Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam vớ
4.2.1. Thực trạng quan hệ
4.2.1.1 Giai đoạn trước năm 1991
Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) và các đảng cộng sản Nam Á có mối quan hệ truyền thống, lâu đời. Người đặt nền móng và vun đắp mối quan hệ giữa Đảng CSVN với phong trào cộng sản Nam Á là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1946, trên đường đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghé qua Ấn Độ, Sri Lanka và có các cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với lãnh đạo Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Sri Lanka.
Cụ thể, ngày 31/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trụ sở Đảng Cộng sản Ấn Độ ở Dacres Lane, Calcutta và gặp đồng chí Somnath Lahiri và Jyoti Basu [81, tr.59]. Tại cuộc gặp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thơng tin về mục đích chuyến thăm
Pháp, bày tỏ sự kính trọng đối với Thủ tướng Gandhi và Pandit Nehru, chúc thắng lợi những người cộng sản Ấn Độ và cho rằng “Quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc cũng như Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia khơng thể bị chia rẽ. Có rất nhiều bạn bè sẵn sàng đồn kết đồng thời cũng có nhiều kẻ thù muốn chống phá. Điều quan trọng là phải đồn kết người dân và trên cơ sở đó đồn kết với tất cả nhân dân nước khác” [81, tr.59-60].
Tiếp đó, trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ lần đầu tiên (1/1958), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và phát biểu tại buổi mít-tinh quần chúng lớn ở Quảng trường Wellington do Đảng Cộng sản Ấn Độ tổ chức. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vác trên vai tấm thảm cuộn là quà tặng của Đảng CPI tại buổi mít-tinh thể hiện sự trân trọng tình cảm của nhân dân Ấn Độ được những người tham dự nhiệt liệt hoan hơ và sau đó được hầu hết các báo đăng trên trang nhất vào ngày hôm sau. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã gặp Ranamitra Sen – người sinh viên bị bắn trong cuộc biểu tình ủng hộ Việt Nam đồng thời gửi lời cảm ơn và thăm hỏi tới hai sinh viên bị thương khác cùng gia đình.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tới Sri Lanka 3 lần vào năm 1911 và 1928 khi trên đường tới Anh và Mỹ làm việc và năm 1946 khi trên đường tới Paris, Pháp.
Ngồi Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số đồng chí lãnh đạo lão thành của Đảng CSVN và đảng cộng sản Ấn Độ cũng có mối thân tình sâu sắc, tiêu biểu là giữa đồng chí Lê Đức Thọ với Tổng Bí thư CPI-M H.S.Surjeet. Năm 1969, đồng chí H.S.Surjeet và đồng chí Lê Đức Thọ gặp nhau tại Paris, Pháp. Qua tiếp xúc, đồng chí H.S.Surjeet đánh giá cao vai trị, kinh nghiệm của đồng chí Lê Đức Thọ với cách mạng Việt Nam. Từ đó, hai đồng chí thường xun trao đổi, thăm hỏi và quan tâm lẫn nhau.
Trong các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: Các đảng cộng sản
Nam Á có nhiều hành động thiết thực thể hiện thể hiện sự ủng hộ, đoàn kết mạnh mẽ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân và Đảng CSVN.
Tại Ấn Độ, những người cộng sản ở bang West Bengal đã tổ chức nhiều cuộc
biểu tình, tuần hành và tụ họp quần chúng, đồng thời gửi thuốc và hiến máu cho nhân dân Việt Nam. Năm 1947, theo lời kêu gọi thanh niên châu Á ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài phát thanh, các đảng cộng sản và cánh tả tại Calcutta (Ấn Độ) đã lấy ngày 19/1/1947 là Ngày Việt Nam và tổ chức một cuộc biểu tình lớn của lực lượng sinh viên tại Trường Đại học
Calcutta vào ngày 21/1/1947. Cuộc biểu tình đã bị lực lượng cảnh sát đàn áp khiến 3 sinh viên bị thương (gồm sinh viên Dhir Ranjan Sen của trường City College, Sukhendu Biswas của Trường City School và Rana Mitra Sen). Cũng trong năm 1947, phong trào phản chiến tại Calcutta đã gây sức ép với Chính phủ của Thủ tướng Jawaharlal Nehru không cho phép máy bay chiến đấu của Pháp hạ cánh xuống sân bay Dum Dum để tiếp nhiên liệu sang xâm lược Việt Nam; ngăn cản Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara đến phát biểu tại trường Đại học Calcutta.
