Phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí

Một phần của tài liệu Luận văn (Trang 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí

Các hoạt động vui chơi, giải trí chủ yếu tập trung tại trung tâm thành phố Mỹ Tho: Vườn hoa Lạc Hồng, chợ đêm, giếng nước, các quán cà phê và bar, … Tuy nhiên, hoạt động diễn ra chưa thật sự hiệu quả. Với vườn hoa Lạc Hồng và giếng nước nên tổ chức các hoạt động giải trí về đêm như ca nhạc đường phố, ẩm thực và hàng lưu niệm.

Các hoạt động tại chợ đêm cũng diễn ra sôi nổi, được nhiều du khách tham quan. Nhưng hạn chế của hoạt động này là các sản phẩm được bày bán mang tính chất tiêu dùng hơn là hàng lưu niệm nên không tạo được tính hấp dẫn cao. Do đó, cần tạo ra nhiều các sản phẩm phong phú và độc đáo nhằm giữ chân du khách.

Bên cạnh đó, trên cở sở định hướng phát triển của du lịch Tỉnh, cần tập trung xây dựng các khu vui chơi giải trí tại:

+ Cù lao Thới Sơn: Tổ chức các cuộc thi về ẩm thực, hát đờn ca tài tử, tát mương bắt cá, thực hành làm các sản phẩm truyền thống của địa phương, … góp phần tạo cảm giác mới mẻ và sự trải nghiệm đầy thú vị cho du khách.

+ Khu du lịch Cái Bè: Phát triển các hoạt động mua sắm trên chợ nổi, văn nghệ trên sông nước, học cách làm nông nghiệp cùng với người dân tại nhà cổ,…

+ Khu du lịch biển Tân Thành: Xây dựng các hoạt động thể thao trên bãi biển, hoạt động giao lưu và cắm trại, hoạt động thưởng thức hải sản và các món ăn truyền thống từ biển như mắm tơm chà Gị Cơng,…

Các hoạt động vui chơi, giải trí càng phong phú và đa dạng sẽ là địn bẫy đắc lực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút và giữ chân du khách, tạo nguồn lợi nhuận to lớn cho hoạt động du lịch.

3.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Bên cạnh sản phẩm về du lịch sông nước, miệt vườn, tỉnh Tiền Giang cần đầu tư để phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ thơng qua hình thức đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch hiện tại để tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang trong những năm qua cho thấy rằng sản phẩm du lịch của Tỉnh cũng khá phong phú, hấp dẫn du khách,

nhưng nhìn chung sản phẩm du lịch vẫn cịn trùng lắp, chưa có sự đầu tư lớn. Để khắc phục hạn chế này, Tỉnh cần thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm mới, làm phong phú và đa dạng thêm các sản phẩm du lịch nhằm tạo nên tính đặc sắc cho du lịch Tỉnh.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh và khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của Tỉnh, các loại hình và chất lượng sản phẩm du lịch mới của Tỉnh cần được phát triển như sau:

- Phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe: Tỉnh Tiền Giang có 32km bờ biển với nhiều sơng ngịi, kênh rạch và vườn cây ăn trái đặc sản quanh năm bốn mùa, cùng khơng khí trong lành thống mát của vùng sơng nước Cửu Long. Đây là điều kiện rất lý tưởng để khai thác các dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc phục hồi sức khỏe theo phương pháp truyền thống dân gian. Không gian yên tĩnh và trong lành là thế mạnh khi được đưa vào khai thác phục vụ với mục tiêu biến điểm đến thành nơi nghỉ dưỡng, thư giãn và phục hồi sức khỏe cho du khách. Để khai thác dịch vụ này cần phải thiết kế các khu nhà nghỉ dưỡng (resort), trong đó dành nhiều khơng gian và nhấn mạnh đến chủ đề hịa hợp giữa khơng gian và con người. Vì vậy, nhà nghỉ cần được bố trí cạnh nơi sơng nước và vườn cây ăn trái để tăng sự tiếp cận với không gian mát mẻ và mở rộng tầm nhìn cho du khách. Loại hình này nên được phát triển ở những nơi có điều kiện thuận lợi như ở các khu du lịch cù lao Thới Sơn, biển Tân Thành, Cồn Ngang, khu vực ven sông Vàm Cỏ và khu vực ven sông Tiền để đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Phát triển sản phẩm du lịch tìm hiểu giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn: Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang còn phải chú trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa dựa vào các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, các lễ hội

