Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011

Một phần của tài liệu Luan an_man_huyen_sam (Trang 86 - 115)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011

3.2.1. Nội dung hoạt động của các đảng

3.2.1.1. Chú trọng hoạt động đấu tranh nghị trường kết hợp đấu tranh ngoài nghị trường

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, phong trào cộng sản quốc tế đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất và bắt đầu hồi phục, với việc nhiều đảng cộng sản trên thế giới thông qua cương lĩnh, đường lối chiến lược, nâng cao vị thế trên chính trường các nước và một số diễn đàn hợp tác giữa các đảng cộng sản, cơng nhân và cánh tả được hình thành cả ở cấp độ khu vực lẫn quốc tế.

Tại Nam Á, sau khi cơ bản khắc phục tình trạng hoang mang, lúng túng sau chấn động ở Liên Xô và Đông Âu, các đảng cộng sản tại Nam Á cũng dần phục hồi hoạt động, trong đó một số đảng thậm chí đạt được những bước phát triển mới. Hoạt động của các đảng trở nên phong phú, đa dạng hơn.

Do phục hồi lực lượng và hoạt động, trong giai đoạn này, các đảng đặc biệt chú

trọng hoạt động đấu tranh nghị trường, nhất là nghiên cứu soạn thảo cương lĩnh tranh

cường phối hợp với các đảng cộng sản, công nhân, cánh tả, dân chủ tiến bộ trong nước nhằm xây dựng một mặt trận thống nhất, tạo ra sự thay thế chính quyền tư sản,

đồng thời kết hợp đấu tranh ngoài nghị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân

lao động vì hịa bình, dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội.

Tại Ấn Độ: Trong giai đoạn này, tình hình Ấn Độ dưới sự cầm quyền của

đảng Nhân dân Ấn Độ có một số cải thiện về phát triển kinh tế, nhưng đời sống của dân nghèo gặp khó khăn do các chính sách tự do hóa; nội trị diễn biến phức tạp, đấu tranh phe phái trong liên minh cầm quyền và với các đảng đối lập gia tăng. Đặc biệt, việc Chính phủ của Đảng Nhân dân Ấn Độ thực hiện chính sách hạt nhân và xu hướng thân Mỹ (ủng hộ sáng kiến của G.Bush về Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) cũng như cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Afghanistan), gây căng thẳng trong khu vực và đi chệch với đường lối đối ngoại truyền thống không liên kết của Ấn Độ đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các đảng đối lập.

Trước những diễn biến đó, hai đảng cộng sản CPI, CPI-M và các đảng cánh tả điều chỉnh sách lược trong vấn đề liên minh, từ chỗ coi cả Đảng Quốc đại và Đảng Nhân dân Ấn Độ đều là kẻ thù cần phải chống, thì nay chuyển sang lập trường ủng hộ Quốc đại và đặt mục tiêu chính là đánh đổ Đảng Nhân dân Ấn Độ, ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa phân biệt cộng đồng Đại Hindu và đấu tranh với các chính sách được cho là đi ngược với lợi ích của nhân dân lao động của Chính phủ của Đảng Nhân dân Ấn Độ. Đại hội XVII (2002) của Đảng CPI-M và Đại hội XVIII của Đảng CPI (3/2002) xác định kẻ thù chính là đảng hữu Đảng Nhân dân Ấn Độ; mục tiêu đánh đổ Đảng Nhân dân Ấn Độ là quan trọng nhất; Quốc đại là lực lượng chủ yếu có khả năng đánh bại Đảng Nhân dân Ấn Độ. Vì vậy, hai Đảng đã tiến hành thỏa hiệp tạm thời với Quốc đại nhằm ủng hộ Quốc đại lên nắm chính quyền tuy nhiên khơng liên minh với Quốc đại, khơng từ bỏ mục tiêu tìm kiếm sự thay thế “thứ ba” khi thời cơ đến.