Vào giữa những năm 1960, Đảng Cộng sản Ấn Độ cũng kêu gọi chính phủ Ấn Độ đòi đế quốc Mỹ chấm dứt can thiệp, rút nhân viên quân sự khỏi miền Nam Việt Nam. Đặc biệt, nhiều khẩu hiệu nổi tiếng thể hiện tình đồn kết với Việt Nam đã được được giương cao trong các cuộc biểu tình thời gian này như “Hands off
Vietnam” (Rút khỏi Việt Nam), “Tomar naam Vietnam, Aamar naam Vietnam, Sabaar naam Vietnam” (Tên anh, tên tôi, tên chúng ta là Việt Nam)…, trong đó
khẩu hiệu “Tomar naam Vietnam, Aamar naam Vietnam, Sabaar naam Vietnam” trở thành biểu tượng của quan hệ truyền thống Việt Nam - Ấn Độ và được một số nhạc sỹ đưa vào các bài hát biểu diễn trong nhiều cuộc họp và tuần hành.
Tại Bangladesh, phong trào quần chúng Bangladesh, đặc biệt trong sinh viên, công nhân dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Bangladesh ủng hộ Việt Nam chống Mỹ lên rất cao và đều khắp, đòi Mỹ phải chấm dứt ném bom và phong toả trên toàn bộ nước Việt Nam, rút quân khỏi Việt Nam, ký Hiệp định Paris, để nhân dân Việt Nam tự giải quyết cơng việc nội bộ của mình, địi cơng nhận Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đảng Cộng sản Bangladesh coi cuộc đấu tranh vì độc lập, dân chủ, hịa bình và đồn kết XHCN với Việt Nam là trọng tâm trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng. Trong các cuộc biểu tình, hai đảng viên CPB đã bị giết hại vào ngày 01/01/1973 tại Dhaka và hiện nay vẫn còn đài tưởng niệm sự kiện này; hàng năm, lãnh đạo và đảng viên CPB đều đến đặt hoa.
Tại Pakistan, phong trào quần chúng ủng hộ nhân dân Việt Nam Pakistan do
các lực lượng tiến bộ, cánh tả Pakistan lãnh đạo liên tiếp nổ ra, trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong đời sống nhân dân Pakistan từ giữa những năm 1965 kéo dài suốt đến 1973 và sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Phong trào đã có nhiều tác động đến chính sách của chính giới Pakistan đối với cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ngay sau ngày 5/8/1964, sinh viên Pakistan đã biểu tình trước Sứ
quán Mỹ ở Karachi (Tây Pakistan ); nhiều nghị sĩ, chính khách và Chủ tịch Uỷ ban đồn kết Á - Phi đã ra tuyên bố kịch liệt lên án hành động của Mỹ. Trong năm 1965, lần đầu tiên "Ngày Việt Nam" đã liên tiếp được tổ chức ở Pakistan với sự hưởng ứng rộng rãi ở khắp các thành phố ở Miền Đông và Miền Tây Pakistan.
Tại Nepal, lãnh đạo Đảng cộng sản Nepal đăng tải nhiều bài viết qua sách,
báo nhằm động viên quần chúng ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Tại Sri Lanka, Đảng Cộng sản Sri Lanka cùng với các lực lượng tiến bộ, dân chủ cũng tiến hành nhiều cuộc diễu hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, trong đó nhiều lãnh tụ của Đảng như Tổng Bí thư Gunasekara đã tham gia vào các cuộc biểu tình trên đường phố.
Trong giai đoạn từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980:
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, Đảng CSVN lần lượt thiết lập quan hệ
chính thức với các đảng cộng sản Nam Á, theo đó với hai đảng cộng sản CPI và CPI-M
vào năm 1978; với CPSL năm 1980; với CPB năm 1987 và với CPN-UML năm 1992.
Khi Việt Nam gặp khó khăn do vừa bị bao vây, cấm vận lại vừa phải tiến hành hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc và Tây Nam, các đảng cộng sản Nam Á vẫn là những người bạn luôn sát cánh ủng hộ Việt Nam.
Hai đảng cộng sản tại Ấn Độ trong các tuyên bố chính thức tuy khơng cơng khai phê phán Trung Quốc, nhưng giữ lập trường phản đối thái độ thù địch của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng như lập trường sai trái của Trung Quốc trong vấn đề Việt Nam.
Đảng Cộng sản Bangladesh đã ra tuyên bố lên án hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, bày tỏ tình đồn kết với nhân dân Việt Nam và địi Chính phủ Bangladesh với tư cách là một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải có lập trường thích hợp phản đối cuộc xâm lược của Trung Quốc và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Các tổ chức quần chúng của CPB như liên đoàn sinh viên, liên hiệp cơng đồn và Liên hiệp cơng nhân đã tổ chức mít tinh tỏ tình đồn kết với nhân dân Việt Nam, lên án Trung Quốc xâm lược.
Đảng Cộng sản Sri Lanka là một trong các đảng cộng sản Nam Á ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ nhất, kịp thời, liên tục và bằng nhiều hình thức phong phú. Đảng đã biểu thị sự đồng tình với nhân dân Việt Nam trong việc chống Trung Quốc xâm lược, địi cơng nhận Chính phủ Campuchia Heng Somrin và chống ý đồ của Trung Quốc chống các nước Đông Dương.
Sau khi Cam-pu-chia giành thắng lợi ngày 7/1/1979, Đảng Cộng sản Sri Lanka và Đảng Xã hội, Mặt trận giải phóng nhân dân, Hội đồn kết Sri Lanka – Việt Nam và hàng chục tổ chức đoàn thể, quần chúng khác ra tuyên bố, gửi điện mừng đến Hội đồng nhân dân cách mạng Cam-pu-chia, kêu gọi chính phủ Sri Lanka cơng nhận Hội đồng nhân dân cách mạng Cam-pu-chia.
Ngồi ra, một đợt hoạt động rầm rộ mạnh mẽ kéo dài từ giữa tháng 1 đến tháng 4/1979 của các lực lượng tiến bộ Sri Lanka nhằm bày tỏ tình đồn kết, ủng hộ và bảo vệ Việt Nam, tố cáo, lên án Trung Quốc đe doạ xâm lược và công khai tấn công xâm lược Việt nam. Đảng Cộng sản Sri Lanka cùng Đảng Xã hội, Uỷ ban toàn quốc Sri Lanka đoàn kết với Việt Nam, Mặt trận giải phóng nhân dân, Hội đồn kết Sri Lanka – Việt Nam, Uỷ ban bảo vệ cách mạng Việt Nam, Hội hữu nghị Sri Lanka – Việt Nam tại thành phố Candi, Hội phật giáo Sri Lanka đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh quan trọng tại thủ đơ Colombo, Candi, Gale, Giapna, Badula và tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, diễn đàn ở các cơ sở cơng đồn, cơ quan, trường học, lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Cũng trong thời gian này, một chiến dịch dán áp phích, biểu ngữ với nội dung lên án cuộc xâm lược của Trung Quốc, đòi quân Trung Quốc xâm lược phải rút ngay khỏi Việt nam, không được đụng đến Việt Nam, kêu gọi tăng cường đoàn kết ủng hộ, bảo vệ cách mạng Việt Nam do Đảng cộng sản và Mặt trận giải phóng nhân dân tổ chức chủ yếu ở Colombo và các thành phố lớn khác và ở các trục đường lớn đi các tỉnh.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, với việc Đảng CSVN giành chính quyền và sau khi quan hệ chính thức được thiết lập, các hoạt động trao đổi đoàn giữa Đảng CSVN và các đảng cộng sản Nam Á bắt đầu được xúc tiến, tập trung vào các đoàn của Đảng CSVN dự đại hội của một số đảng cộng sản Nam Á và các đồn thăm chính thức Việt Nam của các đảng cộng sản Nam Á.
Với đảng CPI, đồng chí Vũ Oanh, Bí thư Trung ương Đảng CSVN dự Đại
hội XIV (5/1988), Đảng CPI cử đồn Tổng Bí thư thăm Việt Nam vào tháng 6/1985 của Đảng CPI.
Với CPI-M, Tổng Bí thư H.S. Surjeet dự Đại hội V (1982), 6 (1986) và Tổng
Bí thư E.M.S Namboodiripad thăm chính thức Việt Nam (10/1985). Trong dịp các đồn cấp cao của Đảng, Chính phủ Việt Nam sang Ấn Độ như Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1955, 1978), Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Nguyễn Thị Bình (1970), đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn (1984), Nguyễn Văn Linh (1989), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1989)... đều có gặp lãnh đạo hai Đảng.
Với CPB, Đảng CSVN cử đoàn cấp Đại sứ dự Đại hội IV Đảng CPB
(4/1987);
Với CPSL, Đảng CPSL cử đồng chí Tổng Bí thư K.P. Silva vào dự Đại hội V
(1982) và gửi điện mừng các Đại hội VI (1986); Đảng CSVN cử đồn cấp Phó Trưởng ban Đảng dự Đại hội XI (1980) và gửi điện mừng Đại hội XII (1984), Đại hội XIII (1987) của CPSL.
Tại các cuộc trao đổi, các đảng đều khẳng định sự ủng hộ, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam và đường lối đổi mới của Đảng CSVN; cho rằng trong bối cảnh tình hình khủng hoảng đang diễn ra ở các nước Đông Âu, các đảng ln tìm thấy nguồn khích lệ và cổ vũ lớn lao từ Đảng CSVN và nhân dân Việt Nam.
4.2.1.2. Giai đoạn từ 1991 đến năm 1999
Trong bối cảnh phong trào cộng sản quốc tế lâm vào khủng hoảng sau sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, các đảng cộng sản Nam Á tập trung củng cố nội bộ và Đảng CSVN đang nỗ lực phá thế bao vây cấm vận, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động phối hợp giữa hai bên chưa phong phú, chủ yếu nhằm duy trì và giữ cầu quan hệ.
Quan hệ giữa Đảng CSVN với Đảng CPI, CPI-M tại Ấn Độ và Đảng CPN- UML tại Nepal tiếp tục duy trì liên hệ thơng qua cử đồn dự Đại hội và tiếp xúc tại
các diễn đàn và hoạt động quốc tế khác.
Đảng CSVN cử đồn đồng chí Đỗ Quang Thắng, Bí thư Trung ương dự Đại
hội XV (4/1992), đồng chí Nguyễn Đức Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị dự Đại hội XVI (10/1995) và đồng chí Hữu Thọ, Ủy viên Trung ương dự Đại hội XVII (9/1998) của Đảng CPI; cử đồng chí Đào Duy Tùng, Ủy viên Bộ Chính trị dự Đại hội XV (4/1995) và Đoàn cấp Ủy viên Trung ương dự Đại hội XVI (10/1998) của Đảng CPI-M; gửi Điện mừng Đại hội V (năm 1993), cử Đoàn cấp Uỷ viên Trung ương Đảng dự Đại hội VI (năm 1998) và chuyển điện của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chia buồn đồng chí Chủ tịch Đảng CPN-UML Man Mohan Adhikari qua đời (26/4/1999) [24].
Đặc biệt, trên cơ sở thư mời nhằm nối lại quan hệ của Đảng CPN-UML sau khi được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 nhóm cộng sản, Đảng CSVN đã cử đồn do đồng
chí Đỗ Quang Thắng, Bí thư Trung ương Đảng dẫn đầu, đi thăm Nepal từ ngày 10- 21/4/1992 sau khi dự Đại hội XV của Đảng CPI. Chuyến thăm mang ý nghĩa chính thức lập lại quan hệ giữa Đảng CSVN và CPN-UML sau thời gian dài bị đình trệ. Vì vậy, Đảng CPN-UML đón tiếp và bố trí chương trình làm việc rất hiệu quả, trong đó gặp và trao đổi với Chủ tịch Đảng Man Mohan Adhikari,Tổng Bí thư Madan Bhandari, Trưởng Ban Đối ngoại Mainali, tiếp xúc với một số nhà trí thức và nhà báo của Nepal cũng như lãnh đạo các tổ chức quần chúng của Đảng như Cơng đồn, nơng dân, thanh niên, phụ nữ, sinh viên.
Về phía các đảng: Đảng CPI cử đồng chí Ando Rajip Gupta, Ủy viên Bộ
Chính trị CPI, Phó Chủ tịch Liên hiệp Cơng đồn thế giới (FSM) sang Việt Nam dự Hội nghị Hội đồng Chủ tịch Liên hiệp cơng đồn thế giới lần thứ 12 (8/11/1998) và Phó Tổng Bí thư A.B Bardhan dự Đại hội VIII (6/1996); Tổng Bí thư Đảng CPI-M Harkishan Surjeet Singh hai lần sang thăm Việt Nam, trong đó thăm chính thức năm 1994 và dự Đại hội VIII; Đảng CPN-UML gửi Điện mừng Đại hội VIII và IX của Đảng CSVN; cử đồn do Tổng Bí thư Kumar Nepal dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam vào tháng 7/1997.
Trong số các hoạt động, chuyến thăm của Tổng Bí thư H.S.Surjeet diễn ra từ ngày 27/10 đến 1/11/1994 có ý nghĩa rất to lớn trong việc tăng cường quan hệ hai Đảng. Chuyến thăm tiến hành trong bối cảnh Đảng CSVN đang ở giai đoạn đầu thực hiện đổi mới và Đảng CPI-M đang chuẩn bị Đại hội XV (4/1995), nội bộ lúng túng giữa lý luận và thực tiễn và có những ý kiến khác nhau xung quanh việc áp dụng chính sách kinh tế và chính sách cơng nghiệp tại hai bang đang cầm quyền là Tây Bengan và Tripura.
Do đó, đây là dịp để hai Đảng trao đổi những đánh giá về tình hình quốc tế, kinh nghiệm xây dựng CNXH ở Việt Nam và một số vấn đề lý luận mới như vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản trong cơ chế thị trường, các biện pháp hạn chế tiêu cực khi chủ nghĩa tư bản xâm nhập, làm thế nào để tranh thủ vốn của tư bản, liên doanh như thế nào