truyền thống đặc biệt của địa phương. Xây dựng các chương trình tham quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu đời sống cộng đồng dân cư bản địa. Đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế, việc mua sắm các hàng hóa lưu niệm, nhất là hàng thủ cơng mỹ nghệ là một sở thích và nhu cầu quan trọng. Để khai thác thị hiếu này, ngành du lịch Tỉnh cần đẩy mạnh việc sản xuất, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ cho du khách. Hàng lưu niệm phục vụ du khách cần phải phong phú, gắn kết với hệ thống các làng nghề truyền thống mang đặc trưng văn hóa nổi bật của địa phương.

- Phát triển sản phẩm du lịch thương mại, cơng vụ (MICE): Loại hình du lịch sự kiện, hội nghị phục vụ nhu cầu kinh doanh, công vụ phù hợp cho thành phố Mỹ Tho và cù lao Thới Sơn. Thành phố Mỹ Tho từng mang tên Mỹ Tho Đại Phố với vị trí chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 70km và tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương giúp khoảng cách đến tỉnh Tiền Giang được rút ngắn. Thành phố Mỹ Tho đang phát triển sẽ có đủ điều kiện phát triển du lịch gắn với thương mại. Cù lao Thới Sơn có sức hấp dẫn với môi trường trong lành, nhiều vườn cây trái xanh tươi, khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng của công ty cổ phần du lịch Tiền Giang với những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, phù hợp với việc tổ chức các sự kiện, hội thảo quốc tế,… Đây là thế mạnh đặc biệt của cù lao Thới Sơn và trong tương lai cù lao Thới Sơn hồn tồn có đủ sức cạnh tranh thị trường này với các điểm đến khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Phát triển sản phẩm liên kết: Nhằm tạo ra sản phẩm có nhiều hoạt động đa dạng, phong phú để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu trong một chương trình du lịch. Liên kết giữa các điểm du lịch trong Tỉnh và cả liên kết sản phẩm với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long là một yêu cầu cần thiết nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Với hệ thống các sản phẩm du lịch đặc trưng được phát triển hồn thiện, có thể được nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch liên kết tổng hợp góp phần hình thành những chương trình du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang không thể tách rời với thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sơng Cửu Long.

Ngồi thành phố Hồ Chí Minh, trước mắt liên kết các tỉnh lân cận như Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ và tiếp theo sẽ liên kết các tỉnh ở xa hơn như Đồng Tháp, An Giang,… nhằm xây dựng những chương trình tour khai thác các sản phẩm đặc trưng riêng của từng vùng miền, bổ sung cho nhau để tạo nên những sản phẩm mới hồn thiện và có chất lượng cao hơn. Đây là những liên kết rất quan trọng góp phần thu hút khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang.

Tỉnh Tiền Giang cũng đã triển khai dự án phát triển du lịch Mekong với dự án bến tàu thủy du lịch Mỹ Tho, đây là dự án nằm trong chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sơng Mekong do ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ thực hiện. Dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, đây là nơi có khả năng đón tiếp các tàu thuyền lớn phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch sông nước Mekong. Từ bến tàu du lịch thành phố Mỹ Tho sẽ liên kết các tỉnh để đưa, đón khách du lịch đến các tuyến du lịch của tỉnh Tiền Giang và các tỉnh trong vùng, đồng thời kết hợp khai thác các sản phẩm du lịch sông nước, miệt vườn phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch quốc tế và nội địa đến vùng đồng bằng sơng Cửu Long.

Ngồi ra, khu du lịch Cồn Ngang (huyện Tân Phú Đông) đang được quy hoạch phát triển du lịch, khu du lịch sinh thái này có khả năng tiếp đón khách du lịch đến bằng đường biển. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển của tỉnh Tiền Giang cũng như cho việc phát triển các sản phẩm liên kết biển, đảo vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng biển Vũng Tàu và đến cả với các quốc gia trong khu vực.

3.2.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế địi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách hàng. Hiệu quả kinh doanh du lịch phụ thuộc rất lớn vào phong cách, thái độ giao tiếp và trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tiền Giang cho thấy chất lượng phát triển nguồn nhân lực của ngành trong thời gian qua còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết, là một trong những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang. Để đáp ứng được yêu cầu này, các biện pháp cần thực hiện chủ yếu là:

- Tiến hành điều tra đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn ngành du lịch về cả số lượng lẫn chất lượng. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển.

