0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC VỐN CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC V TNHH MỘT THÀNH VIÊN (Trang 27 -45 )

Bảng 2.10: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính công ty Xăng dầu khu vực V

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. VCSH bình quân 191.524.041.837 215.469.075.187 217.778.999.156 2. Tổng TS bình quân 405.311.129.640 502.806.328.792 538.707.875.186

3. LNTT -15.977.007.024 -3.853.180.175 37.390.944.295

4. Chi phí lãi vay 6.202.045.133 7.880.439.234 3.501.757.862

5. EBIT = (3) + (4) -9.774.961.891 -2.972.740.941 40.892.702.157

6. Lợi nhuận sau thuế -15.977.007.024 -4.103.853.548 29.243.218.277

7. Tỷ suất nợ 52,27% 61,55% 57,67%

8. Tỷ suất Nợ trên VCSH 1,09 1,60 1,36

9. ROA = (3)/(2)*100 -3,94% -0,77% 6,94%

10. ROE=(6)/(1) -8,34% -1,90% 13,43%

Ngô Thị Kiều 36k15.2

23

Bảng 2.11 Chi phí lãi vay của công ty xăng dầu khu vực V

2011 2012 2013 CL 2012/2011 CL 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

CP lãi

vay 6.202.045.133 7.880.439.234 3.501.757.862 1.678.394.101 27 -4.378.681.372 -56

Chi phí lãi vay cũng bị ảnh hưởng từ cấu trúc vốn của công ty và thay đổi qua các năm. Năm 2012, công ty kí hợp đồng vay ngắn hạn với ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Đà Nẵng số tiền 8.574.001.168 đồng cộng với việc tăng thêm số tiền vay theo hợp đồng hạn mức tín dụng dài hạn kí với ngân hàng này vào tháng 3/2011 đã làm nợ vay tăng lên đáng kể so với năm 2011. Điều này kéo theo việc tăng chi phí lãi vay lên mức 7.880.439.234 đồng, tăng 27% so với năm 2011.

Năm 2013 khả năng tự tài trợ của công ty tốt hơn, khoản nợ vay dài hạn của công ty giảm hơn một nửa so với năm 2012 đồng thời nợ ngắn hạn cũng giảm xuống thêm vào đó là lãi suất vay giảm nên chi phí lãi vay trong năm này giảm xuống 56% so với năm 2012.

2.3.2 Ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Trong ba năm qua, tỷ suất nợ trên VCSH luôn lớn hơn 1. Công ty đã tận dụng ưu thế của việc sử dụng nợ trong việc tạo ra lá chắn thuế, giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý. Sử dụng phương trình Dupont, xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả tài chính của công ty:

Biến đổi phương trình trên ta được:

Năm 2012 công ty tăng đòn bẩy tài chính, tỷ suất nợ tăng 9,28% so với năm 2011, ROA tăng 3,17% dẫn đến ROE tăng từ -8,34% lên -1,90%. ROE tăng nhưng vẫn âm cho thấy hiệu quả kinh doanh công ty rất thấp, hoàn toàn không có lợi nhuận, không đủ bù đắp lãi vay. Năm 2013 công ty giảm thiểu việc sử dụng đòn bẩy tài chính, tỷ suất nợ giảm 3,88% so với năm 2012 trong khi đó ROA tăng 7,71%, lớn hơn mức giảm của tỷ suất nợ kéo theo sự gia tăng vượt bậc của ROE lên mức 13,43%. ROE dương cho thấy công ty

sau thuế, vượt trội so với các công ty có quy mô tương đương trong ngành. Lúc này lãi từ hoạt động kinh doanh hoàn toàn dư giả để chi trả cho các khoản lãi vay.

2.3.3 Đòn bẩy tài chính (DFL).

Đòn bẩy tài chính biểu thị mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, là công cụ khuếch đại lợi nhuận nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty. Tuy nhiên việc sử dụng DFL cũng như con dao hai lưỡi. Trong trường hợp tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỉ suất lợi nhuận sau thế trên vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm đi khi công ty tiếp tục sử dụng nợ vay. Việc sử dụng DFL có hiệu quả hay không tùy thuộc vào việc lựa chọn cấu trúc vốn khôn ngoan của từng doanh nghiệp.

