Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Chi phí Doanh thu Lợi nhuận
Trâu hơi 24.500
Thuê mổ, vận chuyển, pha thịt, 540 giao hàng, thuế chợ…
Điện, xăng, dầu… 10
Tổng 25.050 26.500 1.450
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên khảo sát
Kết quả khảo sát cho thấy, hộ giết mổ trâu có quy mơ khoảng 150-200 con/năm, mua giá 24.500.000 đồng/con, tổng các chi phí hết 550.000 đồng/con, thịt trâu bán tại chợ theo phân loại thịt loại I bán 260.000 đồng/kg, loại II bán 200-220 đ/kg, loại III + xương + da + lòng + tiết... bán từ 30.000 đồng đến 160.000 đồng/kg), doanh thu trung bình được 26.500.000 đồng/con, lợi nhuận khoảng 1.450.000 đồng/con. Nếu hộ giết mổ bán thịt trâu bn cho người bán lẻ, thì mỗi con lợi nhuận giảm từ 400.00-500.000 đồng [Bảng 3.11].
3.2.3.4. Chuỗi giá trị lợn
Chuỗi giá trị lợn của Tuyên Quang gồm 6 khâu chính: Đầu vào; sản xuất; thu gom; giết mổ/ sơ chế; thương mại /tiêu dùng.
Lợn sau khi chăn nuôi, đến thời kỳ xuất chuồng được các thương lái thu gom, bán buôn đi các huyện trong tỉnh, các tỉnh hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc, số ít được giết mổ bán tại các chợ địa phương phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của người dân trong tỉnh.
* Dịch vụ đầu vào phục vụ chăn nuôi lợn bao gồm: Chuồng trại, con
giống, thức ăn, chăm sóc ni dưỡng, dịch vụ thú y, dịch vụ kỹ thuật/khuyến nông; thông tin thị trường.
Chuồng trại: 100% số hộ được khảo sát đều có chuồng trại, khơng cịn hiện tượng thả rơng, do đó đã hạn chế được dịch bệnh, thuận lợi trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Một số trang trại nuôi lợn sinh sản đã sử dụng chuồng lồng theo khn mẫu. Diện tích chuồng ni lợn của các hộ trang trại chăn nuôi quy mô lớn từ 5 con trở lên thường từ 20m2 đến trên 100m2 /hộ [Bảng 3.12].
Con giống: Tại huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, lợn nái giống chủ yếu là Móng Cái và lợn nái bản địa, các hộ chăn nuôi lợn thương phẩm chủ yếu là giống lợn áp siêu (con lai giữa lợn nái Móng Cái với lợn đực ngoại Yorkshire, Landrace), lợn đen. Một số trang trại quy mô lớn nuôi lợn rừng lai; Tại huyện Sơn Dương, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ từ 1-3 con nuôi lợn áp siêu, các hộ nuôi lợn quy mô từ 5 con trở lên thường nuôi lợn siêu nạc (giống lợn F2 hoặc lợn ngoại thuần). Do chưa có nguồn cung cấp giống tốt tại chỗ nên các hộ thường phải nhập từ tỉnh ngoài như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc... Tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện dự án hỗ trợ một số hộ chăn nuôi lợn giống bố mẹ (lợn ngoại thuần) cho năng suất và tỷ lệ nạc cao, thời gian ni 3,5-4 tháng có khối lượng trưởng thành đạt 100-120 kg [Bảng 3.12].
Thức ăn: Thức ăn dùng trong chăn ni lợn có từ 2 nguồn: Có s n trong các hộ bao gồm cám ngô, bã sắn, bỗng rượu và thức ăn công nghiệp mua từ các cửa hàng bán lẻ cám, các đại lý hoặc mua trực tiếp từ các Cơng ty cám. Tồn tỉnh Tuyên Quang có khoảng 200 đại lý bán thức ăn gia súc; các đại lý này mua hàng từ các nhà máy sản xuất thức ăn gia của các hãng thức ăn như: Cagill, Con
cò, Vina, Sao Việt, Lái Thiêu, CP…; Loại cám được ưa thích nhất là Cargill và CP vì cho tăng trọng tốt.
Thú y: Trên địa bàn tồn tỉnh có 120 cửa hàng kinh doanh cung cấp thuốc thú y, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ cho người chăn nuôi. Mỗi xã đều có 01 thú y viên, ngồi ra cịn có 66 xã với 823 thơn, bản thực hiện Dự án RIDP pha II mỗi thơn có 01 cán bộ thú y để cung cấp dịch vụ thú y (đã có 362 hộ được cấp chứng chỉ hành nghề thú y). Mỗi xóm đều có mạng lưới cộng tác viên thú y xóm (tuy nhiên cán bộ này khơng có phụ cấp, mỗi năm tham gia 2 đợt tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh theo sự điều động của xóm và xã) [Bảng 3.12].
Phương thức chăn nuôi: Hiện nay ở Tuyên Quang đang song hành hai hình thức chăn ni là chăn ni theo hình thức bán cơng nghiệp và chăn ni theo hình thức cơng nghiệp. Chăn ni theo hình thức bán cơng nghiệp: Lợn áp siêu và lợn địa phương được ni với hình thức bán cơng nghiệp. Thức ăn chủ yếu thức ăn tự nhiên có s n trong gia đình như cám ngơ, bỗng rượu và có bổ sung thức ăn cơng nghiệp. Chăn ni theo hình thức cơng nghiệp: Lợn lai F1, F2, lợn ngoại được nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp sử dụng hồn tồn cám cơng nghiệp và cho ăn thẳng trong q trình ni dưỡng. Một số hộ chăn ni lợn đen có sử dụng nhiều thức ăn cơng nghiệp để chăn ni do đó chất lượng thịt khơng ngon, dẫn tới giá bán thịt lợn bị giảm.
