm cây lạc dại LD 99 nhằm bảo vệ đất trồng cam tại xã Phù Lưu, huyện Hàm n, mơ hình tưới ẩm (tưới nhỏ giọt) tại xã Yên Lâm huyện Hàm Yên,...
Tổ chức tập huấn về quy trình, kỹ thuật sản xuất cam an toàn theo hướng VietGAP, tạo sản phẩm cam cao cấp tiêu thụ tại các siêu thị, nhà hàng; Tập huấn nâng cao kỹ thuật thu hái, vận chuyển, bảo quản sản phẩm cam;
Cơ giới hóa: Xây dựng hệ thống rịng rọc vận chuyển cam và nhà bảo quản sơ chế sản phẩm,
-Đối với sản phẩm chè:
Đầu tư thâm canh: Diện tích chè do các Cơng ty Cổ phần chè Sông Lô, Mỹ Lâm, Tân Trào đầu tư và quản lý được đầu tư thâm canh và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất năng suất đạt khá cao.
Cơ giới hóa: Các khâu làm đất, thu hái chè, đốn chè áp dụng cơ giới phổ biến tại các vùng trồng chè nguyên liệu tập trung (các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên và Thành phố Tuyên Quang); diện tích chè trong dân, các hộ trồng chè vẫn hái bằng tay để đảm bảo chất lượng búp tươi theo nhu cầu chế
biến chè xanh chất lượng cao và chè đặc sản của các cơ sở chế biến nhỏ lẻ tại các địa phương.
Việc quản lý sử dụng thuốc BVTV: Tại các vùng sản xuất chè người dân được tập huấn, hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV cho cây chè, ưu tiên sử những loại thuốc có nguồn gốc sinh học để áp dụng vào sản xuất chè an toàn. Đặc biệt đối với những vùng có diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Rainforest.
Tổ chức tập huấn cho thành viên HTX, THT, nông dân trong các xã vùng chè về nâng cao năng lực, kỹ thuật sản xuất và thu hoạch chè theo tiêu chuẩn VietGAP; Tập huấn kỹ thuật chế biến và bảo quản chè cho các HTX, tổ hợp tác theo các nội dung của CGT phát triển chè thuộc Dự án VIE/035.
Thực hiện mơ hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cho 20 ha chè và tập huấn kỹ thuật thâm canh cây chè, hỗ trợ phân bón để cải tạo 64 ha cây chè shan tại xã Hồng Thái, huyện Na Hang.
-Đối với sản phẩm trâu:
Cải tiến giống trâu: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ gia đình tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như phương pháp thụ tinh nhân tạo, với nguồn con giống được chọn lọc, nhập ngoại sẽ giúp tăng nhanh về tiến độ di truyền, cải tiến giống góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt, khắc phục sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng; tránh lây lan những bệnh truyền nhiễm trực tiếp qua đường phối giống tự nhiên.
Các tổ hợp tác chăn nuôi trâu đã tuyên truyền, hướng dẫn, trao đổi đổi kinh nghiệm chăn ni, huấn kỹ thuật làm chuồng trại, phịng trừ dịch bệnh, cách ủ thức ăn, trồng cỏ làm thức ăn gia súc, vỗ béo trâu trước khi bán cho các hộ trong thôn thực hiện, làm theo.
Xây dựng cơ sở tự phối trộn thức ăn chăn ni an tồn sinh học từ ngun liệu địa phương.
-Đối với sản phẩm lợn:
Áp dụng chăn nuôi theo biện pháp an tồn sinh học, có sự giám sát và chứng nhận của sở nhằm hạn chế dịch bệnh; Đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, nâng cấp các cơ sở giết mổ s n có, xây dựng các điểm bán lẻ nhằm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi.
3.2.5. Thực trạng ứng dụng logistics trong phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
Mặc dù xác định logistics có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chuỗi giá trị cho hàng nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc phát triển logistics trong chuỗi sản xuất nơng nghiệp từ các khâu: lưu kho, đóng gói, vận chuyển và phân phối tới người tiêu dùng còn mang tính tự phát và phần lớn được giao lại cho thương lái, trên địa bàn Tỉnh chưa có các cơng ty chun hoạt động lĩnh vực logistics trong ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc thực hiện liên kết với các tỉnh bạn thơng qua các cơng ty có chức năng phân phối và tiêu thụ nơng sản cịn hạn chế. Vì vậy, việc đảm bảo đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất, thời gian nhanh nhất để nâng cao giá trị gia tăng cho nơng sản hàng hóa cịn nhiều hạn chế.