Thời gian quan, công ty Xăng dầu khu vực V đã sử dụng DFL như một công cụ phục vụ cho việc gia tăng ROE. Năm 2012, độ lớn của đòn bẩy tài chính là 1,02 tức là cứ 1% thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ dẫn đến 1,02 % thay đổi ROE. Đến năm 2013, con số này giảm xuống còn 0,75, đồng nghĩa với việc cứ 1% thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay thì ROE sẽ thay đổi 0,75%. Tỷ suất nợ trên VCSH của công ty giảm từ 160% năm 2012 xuống còn 136% năm 2013 do đó DFL cũng giảm xuống, rủi ro của công ty giảm xuống. Tỷ suất nợ của công ty chỉ ở mức bình thường, dao động từ 52-62%. Có thể thấy rằng sức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên ROE của công ty chưa thật sự nhiều.

2.4 Đánh giá chung.

Qua phân tích thực tế cấu trúc vốn tại công ty Xăng dầu khu vực V –TNHH một thành viên có thể rút ra được một số ưu và nhược điểm như sau:

2.4.1 Ưu điểm:

Khả năng tự chủ của công ty vẫn ở mức an toàn, công ty không quá phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài. Mặc dầu năm 2012 công ty mất cân bằng tài chính ngắn hạn tuy nhiên năm 2013 công ty đã nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng này.

Công ty đã có những nổ lực rất lớn trong việc thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp. Bên cạnh đó công tác quản lí nợ của công ty tương đối chặt chẽ, bằng chứng là các khoản

Ngô Thị Kiều 36k15.2

25

sách khuyến khách hàng thanh toán, tránh tình trạng chiếm dụng vốn từ khách hàng. Chính sách quản lí hàng tồn kho tốt, không để bị ứ đọng nhiều.

2.4.2 Nhược điểm:

Đối với đa số các doanh nghiệp Nhà Nước, nguồn vốn chủ sở hữu có hạn nên không phải cứ muốn tăng là tăng. Nguồn lợi nhuận chưa phân phối chỉ góp một phần nhỏ cho vốn chủ sở hữu nên công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất thì phải huy động thêm vốn vay. Tuy nhiên trong kết cấu nguồn tài trợ từ bên ngoài, nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn và ngày càng tăng đã và đang tạo áp lực thanh toán cho công ty. Điều này dễ gây mất uy tín và giảm khả năng vay nợ cho công ty khi hệ số nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn cao.

Tính ổn định trong tài trợ của công ty giảm dần trong khi nhu cầu tài trợ tài sản ngắn hạn của công ty tương đối thấp, đa phần tài sản của công ty là tài sản dài hạn. Công ty mất cân bằng tài chính trong dài hạn. Việc sử dụng nguồn vốn tạm thời tài trợ cho các tài sản dài hạn trong thời gian kéo dài cộng với sự giảm xuống của các tài sản có tính lỏng cao sẽ tạo nên vòng luẩn quẩn vay chỗ này trả nợ chỗ kia khi nợ đến hạn dễ dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả.

Vì vậy trong thời gian đến công ty nên có chính sách tài trợ thiên về thu hút các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản của mình đồng thời giảm bớt nợ ngắn hạn, góp phần tạo trạng thái cân bằng tài chính.

2.4.3 Nguyên nhân:

Theo một số chuyên gia tài chính, cho đến nay, nhiều doanh nhân vẫn quan niệm rất đơn giản về cơ cấu vốn của doanh nghiệp, chỉ khi nào cần đầu tư mới đi huy động vốn. Chính tâm lý này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội đầu tư của doanh nghiệp và tính an toàn của cấu trúc vốn.

Chỉ khi nào cần đầu tư vô tài sản cố định công ty mới huy động nợ dài hạn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu có hạn, điều này giải thích tại sao nguồn vốn thường xuyên của công ty giảm suốt trong thời gian qua. Tài sản dài hạn của công ty được cấu thành từ nhiều khoản mục chứ không riêng gì tài sản cố định và có xu hướng tăng dần qua thời gian, chính vì thế trong thời gian đến công ty cần chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng khi cần mới đi

tư vào tài sản dài hạn với quy mô ngày càng tăng, thời gian kéo dài.

