OURTEAM TEAM
Ở Quảng Ngãi,"thấy Ông vào làng như vàng vào tủ" vì theo tín ngưỡng này, cá Ơng lụy và trơi dạt vào làng nào, làng đó được ấm no, tai qua nạn khỏi. Việc mai táng cá Ông là công việc chung của cả làng, người nào gặp cá Ơng lụy thì được xem như là trưởng nam, phải bịt tang đỏ. Nghi thức tang lễ giống lễ tang người nhưng được rút gọn hơn. Xác cá Ông được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ và được mai táng trong các đụn cát gần biển. Sau 3 ngày thì cúng mở cửa mả, 7 ngày thì làm tuần, tiếp tục làm tuần 21 ngày, 49 ngày và 100 ngày thì mãn tang. Hàng năm dân làng căn cứ vào ngày Ông lụy để làm lễ cúng giỗ. Ba năm sau mới cải tang , khi đó xương cá Ơng sẽ được đặt vào quách đưa về lăng Ông để thờ.
Ở Cà Mau, người nào phát hiện cá Ông luỵ đầu tiên thì phải để tang Ơng, vì người đó chính con Ơng, sau thi thực hiện các thủ tục chôn cất một thời gian người ta sẽ mang xương cốt của Ông về thờ cúng. Nghi thức cúng thường có đội lân, trống, chiêng, nhạc lễ, cờ, long đình, binh khí… và có tổ chức lễ rước. Vật phẩm dâng cúng có heo quay, heo trắng (heo sống) và hương, đăng, trà, quả cùng sản vật của địa phương.
Ở Đà Nẵng ba bốn năm sau khi chơn thì dân làng phải cải táng, thường làm vào mùa xuân sang hè rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với xương cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho xương cốt rã ra rồi mới đem vào hòm để đưa về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Khi tế cá thì dân làng cũng cúng các vong hồn ngư dân chết ngồi biển. Tế xong thì có các mục mua vui như hát "chèo ghe", đua thuyền thúng, kéo co, hát
tuồng cùng các trò khác. 32
2.5 VAI TRỊ