3.2.6. Thực trạng giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị
Quan hệ lợi ích có vai trị quan trọng trong việc duy trì sự gắn kết giữa các khâu trong phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Qua nghiên cứu thực tế 4 chuỗi giá trị: chuỗi giá trị chè, chuỗi giá trị cam, chuỗi giá trị trâu, chuỗi giá trị lợn tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2014-2018 cho thấy:
Thứ nhất, trong 4 chuỗi giá trị thì chuỗi giá trị chè có sự liên kết chặt chẽ
giữa các khâu của chuỗi giá trị hơn cả. Việc thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị bằng các hợp đồng kinh tế đảm bảo cho lợi ích của các bên tham gia ổn định. Trong đó:
Đối với các chủ thể cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất chè: thông qua việc ký kết hợp đồng với đại diện hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ sản xuất chè, Chủ thể cung ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo cho các chủ thể sản xuất chè có đủ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... với chất lượng, giá cả phù hợp, ổn định để tiến
hành sản xuất. Đồng thời lợi ích bên cung ứng thu được dựa trên kết quả sản xuất của các chủ thể trực tiếp sản xuất chè.
Đối với các chủ thể trực tiếp sản xuất chè: đây là các chủ thể có vị thế yếu nhất trong chuỗi giá trị, là chủ thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm chính trong chuỗi giá trị nhưng chủ thể trực tiếp sản xuất chè thu được giá trị gia tăng thấp nhất (so sánh hiệu quả kinh tế cho thấy: hộ sản xuất chè thu được 2.620 VNĐ/1kg chè tươi; hộ chế biến 1kg chè tươi thành trung bình khoảng 0,1 kg chè khô và thu lợi được 7.250 VNĐ, lợi nhuận gấp 2,77 lần hộ sản xuất) [Bảng 3.7]. Tuy nhiên, nhờ ổn định được đầu vào và đầu ra của sản xuất thông qua các hợp đồng kinh tế nên thu nhập của các chủ thể trực tiếp sản xuất chè ổn định và có xu hướng gia tăng mạnh qua các năm và hạn chế được biến động của thị trường tới sản xuất và thu nhập.
Các chủ thể chế biến và bảo quản chè thành phẩm: đây là các chủ thể thu được giá trị gia tăng khá cao trong chuỗi giá trị. Việc ký kết các hợp đồng kinh tế với các chủ thể sản xuất chè, các nhà phân phối (bán buôn thị trường nội địa và xuất khẩu) giúp các chủ thể chế biến ổn định đầu vào và đầu ra của khâu chế biến, từ đó ổn định lợi nhuận trong sản xuất.
Các chủ thể tham gia khâu lưu thông đưa chè thành phẩm tới tay người tiêu dùng (bao gồm các chủ thể bán buôn, bán lẻ thị trường nội địa và xuất khẩu). Đây là khâu thu được lợi nhuận cao nhất trong toàn chuỗi giá trị. Tuy nhiên, đây cũng là khâu chứa nhiều rủi ro do những biến động của thị trường.
Thứ hai, chuỗi giá trị cam, chuỗi giá trị trâu, chuỗi giá trị lợn chưa có sự
gắn kết chặt chẽ trong sản xuất thông qua các hợp đồng kinh tế giữa các bên tham gia chuỗi. Vì vậy rủi ro trong sản xuất cao và các chủ thể trực tiếp sản xuất cam, chăn nuôi trâu và chăn nuôi lợn là người chịu nhiều thiệt hại nhất khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai và biến động của thị trường.
Thứ ba, Vai trò của chính quyền địa phương trong việc gắn kết các chủ thể
tham gia chuỗi sản xuất cịn hạn chế vì vậy khơng bảo vệ được lợi ích cho các chủ thể trực tiếp sản xuất (thực tế khảo sát cho thấy có nhiều doanh nghiệp ký hợp
đồng mua cam cho hộ nông dân, nhưng khi giá cam xuống thấp doanh nghiệp chấp nhận mất tiền đặt cọc để bỏ không thu mua gây thiệt hại cho hộ sản xuất).
Tóm lại, việc đảm bảo lợi ích cho các chủ thể trong sản xuất hàng nơng
sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Tun Quang cịn nhiều điểm hạn chế, trong đó đáng kể nhất là lợi ích của các chủ thể trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp chưa ổn định, hiệu quả kinh tế thấp. Để giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể địi hỏi cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương thơng qua cơ chế, chính sách và các chế tài mạnh để các bên tham gia sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị thực hiện đúng các cam kết của mình.
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG
3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Phát triển hàng nơng sản theo CGT góp phần phát triển nơng nghiệp một cách tồn diện: Đảm bảo về an ninh lương thực, góp phần quan trọng ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP; Hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa và hình thức liên kết sản xuất theo CGT gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật ni, giảm chi phí sản xuất.
Thứ nhất, góp phần gia tăng giá trị sản xuất nơng nghiệp hàng năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn
Mặc dù cịn gặp rất nhiều khó khăn như trình độ sản xuất nơng nghiệp vẫn còn lạc hậu, chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, nhưng ngành nơng nghiệp vẫn đảm bảo được giá trị sản xuất tăng đều qua các năm [Phụ lục 20].
Thứ hai, chuyển đổi phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đi sâu phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực của từng lĩnh vực và hình thành các vùng