Vì là công ty thương mại nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài nên công ty chịu thêm rủi ro tỷ giá. Thực tế công ty nhập khẩu theo hợp đồng xăng dầu mua về bán rồi thì mới điều chỉnh tỷ giá nên khi thanh toán công ty phải chịu thêm rủi ro từ việc tỷ giá điều chỉnh tăng. Cùng với tỷ giá tăng, việc cân đối nguồn ngoại tệ của công ty đang gặp khó khăn. Công ty bán xăng dầu trong nước thu tiền Việt trong khi không mua được ngoại tệ và vay từ ngân hàng để thanh toán mua hàng. Năm 2012 công ty nợ nhà cung cấp số tiền lên đến 21.827.462.456 đồng, gấp 2,57 lần so với năm 2011.

Ngô Thị Kiều 36k15.2

27

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN TẠI CÔNG XĂNG DẦU KHU VỰC V – TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Hoàn thiện cấu trúc vốn để đảm bảo hiệu quả hoạt động, tăng trưởng bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh so với các công ty cùng ngành là một yêu cầu đặt ra cho công ty trong giai đoạn hiện nay. Kết hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cấu trúc vốn công ty Xăng dầu khu vực V – TNHH một thành viên như sau:

3.1 Hoàn thiện cấu trúc vốn.

Với cấu trúc vốn công ty như đã phân tích, tỉ lệ nợ trên tổng tài sản ở mức tương đối, không quá cao cũng không quá thấp tuy nhiên đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao so với nợ dài hạn gây áp lực thanh toán cho công ty và công ty đang mất cân bằng tài chính dài hạn. Vì vậy để hoàn thiện cấu trúc vốn công ty cần phải quản lý nợ phải trả nhằm giảm thiểu nợ vay ngắn hạn đồng thời huy động vốn vay trung và dài hạn để từ đó cân đối lại cấu trúc vốn của mình.

3.2 Quản lý nợ phải trả. 3.2.1 Giảm nợ vay ngắn hạn. 3.2.1 Giảm nợ vay ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn của công ty đa phần là phải trả nội bộ và phải trả ngắn hạn khác (chủ yếu là từ chênh lệch tỷ giá và việc thu hộ các khoản phải thu và tiền thu từ nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước). Ưu điểm cơ bản của nguồn vốn huy động từ nội bộ là chi phí huy động vốn thấp (khoản vay nội bộ từ tổng công ty vẫn phải trả lãi tuy nhiên lãi suất tương đối nhỏ), vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên chủ đầu tư có toàn quyền chủ động quyết định sử dụng chúng mà không gặp phải bất cứ sự cản trở nào. Mặt khác, nguồn vốn huy động từ nội bộ thường có chi phí cơ hội thấp, do đó an toàn hơn cho chủ đầu tư trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên nếu gia tăng quá lớn tỷ lệ tài trợ từ nguồn nội bộ thì sẽ làm suy giảm khả năng tài chính do không tạo áp lực thanh toán cho công ty điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của công ty. Công ty đang chiếm dụng khoản vốn thu hộ Nhà nước, nợ cán bộ công nhân viên ngày càng nhiều nếu không có chính sách khuyến khích khen thưởng phù hợp sẽ gây bất mãn trong đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Khoản phải phải trả người bán không phải trả lãi nên sẽ ít gây áp lực thanh toán hơn, công ty nên khai thác và tận dụng nguồn vốn này. Để tận dụng tốt nguồn vốn chiếm dụng

mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cũng như tạo quan hệ uy tín để kéo dài thời gian phải trả cho nhà cung cấp. Ngoài ra công ty cần tận dụng tối đa thời hạn thiếu chịu: nếu muốn hưởng chiết khấu, công ty thanh toán vào ngày cuối của thời hạn chiết khấu, còn nếu không đủ khả năng thì để đến hết hạn hóa đơn mới thanh toán là lợi nhất. Công ty nên tránh việc trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả chậm vượt quá thời hạn phải trả vì việc đó có thể ảnh hưởng đến uy tín, vị thế, các mối quan hệ của công ty và hơn thế nữa công ty còn phải gánh chịu chi phí tín dụng rất cao, thậm chí cao hơn cả lãi vay ngắn hạn.