Trong hoạt động đấu tranh vì dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội: Hai Đảng

tiến hành nhiều chiến dịch và các cuộc vận động quần chúng nhằm gây sức ép với Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong Chương trình chung tối thiểu cũng như đảm bảo lợi ích của người lao động, bảo vệ

an ninh lương thực, bảo vệ quyền của người dân có việc làm, đất đai và chỗ ở và chống giá cả leo thang, chống tồn cầu hóa và tự do hóa.

Đảng CPI-M đã phát động 3 chiến dịch lớn và 2 cuộc tổng đình cơng, bao gồm: Chiến dịch thứ nhất (9/2005) về vấn đề đất đai, lương thực và việc làm. Theo đó, các cuộc hội họp và biểu tình đã được tổ chức tại nhiều bang trên toàn quốc như Tamilnadu, Orissa, Madhya Pradesh, Gujarat… Chiến dịch thứ hai (8/2006) được tổ chức trên phạm vi tồn Ấn, tập trung làm rõ quan điểm chính trị của Đảng đối với Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất. Đây là chiến dịch có quy mơ lớn nhất vào thời gian này của Đảng với gần 1.000 cuộc mít-tinh ở trung ương và các bang, thu hút đơng đảo các thành phần tham gia, làm sống lại tinh thần đảng viên và những người có cảm tình với Đảng. Chiến dịch thứ 3 (16-30/8/2007) đấu tranh về giảm giá, quyền lợi của nông dân, lĩnh vực bán lẻ, thất nghiệp, quyền của nữ giới, chống chủ nghĩa phân biệt cộng đồng và hợp tác hạt nhân giữa Ấn Độ và Mỹ. Hai cuộc tổng đình cơng diễn ra vào 29/9/2005 và 14/12/2006 đều xoay quanh vấn đề tư nhân hóa, điện, hệ thống phân phối công cộng, nông dân… với sự tham gia chủ yếu của các tổ chức nông dân, thanh niên và sinh viên.

Đảng CPI cũng tổ chức các cuộc biểu tình, tiêu biểu như chiến dịch phản đối tăng giá, trong đó u cầu Chính phủ duy trì Hệ thống phân phối cơng cộng (PDS) giúp người dân đảm bảo các nhu yếu phẩm cần thiết với giá hỗ trợ, chiến dịch đấu tranh đất đai tại Utah Pradesh, phản đối chính sách cho phép các cơng ty nước ngồi tham gia vào thị trường bán lẻ do làm hàng triệu người bị thất nghiệp, chính sách mở rộng các đặc khu kinh tế khiến nhiều héc-ta đất canh tác bị thu hồi, ảnh hưởng đến đời sống của người nơng dân, các chính sách liên quan đến người thiểu số Hồi giáo, người cùng khổ (dalit), phụ nữ…

Tại Nepal: Sang thế kỷ XXI, tình hình Nepal có những diễn biến mới. Nhà

Vua tiến hành nhiều hoạt động hiếu chiến nhằm đưa Nepal quay trở lại chế độ quân chủ chuyên chế. Sau khi giải tán Chính phủ dân cử tháng 10/2002, Nhà Vua quay trở lại nắm quyền điều hành đất nước, tìm cách từ chối soạn thảo Hiến pháp và tiến hành nhiều đợt trấn áp đảng viên của Đảng, giam lỏng Tổng Bí thư CPN-UML Madhav Kumar Nepal và nhiều nhà lãnh đạo khác của Đảng. Đảng buộc phải rút vào hoạt động bí mật.

Trước tình thế đó, sau khi Nhà Vua thả Tổng Bí thư Madhav Kumar Nepal do phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, Đảng CPN-UML điều chỉnh chiến lược, quyết định tiến hành cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, đưa đất nước theo chế độ cộng hòa dân chủ đa đảng. Sách lược được Đảng áp dụng là đoàn kết lực lượng cộng sản, cánh tả thành một mặt trận thống nhất, đồng thời liên minh với các chính đảng khác, đặc biệt là Đảng Quốc đại Nepal tổ chức phong trào đấu tranh quần chúng.

