Dạng 1: Chuyển muối này thành muối khác
Nguyên tắc: Viết sơ đồ chuyển hoá và cân bằng số lượng nguyên tử của nguyên tố chung ở 2 vế phương trình sao cho bằng nhau. Từ đó đánh giá khối lượng tăng hay giảm và dựa vào điều kiện đề bài để thiết lập phương trình liên hệ của khối lượng tăng giảm đó.
VD1: Lấy 3,44g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại kiềm đem hoà tan trong dung dịch HCl dư thì nhận được 448mL CO2 (đktc). Vậy khối lượng muối clorua tạo thành là
A. 4,26g B. 3,66g C.5,12g D. 6,72g
VD2. Lấy 1,84g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại kiềm thổ đem hồ tan trong dung dịch HCl dư thì nhận được 448 mL CO2 (đktc) và m(g) hỗn hợp muối clorua. Vậy m có giá trị là
A. 1,92 B. 2,06 C. 2,12 D. 1,24
VD3. Lấy 4g kim loại R hố trị II đem hồ tan trong dung dịch HCl vừa đủ thì nhận được 2,24 lit H2
(đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch X thì nhận được m(g) kết tủa. Vậy m có giá trị là
A. 8,12 B. 10,00 C. 11,12 D. 12,0
Dạng 2: Kim loại tác dụng với dung dịch muối (4 trường hợp) * Trường hợp 1: 1 kim loại và 1 dung dịch muối
VD1. Lấy 2 thanh kim loại M hoá trị II. Thanh 1 nhúng vào 250 mL dung dịch FeSO4; thanh 2 nhúng
vào 250 mL dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh 1 tăng 16g, thanh 2 tăng 20g. Biết nồng độ mol/L của 2 dung dịch ban đầu bằng nhau. Vậy M là
VD2. Lấy 2 thanh kim loại R hố trị II có khối lượng p (g). Thanh 1 nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2;
thanh 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau thí nghiệm thanh 1 giảm 0,2%, thanh 2 tăng 28,4%. Biết số mol muối nitrat của R tạo ra trong 2 dung dịch bằng nhau. Vậy R là
A. Fe B. Ni C. Zn D. Mg
* Trường hợp 2 : 2 kim loại và 1 dung dịch muối, trật tự phản ứng xảy ra là : kim loại nào hoạt động mạnh hơn xảy ra trước, kém hoạt động hơn xảy ra sau.
VD1. Lấy 1,36g hỗn hợp gồm Mg và Fe cho vào 400mL dung dịch CuSO4 CM, sau khi phản ứng xong thì nhận được 1,84g chất rắn Y và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z, lọc kết tủa nung ngồi khơng khí được 1,2g chất rắn (gồm 2 oxit kim loại). Vậy CM của dung dịch CuSO4 là
A. 0,02M B. 0,05M C. 0,08M D. 0,12M
VD2. Lấy 2,144g hỗn hợp A gồm Fe, Cu cho vào 0,2 lít dung dịch AgNO3 CM, sau khi phản ứng xong nhận được 7,168g chất rắn B và dung dịch C. Cho NaOH vào dung dịch C, lọc kết tủa nung ngoài khơng khí thì được 2,56g chất rắn (gồm 2 oxit). Vậy CM là
A. 0,16 B. 0,18 C. 0,32 D. 0,36
* Trường hợp 3: Cho một kim loại vào dung dịch chứa hai muối: trật tự phản ưnngs xảy ra là ion kimloại nào có tính oxi hố mạnh phản ứng trước, ion kim loại nào có tính oxi hố yếu phản ứng sau. * Trường hợp 4: Cho hai kim loại vào dung dịch chứa hai muối: trường hợp này bài toán giải theo phương pháp bảo toàn electron
VD1: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe cho vào 500ml dung dịch Y gồm AgNO3 và
Cu(NO3)2; sau khi phản ứng xong nhận được 20 gam chất rắn Z và dung dịch E; cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E lọc kết tủa nung ngồi khơng khí nhận được 8,4 gam hỗn hợp 2 oxit. Vậy nồng độ mol/l muối AgNO3, muối Cu(NO3)2 lần lượt là:
A. 0,12M và 0,36M B. 0,24M và 0,5 M C. 0,12M và 0,3 D. 0,24 và 0,6
VD2: Lấy 6,675 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn có số mol bằng nhau cho vào 500ml dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng xong nhận được 26,34 gam chất rắn Z; chất rắn Z đem hoà trong HCl dư thu được 0,448 (l) H2 (đktc). Nồng độ muối AgNO3, Cu(NO3)2 trong dung dịch Y lần lượt là:
A. 0,44M và 0,04M B.0,44M và 0,08M C. 0,12M và 0,04M D. 0,12M và 0,08M VD3: Lấy 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe cho vào 500 mL dung dịch Y gồm AgNO3 0,2 M, Cu(NO3)2 0,4 M, sau khi phản ứng xong ta nhận được chất rắn B và dung dịch C khơng cịn màu xanh của ion Cu2+, chất rắn B không tan trong axit dd HCl. Vậy phần trăm theo khối lượng Al, Fe trong hỗn hợp X lần lược là:
A. 27,5% và &2,5% B. 27,25% và 72,75% C. 32,25% và 62,75% D. 32,50% và 67,50%