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn sẽ đem lại lợi ích thiết thực, quá trình sản xuất diễn ra liên tục từ đó đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn giúp bảo toàn và phát triển vốn.

3.2.2 Huy động các khoản vay trung và dài hạn:

Để huy động được nguồn tài trợ này quan trọng nhất là phải tính toán, lựa chọn, thiết lập các phương án đầu tư có tính khả thi cao. Nếu áp dụng tốt các biện pháp trên thì chắc chắn nợ ngắn hạn sẽ giảm được một lượng tương đối lớn, công ty sẽ có điều kiện để vay thêm vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, đòi hỏi ở đây đặt ra là:

- Công ty phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng để được vay vốn trung và dài hạn.

- Công ty phải đảm bảo sử dụng tốt nguồn vốn khác để khi giảm nợ ngắn hạn tức là lượng vốn lưu động giảm sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

- Số vốn dài hạn này phải được sử dụng đúng mục đích là đầu tư tài sản cố định cần thiết và dự án đầu tư khả thi.

- Chi phí huy động và sử dụng vốn dài hạn sẽ không quá lớn so với vốn ngắn hạn làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty.

Để hiện thực hóa những giải pháp cho việc hoạch định cấu trúc vốn ở trên, công ty nên làm mới hình ảnh của mình trên thương trường. Công ty cần tạo dựng hình ảnh về năng lực thông qua việc chứng minh cho các nhà đầu tư về khả năng quản lí, kĩ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh. Bên cạnh việc cải thiện các hệ số chuẩn mực tài chính cần áp dụng các tiêu chuẩn quản lí chất lượng bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng kinh doanh của công ty trong mắt các nhà đầu tư. Tập trung vào nâng cao giá trị tài sản đảm bảo khi vay vốn , bên cạnh việc chứng minh

Ngô Thị Kiều 36k15.2

29

tài sản cố định vô hình như thị phần, kênh phân phối...thông qua một tổ chức chuyên nghiệp nhằm tăng khả năng huy động vốn của công ty.

Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập chúng ta thấy rằng có nhiều phương pháp để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư tuy nhiên điều khó khăn phức tạp đối với công ty là không hội đủ điều kiện vay vốn hay không nhận được sự tin tưởng của các nhà tài trợ. Vậy để tối ưu khả năng huy động vốn mà cụ thể là vốn vay dài hạn, công ty cần đề ra cho mình các nguyên tắc nhất định để làm sáng giá chính bản thân mình, hình thành một hồ sơ chứng minh độ tin cậy thật trung thực và rõ ràng bởi càng rõ ràng, càng trung thực thì càng dễ lôi kéo sự tin tưởng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

3.3 Cải thiện cấu trúc tài sản để hướng tới cân bằng tài chính dài hạn.

Công ty cần giảm thiểu tài sản dài hạn không cần thiết.

- Đối với tài sản cố định chưa dùng công ty nên nhanh chóng đưa vào lắp đặt và vận hành nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh.

- Đối với tài sản cố định không cần dùng công ty có thể cho thuê, nhượng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Ví dụ tòa nhà văn phòng quá rộng, những tầng trên thay vì để trống công ty nên cho thuê.

- Đối với những phương tiện quá cũ, không còn phù hợp, thì công ty nên có kế hoạch thanh lý, nhượng bán, giảm bớt TSCĐ chưa sử dụng. Có như vậy, TSCĐ hiện có sẽ phát huy hết tác dụng của nó đồng thời giảm nhu cầu tài trợ TSCĐ làm cho VLĐR tăng lên.

- Bên cạnh đó công ty cũng cần quan tâm đến công tác quản lý tài sản cố định, thường

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC VỐN CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC V TNHH MỘT THÀNH VIÊN (Trang 27 -45 )

×