Dịch vụ cung cấp thông tin thị trường: Chưa được chú trọng, cần được thiết lập và thực hiện thí điểm trong khuân khổ dự án này.
Về nhân lực lao động: Các hộ chăn nuôi lợn chủ yếu là tận dụng lao động nhàn rỗi của hộ gia đình khơng th thêm lao động làm th.
Dịch vụ tín dụng: Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các hộ vay vốn bằng hiện vật (cám của các đại lý), chỉ có 2 hộ/30 hộ có vay vốn của ngân hàng Chính sách xã hội [Bảng 3.12].
Khâu thu gom: Khâu thu gom lợn hiện nay cơ bản gồm 2 tác nhân là thương lái trong và ngồi tỉnh thu gom qui mơ lớn (khoảng 100 con/ngày) và thu gom nhỏ (quy mô 1-5 con/ngày) trong xã, huyện. Tại huyện Sơn Dương, lợn
trắng (F1, F2) được các thu gom lớn trong và ngoài tỉnh thu mua trực tiếp từ các hộ chăn nuôi lớn, tổ hợp tác và các trang trại với số lượng lớn lên đến hàng trăm con/ngày. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bán lợn cho những thu gom nhỏ trong xã, huyện. Tại huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, lợn áp siêu và lợn đen nuôi bằng thức ăn công nghiệp được bán cho những thu gom nhỏ mua lợn trong xã, huyện. Thu gom quy mô 1-2 con/ngày. Trang trại chăn nuôi lợn rừng lai bán lợn cho những thu gom lớn trong tỉnh [Hình 3.4].
Thu gom nhỏ tại xã quy mơ nhỏ 1-2 con/ngày tự tiêu thụ bằng cách giết mổ và có tham gia bán lẻ. Thu gom 3-5 con/ngày thường bán lại cho các thương lái khác hoặc các lò mổ tại địa phương.
Hộ chăn nuôi
31,25%
68.75%
Hộ thu gom giết
mổ tại huyện, xã 26,89%
Thu gom lái buôn
ngoại tỉnh 26,49% Xuất khẩu 42,26% Trung Quốc 14,36% Bán buôn Lị mổ Bán bn Lị mổ 32,26% 18,34% Bán bn Bán lẻ Bán lẻ Siêu thị Bán lẻ Người tiêu dùng
Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi giá trị lợn tỉnh Tuyên Quang
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên khảo sát
Thương lái lớn ngoại tỉnh từ Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... mua lợn lại từ những thu gom lớn trong tỉnh và có mạng lưới thu gom là những thu gom nhỏ, gom lợn bán lại cho họ, mỗi đầu lợn thu gom
nhỏ trong mạng lưới được hưởng chênh lệch khoảng 30 nghìn đồng/con, thu gom Trung Quốc cũng có mạng lưới thu gom, chỉ cần những thu gom tìm được hộ bán lợn đã lãi 40 nghìn đồng/con.
Khâu giết mổ/sơ chế: Hiện nay tỉnh mới có 01 điểm tập trung giết mổ tại thành phố Tuyên quang với quy mơ 150 con/ngày, cịn lại do các hộ tự giết mổ tại nhà với quy mô nhỏ từ 1-2 con/ngày và 3- 5 con/ngày. Các điểm giết mổ lợn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch nên không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; các trang thiết bị, dụng cụ giết mổ đơn giản, diện tích chật hẹp, chủ yếu tận dụng nền giếng, bệ xi măng; việc thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng trước và sau khi giết mổ không thường xuyên, dễ gây ô nhiễm môi trường. Hầu hết các chất thải trong quá trình giết mổ chưa được xử lý hoặc có thì cũng đơn giản khơng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Khâu tiêu dùng: Các sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ bao gồm lợn rừng lai, lợn đen, lợn áp siêu và lợn siêu nạc. 31,25% thịt lợn được tiêu thụ nội tỉnh, 42,26% bán cho thị trường ngoại tỉnh, còn lại 26,49% được xuất khẩu sang Trung Quốc [Hình 3.4].
*Liên kết tổ chức sản xuất CGT lợn:
Việc liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm, hay liên kết trực tiếp với lò mổ, cửa hàng thực phẩm còn hạn chế. Các tác nhân trong chuỗi thường là những mối quen, thỏa thuận bằng miệng không thông qua hợp đồng liên kết nên việc liên kết lỏng lẻo, khi thị trường có biến động xấu thì người nơng dân là người chịu rủi do nhiều nhất. HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành đã và đang ký kết hợp đồng tiêu thụ lợn thịt cho một số trang trại, gia trại trên địa bàn với sản lượng trên 10.000 con lợn/năm nhằm vừa khai thác được nguồn lực chăn nuôi lợn của người dân, bảo đảm ổn định thu nhập cho người chăn nuôi thông qua ký hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng, chế biến và cung cấp sản phẩm an tồn cho người tiêu dùng.
*Giá cả, chi phí, lợi nhuận
Hộ chăn nuôi: Kết quả khảo sát các hộ nuôi lợn, trung bình ni 3 lứa/năm, mỗi lứa nuôi 8-10 con như sau: