7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Khảo sát năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang
2.3.3. Khảo sát theo mơ hình SWOT
2.3.3.1. Điểm mạnh
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng
Tỉnh Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Nghề trồng lúa nước và vườn cây ăn trái là nghề tiêu biểu của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, tỉnh Tiền Giang có bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển mang lại nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy, hải sản, đặc biệt thuận lợi phát triển ẩm thực trong du lịch.
Từ định hướng du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn do có lợi thế là sơng ngịi kênh rạch chằng chịt, cảnh trí hữu tình, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã đầu tư triển khai nhiều tuyến du lịch dựa trên sự phân chia địa hình thành ba vùng: vùng cây trái ven sông Tiền, vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gị Cơng, tiêu biểu là tuyến du lịch cù lao Thới Sơn. Cù lao rộng, có gần sáu nghìn dân sinh sống với 569ha vườn gồm nhiều loại cây ăn quả quanh năm, kênh rạch quanh co, đan xen tạo nên những tuyến đò chèo với hai bên là bần và dừa nước, cùng khơng gian thống mát, yên tĩnh, đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ mát.
Tiếp theo là tuyến du lịch dọc sông Tiền đưa du khách đến với cuộc sống của cư dân vùng sơng nước, thăm khu di tích chiến trường Rạch Gầm, Xoài Mút, nơi nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vị tướng trẻ Nguyễn Huệ, sau này là vua Quang Trung đánh tan quân Xiêm xâm lược. Sau đó, du khách cịn được tham quan cù lao Ngũ Hiệp hoặc đến nhà vườn ở xã Vĩnh Kim. Một tuyến du lịch khá lý thú và mang đặc trưng cuộc sống sông nước là tuyến du lịch chợ nổi Cái Bè. Nét đặc biệt của chợ nổi là nếp sống thương hồ của những cư dân quen nghề mua bán trên sông từ thuở xa xưa, được tái hiện qua hình ảnh những chiếc thuyền, ghe bầu, xuồng nhỏ có mái vịm chất đầy các loại trái cây, rau quả được trồng khắp miền Tây.
Ngoài nét nhộn nhịp, sung túc, chợ nổi cịn ẩn chứa trong đó một tinh thần cộng đồng hào phóng của cư dân sống dọc theo vùng sông nước đồng bằng sơng Cửu Long. Ðó là nét đẹp của một nền văn hóa dân gian được hội tụ và hịa nhập với nhiều nền văn hóa khác. Nối tuyến với chợ nổi Cái Bè, du khách sẽ đến miệt vườn cây trái, dừng chân ở các nhà vườn để nghỉ ngơi, tận hưởng sự êm ả và khơng khí trong lành của thiên nhiên, tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt, phương thức làm vườn của người dân ở cù lao Tân Phong, xã Ðồng Hòa Hiệp, xã Hòa Khánh (Cái Bè); tham quan một số hộ dân ven sông với nghề làm bánh tráng, cốm, kẹo truyền thống hoặc thăm các ngôi nhà cổ đã tồn tại hàng trăm năm nay ở trong vùng.
Dựa trên thế mạnh du lịch sinh thái, vùng đất giàu truyền thống yêu nước, lòng mến khách cùng cuộc sống hiền hịa của vùng sơng nước, tỉnh Tiền Giang hội đủ những yếu tố thu hút du khách. Ðến đây, du khách sẽ được hịa mình vào thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương trong một khơng gian thống mát đầy cây xanh, tham gia các thú vui dân gian như câu cá, chèo thuyền, tắm sơng, thưởng thức những món đặc sản sơng nước, miệt vườn, mua sắm sản phẩm đặc thù của từng địa phương, ngắm nhìn phong cảnh sơng Tiền và đắm mình trong bản ca nhạc tài tử mang đậm phong cách Nam Bộ.
- Là cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long
Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90km về hướng Bắc, đây là nơi có vị trí thuận lợi trên tuyến đường giao thương bn bán và du lịch. Trục chính là sơng Tiền với chiều dài 120km chảy ngang qua Tỉnh hướng về phía Nam và 30km sơng Sồi Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho Tỉnh trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đơng.
Bên cạnh đó, đường cao tốc Trung Lương được đưa vào hoạt động từ năm 2010 đã cắt giảm được đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Mỹ Tho. Nhờ vị trí và giao thơng hết sức thuận lợi nên tỉnh Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của cả đồng bằng sơng Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ, giúp tỉnh Tiền Giang sớm trở thành một Tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và cả phía Nam.
- Người dân thân thiện, hiếu khách
Con người Tiền Giang rất hòa đồng và mến khách, đây là một trong những nét đặc trưng của con người Nam Bộ. Du khách cảm nhận được sự thân thiện của người dân địa phương khi cùng sống và sinh hoạt trong khơng khí của cuộc sống sơng nước, miệt vườn, đặc biệt là khách du lịch rất thích thú khi được người dân hướng dẫn nhiệt tình cách trồng lúa, bắt cá và chăm sóc nhiều loại trái cây là đặc sản của địa phương.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện
Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và khang trang hơn, hầu hết các xã có đường ơ tơ vào đến trung tâm của xã, hệ thống viễn thơng phủ rộng tồn Tỉnh. Điện lưới quốc gia đến toàn bộ trung tâm các xã, phường, thị trấn, lượng nước sạch đảm bảo cung cấp sản xuất và sinh hoạt ngày đêm cho các khu đô thị và nhiều vùng nông thôn. Giai đoạn 2010 - 2015 Tỉnh chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng, xây dựng và hướng thành phố Mỹ Tho đạt loại I, các đô thị nâng cấp lên tầm cao mới, xây dựng giao thông, mỹ quan, hệ thống thương mại dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí, trung tâm thương mại,… Từ đó đưa tỉnh Tiền Giang ngang tầm với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cơ sở vật chất hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Tiền Giang phát triển khá mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Năm 2014, tỉnh Tiền
Giang sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng hàng loạt cơng trình phục vụ du lịch như khách sạn Mekong Mỹ Tho đạt tiêu chuẩn 4 sao, khách sạn Cửu Long và khách sạn Lạc Hồng đạt tiêu chuẩn 3 sao nằm trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện khu sinh thái nghỉ dưỡng trên cù lao Thới Sơn, khu du lịch sinh thái biển Tân Thành - Hàng Dương và khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười.
Nhằm khai thác thế mạnh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại dun hải Gị Cơng, tỉnh Tiền Giang đã huy động đầu tư để kiện toàn cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại cồn Ngang và cồn Cống thuộc huyện Tân Phú Đông. Đây là hai cồn bãi nằm ven cửa Tiểu trên sơng Tiền, tiếp giáp với biển Đơng, có những điều kiện hết sức lý tưởng để phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngồi nước.
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có những điểm dừng chân khá lý tưởng cho du khách như nhà hàng Trung Lương, nhà hàng Minh Phú và Mekong Rest Stop đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách nội địa và khách quốc tế. Tất cả những tiện nghi và định hướng trên đã góp phần nâng tầm hoạt động du lịch của ngành lên một bước tiến mới, đặc biệt là để lại ấn tượng tốt trong cách nhìn nhận của du khách.
- Chính trị ổn định, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo
Việt Nam là một điểm đến an toàn được nhiều du khách tin tưởng, đây là một trong những yếu tố giúp du lịch nước ta phát triển ổn định và bền vững. Vì vậy, du lịch tỉnh Tiền Giang có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt chính trị, thu hút khách du lịch đến tham quan. Tỉnh Tiền Giang có rất ít các vụ cướp giật, trộm cắp và các tệ nạn khác rất hiếm xảy ra. Do đó, du khách rất yên tâm khi đến tham quan tại tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là các hoạt động về đêm, giúp du khách ln thoải mái để thả hồn mình vào với phong cảnh thơ mộng và thưởng thức nhiều hương vị đặc sắc từ nhiều sản vật của người dân địa phương.
2.3.3.2. Điểm yếu
- Việc quản lý, thanh kiểm tra các cơ sở du lịch còn chưa chặt chẽ: Sự phối hợp giữa các ban, ngành và địa phương chưa chặt chẽ nên chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phát triển du lịch. Việc phối hợp để xử lý những vi phạm trong lĩnh vực du lịch cũng chưa được quan tâm giải quyết dứt điểm. Việc quản lý các cơ sở du lịch tư nhân còn hạn chế dẫn đến việc một số cơ sở du lịch sử dụng phương tiện khơng bảo đảm an tồn cho du khách, hướng dẫn viên khơng có thẻ hành nghề, không thông tin rõ ràng về giá cả các dịch vụ,… Nổi bật là hoạt động mua bán tại các quầy lưu niệm còn lộn xộn, nạn cò mồi, chèo kéo, ép giá, tranh giành khách,… Thêm vào đó là tình trạng các đò máy hoạt động “chui”, một số cơ sở lưu trú du lịch chưa thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, cụ thể là ở cù lao Thới Sơn.
Bên cạnh đó, cơng tác quản lý nhà nước về du lịch cịn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ nên có nhiều hoạt động dịch vụ tự phát, làm phá vỡ cảnh quan, môi trường du lịch không phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của Tỉnh. Các dự án trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang khơng có quỹ đất cơng mà chủ yếu là đất của dân, vì thế gặp nhiều khó khăn trong thỏa thuận đền bù, giải tỏa. Do vậy, các dự án phát triển các điểm du lịch triển khai chậm và quy mơ nhỏ, các điểm phục vụ cịn chưa thật phong phú dẫn đến nơi thì xảy ra tình trạng quá tải, nơi thì vắng khách.