- Phối hợp với các trường đại học, trường nghiệp vụ du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo bồi dưỡng lực lượng lao động du lịch. Ngoài việc đào tạo trung, dài hạn và đào tạo lại đối với các cán bộ trong ngành thì cần có giải pháp lâu dài đó là chính sách ưu đãi thu hút lao động để có một lực lượng lao động giỏi, có trình độ năng lực chun mơn cao, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới và thích ứng với mơi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động du lịch.

- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên và khuyến khích các doanh nghiệp đưa vào áp dụng hệ thống “tiêu chuẩn nghiệp vụ”.

- Tranh thủ từ các dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục du lịch cũng như các tổ chức, các dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch.

- Tiến hành liên kết hợp tác và trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ với các tỉnh thành khác bằng cách tham quan khảo sát, trao đổi công tác, liên kết thực hiện các chương trình du lịch.

- Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý ngành và lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia các hội nghị, hội thảo về du lịch trong nước cũng như nước ngoài. Việc làm này nhằm tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý và phát triển du lịch, cũng như quan điểm, chiến lược phát triển du lịch hiện đại của thế giới.

- Triển khai chương trình giáo dục du lịch tồn dân: thông tin, giáo dục trong nhân dân, cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch và làm du lịch, tinh thần tự hào dân tộc, lòng hiếu khách, sự tôn trọng, cởi mở và thân thiện đối với du khách.

- Hiệp hội du lịch tỉnh Tiền Giang cần phối hợp với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng kinh doanh du lịch cho người dân tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.

- Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ, các chương trình nhận thức du lịch cũng cần được lồng ghép vào chương trình ngoại khóa trong hệ thống giáo dục phổ thông tại địa phương nhằm tạo sự chuẩn bị bước đầu cho sự tham gia của các thế hệ tương lai trong hoạt động du lịch.

3.2.5. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch

Việc xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi phải tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của ngành. Sự quản lý chặt chẽ, sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương, thực hiện các chiến lược phát triển du lịch một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các biện pháp chủ yếu để thực hiện là:

- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với các hoạt động du lịch như: bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý; xây dựng quy chế, quy trình làm việc phù hợp, cụ thể là các chủ trương, chính sách để mời gọi đầu tư;… Tiến hành cải cách hành chính, đơn giản các thủ tục thành lập, xây dựng dự án, thủ tục thuê đất, giao đất tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển du lịch của Tỉnh.

- Các quy hoạch phát triển du lịch, dự án kêu gọi đầu tư cần bám sát những định hướng chiến lược lớn của Tỉnh nhằm hướng các hoạt động đầu tư, phát triển du lịch theo định hướng chung.

- Đối với hoạt động kinh doanh, công tác quản lý cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt áp dụng rộng rãi hệ thống “tiêu chuẩn nghề” nhằm góp phần đảm bảo chất lượng du lịch. Để thực hiện nhiệm vụ này cần thành lập một số ban quản lý đối với các khu du lịch trọng điểm để rà soát, ban hành các quy định, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, về tổ chức hoạt động kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh an toàn cho du khách. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống “tiêu chuẩn nghiệp vụ” theo quy định, cần có các biện pháp chế tài hiệu quả đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong kinh doanh du lịch.

- Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị kinh doanh du lịch không chấp hành đúng theo quy định của nhà nước, địa phương và quy chế của ngành. Khắc phục tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh trong kinh doanh du lịch.

- Tăng cường hoạt động của hiệp hội du lịch để làm tốt vai trò cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, đồng thời là cầu nối để các doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế. Thành lập các chi hội du lịch để thống nhất các biện pháp nhằm quản lý giá cả, dịch vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong quá trình quản lý du lịch như: công an, quản lý thị trường, môi trường, y tế,… Tăng cường phối hợp hành động liên ngành trong việc thực hiện quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân Tỉnh nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch, đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sơ hạ tầng, khống chế ngăn ngừa dịch bệnh,...

3.2.6. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Du lịch tỉnh Tiền Giang đã thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá cho ngành du lịch Tỉnh, tuy nhiên việc quảng bá vẫn cịn hạn chế, do đó hiệu quả của cơng tác tuyên truyền, quảng bá chưa thật sự đạt được kết quả như

Một phần của tài liệu Luận văn (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w