Bắt đầu với cuộc mít-tinh quần chúng tại Butwal do Đảng CPN-UML phát động vào ngày 17/11/2005, phong trào đấu tranh của nhân dân đã lan rộng trên toàn quốc và cuối cùng đã giành thắng lợi với việc buộc Nhà Vua tuyên bố đầu hàng trước nhân dân (24/4/2006), giải tán Chính phủ hồng gia, khôi phục lại Quốc hội và tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến (CA).

Trong bối cảnh tình Nepal bước sang giai đoạn mới, nhằm củng cố nền dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho ổn định chính trị đất nước và thực hiện chuyển đổi kinh tế - xã hội, Đại hội VIII của Đảng (2008) đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể mới: tập trung xây dựng Hiến pháp mới; tổ chức các cuộc bầu cử địa phương và phát huy dân chủ; loại bỏ những tàn dư của chủ nghĩa phong kiến, cải cách ruộng đất; tăng cường công tác xây dựng Đảng, thống nhất phong trào cộng sản tại Nepal; xây dựng mặt trận gồm các lực lượng yêu nước, cánh tả, tiến bộ và dân chủ.

Do đó, tổ chức tổng tuyển cử để lập chính phủ dân cử và soạn thảo Hiến

pháp đóng vai trị trung tâm trong các hoạt động của Đảng giai đoạn này. Trên cơ

sở phân tích các lực lượng chính trị, Đảng cho rằng trong thời điểm hiện tại cần phải vừa hợp tác vừa đấu tranh với các chính đảng, kể cả các đảng trong Liên minh 7 Đảng và Đảng Cộng sản Nepal Maoist (CPN-M).

Với Đảng Quốc đại, Đảng cho rằng giai cấp lao động và giai cấp tư sản là hai giai cấp chính trong xã hội Nepal, cần phải xử lý tốt và mang tính xây dựng mối quan hệ này, nếu khơng sẽ dẫn tới bất ổn và phức tạp mới trên chính trường.

Đối với lực lượng Maoist, Đảng chủ trương lơi kéo vào tiến trình dân chủ và từng bước giải giáp lực lượng dân quân Maoist. Đảng khẳng định “mặc dù chúng ta chỉ là lực lượng lớn thứ 3 trong Quốc hội lập hiến, nhưng chúng ta có trách nhiệm xây

dựng Quốc hội lập hiến là nơi đồng thuận và hợp tác như tinh thần của cách mạng nhân dân” và “vai trò của Đảng rất to lớn trong việc soạn thảo hiến pháp thông qua cơ chế đồng thuận hoặc đa số 2/3 và trong việc thiết lập vị trí cân bằng trong vấn đề cơ cấu quyền lực nhà nước” [70, tr.17-18].

Đối với các nhóm cộng sản, Đảng đẩy mạnh thống nhất các nhóm cộng sản trong nước ủng hộ tiến trình chuyển giao dân chủ hịa bình thơng qua cuộc đấu tranh tư tưởng chống quan điểm cực tả và cực hữu và trên tinh thần chủ nghĩa Mác-Lê nin và Cương lĩnh.

Vì vậy, ngay sau khi Nhà Vua tuyên bố đầu hàng, CPN-UML đã thúc đẩy thành lập Quốc hội và Chính phủ lâm thời để sớm tổ chức bầu cử Hội đồng lập hiến (CA). Đảng đóng vai trị nịng cốt trong việc đàm phán với lực lượng Maoist ký Hiệp định hịa bình tồn diện gồm 12 điểm với 7 chính đảng (22/11/2005) và thuyết phục lực lượng này tham gia vào phong trào nhân dân đoàn kết chống lại chế độ quân chủ chuyên quyền.

Nhờ vậy, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến dưới sự giám sát của Phái đoàn Liên hợp quốc tại Nepal (UNMIN) đã diễn ra vào ngày 10/4/2008 sau 2 lần bị hoãn (lần 1 là 5/2007 và lần thứ 2 là tháng 12/2007). Tại cuộc bầu cử này, Đảng xếp thứ 3 với 108/601 ghế [67, tr.14], sau Đảng Cộng sản Nepal Maoist (dẫn đầu với 229 ghế) và Đảng Quốc đại Nepal (đứng thứ hai với 115 ghế). Đảng đã tham gia Chính phủ liên minh với 6 bộ trưởng. Theo đề xuất của Đảng CPN-UML, phiên họp đầu tiên của Quốc hội lập hiến (CA) đã tuyên bố chấm dứt 240 năm chế độ quân chủ và thiết lập chế độ cộng hòa dân chủ liên bang tại Nepal vào ngày 28/5/2008.

Ngoài ra, Đảng đã vừa nhân nhượng vừa đấu tranh với các chính đảng để hai lần vươn lên nắm quyền, trong đó đồng chí Madhav K.Nepal được bầu làm Thủ tướng (5/2009) và đồng chí Jhala Nath Khanal được bầu làm Thủ tướng (2/2011). Đặc biệt, năm 2011, Đảng đã đạt thỏa thuận với lực lượng Maoist, qua đó góp phần chấm dứt 7 tháng bế tắc chính trị tại Nepal trong việc thành lập Chính phủ.

Đối với tiến trình soạn thảo Hiến pháp, tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Trung ương, Đảng quyết định thành lập Nhóm cơng tác đặc biệt có trách nhiệm nghiên cứu cũng như tham gia vào quá trình thảo luận và tham vấn với các chính đảng khác. Đảng cho rằng một hiến pháp dân chủ tiến bộ ở Nepal cần phải phản ánh

nội dung Hiệp định 12 điểm, các thỏa thuận khác giữa các chính đảng cũng như những ngun tắc chỉ đạo như duy trì tính độc lập của tư pháp, pháp trị, hệ thống đa đảng cạnh tranh, chế độ liên bang, hệ thống phân phối tiến bộ, bình đẳng, chặt chẽ và cơng bằng về kinh tế, từ đó tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận phương thức sản xuất và tạo cơ hội cho người dân tham gia quản lý [70, tr.17].

Tại Sri Lanka: Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình chính trị Sri

Lanka diễn biến bất lợi cho Đảng Cộng sản Sri Lanka. Đảng Dân tộc Thống nhất (UNP) - đảng đại diện cho lợi ích của đại tư sản, đại địa chủ và có tư tưởng chống cộng quyết liệt - lên nắm quyền vào năm 2001. Môi trường an ninh đất nước vẫn bất ổn do chìm trong nội chiến từ năm 1983 giữa qn chính phủ với lực lượng Tổ chức những con hổ giải phóng Tamin (LTTE). Các vụ xung đột giữa hai lực lượng khiến hơn 70.000 chết và khoảng 220.000 người phải chạy tị nạn. Trong khi đó, nền kinh tế Sri Lanka vốn rất nghèo nàn, chủ yếu dựa vào nông nghiệp với các sản phẩm chủ chốt là chè, cao su, lại phải trải qua thảm họa động đất và sóng thần năm 2004 làm hàng chục nghìn người bị thiệt mạng và mất nhà cửa.

Vì vậy, Đảng CPSL tiếp tục tăng cường thống nhất các đảng cộng sản, cánh

tả nhằm tăng vị thế trên chính trường, tiến tới tạo sự thay thế của cánh tả, đồng thời thực hiện sách lược liên minh với Đảng Tự do Sri Lanka nhằm lật đổ Đảng Dân tộc

Thống nhất khỏi vị trí cầm quyền.