- Sản phẩm du lịch còn trùng lặp với các tỉnh xung quanh như Bến Tre, Vĩnh Long,… mức độ khai thác, phát triển du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử - văn hóa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Các tuyến điểm và các dịch vụ du lịch mặc dù được nâng cấp, cải tiến nhưng vẫn chưa thật sự hấp dẫn, có nơi thì q tải như điểm du lịch ở Thới Sơn 3, Thới Sơn 4, nhưng có nơi lại vắng khách như điểm du lịch Thới Sơn 1.
- Đội ngũ lao động mặc dù được bồi dưỡng, đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được kịp theo yêu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế. Trình độ cán bộ, cơng nhân viên, người lao động trong ngành chưa đồng đều, nhất là ở khu vực tư nhân ít được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn.
- Thiếu các hoạt động vui chơi giải trí: Tỉnh Tiền Giang có rất ít các hoạt động vui chơi, giải trí dành cho du khách, đặc biệt là các hoạt động giải trí về đêm. Các hoạt động giải trí về đêm khá đơn điệu nên du khách cảm thấy nhàm chán và không muốn qua đêm tại tỉnh Tiền Giang khi ghé thăm. Hạn chế này là nguyên nhân làm giảm thời gian lưu trú của du khách.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa đi vào chiều sâu, chỉ mới dừng lại ở việc tham gia hội chợ triển lãm, chưa phối hợp với các tổ chức để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác thị trường nên chưa phát huy được năng lực và điều kiện để tổ chức tour du lịch dài ngày cũng như phát triển kinh doanh lữ hành, nhất là lữ hành quốc tế mà hầu hết phải thơng qua các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở tỉnh Tiền Giang có quy mơ vừa và nhỏ. Tồn Tỉnh có 26 đơn vị kinh doanh lữ hành nhưng chỉ có vài đơn vị có đầu tư các dự án để phát triển sản phẩm du lịch, còn lại chủ yếu liên kết với các hộ nhà vườn, điểm du lịch để đưa khách đến tham quan, chưa góp phần đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mà chỉ khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên và văn hóa sẵn có.
- Các điểm bán hàng hóa phát triển tự phát tại các khu, điểm du lịch dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh. Tình trạng cị mồi, chéo kéo khách du lịch của các đồn xe ơm vẫn cịn xảy ra tại 2 trạm thu phí trên cù lao Thới Sơn, làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch tỉnh Tiền Giang. Việc phối hợp giữa các ngành có liên quan để giải quyết và xử lý cũng chưa được dứt điểm.
- Công tác huy động vốn và triển khai thực hiện các dự án du lịch bị chậm trễ, không đáp ứng kịp theo yêu cầu phát triển. Do đó, việc mời gọi đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là ở cù lao Thới Sơn cịn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lập quy hoạch phát triển du lịch và đề án phát triển du lịch đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt, nhưng hiện nay khơng cịn đơn vị chủ đạo của nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch nên Sở chỉ định hướng cho các doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư.
2.3.3.3. Cơ hội
- Phạm vi cả nước
Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày một hoàn thiện và đồng bộ: luật Du lịch được ban hành và được triển khai với hệ thống các văn bản pháp lý dưới luật hướng dẫn, tạo cơ sở pháp lý toàn diện hơn cho hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước. Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến du lịch được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung như luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, luật Di sản văn hóa, luật Bảo vệ mơi trường,… đã tạo hành lang pháp lý cho du lịch Việt Nam nói chung, du lịch tỉnh Tiền Giang nói riêng phát triển.
Việt Nam được xem là điểm đến an toàn và thân thiện cho khách du lịch, có chế độ chính trị ổn định, an ninh an toàn được bảo đảm. Với nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn rất đa dạng và phong phú, được phân bố đều trên khắp cả nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Tiền Giang nói riêng.
Kinh tế nước ta đang phát triển và tương đối ổn định, mức sống của người dân ngày càng cải thiện và tăng lên, từ đó nhu cầu về du lịch của mọi tầng lớp nhân dân cũng ngày càng được quan tâm, phát triển. Bên cạnh nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng, du khách cịn có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về nền văn hóa truyền thống đa dạng của cộng đồng, trải nghiệm những sản
phẩm địa phương,… sẽ là những động lực tác động đến phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống dân cư.
- Phạm vi tỉnh Tiền Giang
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh phát triển khu vực thương mại - dịch vụ, trong đó có du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, có khả năng góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tiền Giang.
Ủy ban nhân dân Tỉnh đã ban hành quy chế quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh. Ban chỉ đạo phát triển du lịch Tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các ngành, các cấp hỗ trợ ngành du lịch Tỉnh trong công tác triển khai quy hoạch, đầu tư và những hoạt động mang tính liên ngành như an ninh, trật tự,