Cần phải điều chỉnh mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất

Một phần của tài liệu Đề án môn học: Tỷ giá hối đoái và vấn đề tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 38 - 40)

V SỰ CAN THIÊP CỦA NHÀ NƯỚC ÀO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

2. Cần phải điều chỉnh mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất

tỷ giá luôn có mối quan hệ rất mật thiết với nhau và quan trọng hơn là sự chênh lệch về lãi suất giữa việc gửi bằng ngoại tệ và gửi bằng ngoại tệ. Nếu lãi suất tiền gửi ngoại tệ cao hơn gửi bằng nội tệ thì cầu ngoại tệ sẽ tăng và kéo theo sự giảm giá của đồng nội tệ và ngược lại.

3. Phải có sự quản lý đối với hàng hoá trong nước: Điều tiết giá cả của hàng hoá trong nước, khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, quản lý chặt chẽ nguồn hàng sản xuất trong nước cho phù hợp với yêu cầu của nguời tiêu dùng, giúp đỡ quảng cáo và khuyến khích các dịch vụ sau bán và sẽ làm cho đồng Việt Nam tăng giá khi hàng trong nước vẫn bán được. Mặt khác nhà nước có thể giúp đỡ bằng cách tích cực tiếp cận và đổi mới công nghệ, kỹ thuật phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

4. Điều chỉnh chính sách thuế quan và phi thuế quan một cách hợp lý nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, tiến tới thực hiện cam kết xoá bỏ hàng rào thuế quan. Chính sách bảo hộ nhập khẩu bằng cách tăng các mức thuế nhập khẩu, hoặc dùng hạn ngạch, dán tem để có thể quản lý được nhập khẩu với các mặt hàng xa xỉ hoặc các mặt hàng mà chúng ta đã sản xuất được, việc này sẽ làm tăng mức giá cả của hàng nhập khẩu tương đối so với hàng nội địa.

5. Khống chế mức lạm phát trong nước: Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng cùngchiều đến TGHĐ danh nghĩa của đồng nội tệ. Lạm phát cao làm gia tăng lãi suất tương chiều đến TGHĐ danh nghĩa của đồng nội tệ. Lạm phát cao làm gia tăng lãi suất tương đối của tiền gửi bằng nội tệ so với đồng ngoại tệ kéo theo sự giảm giá của đồng nội tệ, tức là lạm phát có tác động ngược chiều với giá trị của đồng bản tệ. Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp thì lạm phát còn có ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường ngoại hối. Do vậy muốn quản lý được thị trường ngoại hối và điều tiết TGHĐ theo một mục tiêu nhất định thì Chính phủ cần khống chế được tỷ lệ lạm phát một cách hợp lý. Nếu

không khống chế được lạm phát một cách hợp lý thì diễn biến trên thị trường ngoại hối và TGHĐ là khó có thể kiểm soát được dẫn đến những biến động ngoài mong muốn.

6. Cơ chế quản lý ngoại hối cần được hoàn chỉnh hơn: Chính phủ cần phảităng cường vai trò của mình trên thị trường ngoại hối để có thể có những xử lý kịp thời tăng cường vai trò của mình trên thị trường ngoại hối để có thể có những xử lý kịp thời khi có những biến động trên thị trường, bằng việc dự trữ ngoại hối chính phủ có thể điều tiết tỷ giá trên thị trường, quan tâm đến quản lý thị trường, đến những việc mua bán ngoại tệ bất hợp pháp, tất cả các nhu cầu hợp lý về ngoại tệ cần phải được đáp ứng đầy đủ.

Tóm lại, mỗi giai đoạn khác nhau, Chính phủ có thể đưa ra những chính sách hợp lý khác nhau và các quy định khác nhau về quản lý ngoại hối. Tuy nhiên, trong giai đoạn nào cũng có những yếu tố cơ bản xuyên suốt, cần phải nắm bắt được những yếu tố đó để đưa ra được những quyết định phù hợp nhất. Trên cơ sở đó nhà nước có thể kiểm soát được các luồng di chuyển ngoại tệ, thu hút ngoại tệ làm tăng nguồn dự trữ, ổn định tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

KẾT LUẬN

Nến kinh tế Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng theo hướng nền kinh tế hướng ngoại thông qua một loạt các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp trong nước, chính sách hỗ trợ xuất khẩu… Các rào cản đối với sự di chuyển vốn giữa Việt Nam và thế giới sẽ dần được xoá bỏ. Điều này đã trở thành hiện thực vào thời điểm 2006 khi Việt Nam chính thức tham gia Khối thương mại tự do Asian (AFTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Do vậy, tỷ giá hối đoái đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thanh toán quốc tế cũng như trong nhiều mặt của đời sống Kinh tế - Xã hội.

Từ thực trạng và giải pháp trên cho ta thấy việc xác định một tỷ giá phù hợp là yếu tố rất quan trọng cho phát triển nền kinh tế của một đất nước. Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong việc xác định tỷ giá hợp lý, nhưng việc thực hiện các đường lối nhiều lúc không đạt hiệu quả. Xác lập một tỷ giá thích hợp sẽ kích thích xuất nhập khẩu từ đó làm cho nền kinh tế càng phát triển hơn là một vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách cũng như Chính phủ.

Với những thành công ban đầu của hơn 10 năm qua và từ kinh nghiệm của các nước đi trước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thành công trong việc xác lập một chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhất, góp phần đưa đất nước tăng trưởng bền vững và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề án môn học: Tỷ giá hối đoái và vấn đề tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w