Sau Tuyên bố chung với Đảng Xã hội Công bằng Sri Lanka, ngày 30/11/2005, Đảng thúc đẩy thành lập Liên minh XHCN gồm 5 đảng cánh tả (CPSL, Đảng Xã hội Công bằng Sri Lanka, Đảng Mahajana Sri Lanka, Đảng Desa Vimukthi Jaanatha và Mặt trận cánh tả dân chủ), nhằm tập hợp, đoàn kết các đảng có chung tầm nhìn và củng cố cuộc đấu tranh chung vì sự tiến bộ và chống lại các lực lượng dân tộc chủ nghĩa và cực đoan.

Đảng CPSL đã hợp tác với Đảng Tự do Sri Lanka trong các hoạt động tranh cử tại các cuộc bầu cử năm 2004 và 2010. Kết quả là Liên minh Nhân dân (UPFA) do Đảng Tự do Sri Lanka lãnh đạo và CPSL làm thành viên đã giành thắng lợi, vươn lên nắm quyền từ năm 2005-2011, trong đó Đảng CPSL giành 01 ghế Quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2004 và 02 ghế Quốc hội trong cuộc bầu cử 2010, đồng thời giữ 01 ghế Bộ trưởng trong 02 Chính phủ của Liên minh Nhân dân (Bộ trưởng Tư pháp (2004-2010) và Bộ trưởng Tái thiết và Cải cách Nhà giam (từ năm 2010).

Trong hoạt động đấu tranh vì dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội: Đối với

cuộc nội chiến tại Sri Lanka, trên lập trường giải quyết xung đột thông qua giải pháp chính trị và dựa trên sự đồn kết, đồng thuận giữa các dân tộc, Đảng thường xuyên kêu gọi hai chính đảng lớn là Đảng Tự do Sri Lanka và Đảng Dân tộc Thống nhất đàm phán để đạt được thỏa thuận chung về giải pháp cuối cùng cho vấn đề sắc tộc; lên tiếng ủng hộ Thỏa thuận ngừng bắn vô thời hạn giữa Chính phủ của Thủ tướng Ranil Wichremashinge và thủ lĩnh Lực lượng những con hổ giải phóng Tamil (2/2002) [75, tr.28] cũng như các cuộc đàm phán sau này giải quyết cuộc xung đột giữa hai bên. Đồng thời, để củng cố đoàn kết dân tộc giữa cộng đồng người Sinhale và người Tamil thiểu số, Đảng triển khai các hoạt động vận động quần chúng trong cộng đồng người Sinhale chấp nhận quyền tự quyết của người Tamil, song song với kêu gọi cộng đồng người Tamil tìm ra hình thức bày tỏ quyền tự quyết phù hợp mà không chia rẽ Sri Lanka thành 2 nhà nước độc lập. Kết quả là ngày 19/5/2009, Lực lượng những con hổ giải phóng Tamil đã chấp nhận buông súng, chấm dứt 26 năm nội chiến tại Sri Lanka.

Bên cạnh đó, với vai trị thành viên trong liên minh Liên minh Nhân dân, Đảng đã nêu và bảo vệ quan điểm tiến bộ về một loạt vấn đề bức xúc trong xã hội như dự thảo Hiến pháp mới, cải cách chế độ bầu cử, vấn đề sắc tộc, sản xuất chè, cổ phần hóa, giá cả… tại các cuộc họp của Ban chấp hành Liên minh Nhân dân gồm đại diện lãnh đạo các đảng trong Liên minh. Cụ thể như vấn đề cổ phần hóa, Đảng cho rằng những lĩnh vực mang tính chiến lược của đất nước như phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ công cộng cần phải do Nhà nước quản lý và không để các tổ chức nước ngoài thao túng. Hoặc như sản xuất chè thu hút nửa triệu lao động của

Một phần của tài liệu Luan an_man_huyen_sam (Trang 86 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w