2.2.3.1 Phân tích cân bằng tài chính dài hạn.
Bảng 2.8: Cân bằng tài chính dài hạn công ty Xăng dầu khu vực V
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1. Nguồn vốn thường xuyên 300.215.159.882 286.270.318.039 270.848.379.688
2. Tài sản dài hạn 373.916.311.669 456.695.576.085 484.251.934.450
3. Vốn lưu động ròng = (1) - (2) -73.701.151.787 -170.425.258.046 -213.403.554.762
4. Tỷ suất giữa NVTX và TSDH = (1)/(2) 80,29 62,68 55,93
Ngô Thị Kiều 36k15.2
21
xuyên lại giảm dẫn đến vốn lưu động ròng âm. VLĐR năm 2011 là -73.701.151.787 đồng và giảm mạnh xuống còn -170.425.258.046 năm 2012. Lí do là vì năm 2012 công ty đầu tư mua phần mềm máy tính và nâng cấp, đầu tư mới các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác mở rộng hệ thống bán lẻ xăng dầu ở Quảng Nam nên tài sản dài hạn tăng lên nhiều trong khi đó nguồn vốn thường xuyên không đủ để đáp ứng nhu cầu này dẫn tới VLĐR âm nặng. VLĐR âm đồng nghĩa với việc công ty mất cân bằng trong tài trợ tài sản dài hạn. Trong ba năm qua, VLĐR luôn nhỏ hơn 0 và càng về sau càng thấp cho thấy nguồn vốn thường xuyên của công ty không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên buộc lòng công ty phải sử dụng đến nguồn vốn ngắn hạn. Cao nhất là vào năm 2011, 80,29% tài sản dài hạn được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn và thấp nhất là vào năm 2013, chỉ có hơn phân nửa (55,93%) tài sản dài hạn được nguồn vốn dài hạn chu cấp, phần còn lại được đầu tư từ nguồn vốn ngắn hạn.
Đáng lí ra nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn song thực tế công ty đã phải đem nguồn vốn này tài trợ bổ sung cho tài sản dài hạn. Vốn dĩ tính lỏng của tài sản dài hạn rất kém, đặc biệt là các tài sản đặc thù của công ty như hệ thống kho bãi, đường ống dẫn gas, các cửa hàng xăng dầu,… nên khi công ty đổ vốn ngắn hạn vô tài sản dài hạn thì sẽ gặp trở ngại trong việc thanh toán các khoản nợ này khi chúng đến hạn.
Trên thực tế, rất ít có công ty đạt được trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn, tuy nhiên sẽ là tốt hơn nếu phần thiếu hụt nguồn tài trợ tài sản dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ. Petrolimex Danang mất cân bằng tài chính dài hạn trong 3 năm từ 2011-2013 và diễn ra với xu hướng ngày càng trầm trọng. Trong thời gian đến, công ty cần có những chính sách hợp lí hơn trong việc huy động nợ dài hạn, giảm thiểu nợ ngắn hạn xuống mức thấp nhất có thể để đạt an toàn trong thanh khoản, gia tăng uy tín của mình với các đối tác.
2.2.3.2 Phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn.
Bảng 2.9: Cân bằng tài chính ngắn hạn công ty Xăng dầu khu vực V
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1. Hàng tồn kho 20.524.517.680 18.005.235.986 15.951.964.175
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 66.477.940.402 45.280.477.856 39.913.317.462
3. TSNH khác 3.900.182.200 2.006.728.500 2.110.234.963
6. VLĐR -73.701.151.787 -170.425.258.046 -213.403.554.762 7. NCVLĐR = (1)+(2)+(3)-(4)+(5) -86.067.590.732 -168.290.505.138 -214.350.530.784 8. Ngân quỹ ròng=(6)-(7) 12.366.438.945 -2.134.752.908 946.976.022
(Nguồn: BCTC công ty Xăng dầu khu vực V)
Nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty âm và có xu hướng giảm đi qua ba năm cho thấy nhu cầu tài trợ ngắn hạn của công ty rất thấp. Như các phần trên đã trình bày, tài sản ngắn hạn chỉ chiếm chưa tới 22% trong kết cấu tài sản trong khi đó nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 37% trong tổng nguồn vốn. Do vậy, khoản vốn ngắn hạn dôi ra sẽ được dùng cho tài sản dài hạn. Đây chính là sự mất cân đối trong nguồn vốn của công ty.
NQR của công ty năm 2011 dương cho thấy công ty đạt cân bằng tài chính ngắn hạn. Năm 2012, NQR âm, công ty mất cân bằng tài chính ngắn hạn. Để bù đắp việc thiếu hụt nguồn vốn ngắn hạn trong tài trợ tài sản lưu động công ty đã đi vay ngân hàng thêm 8.574.001.168 đồng. Bước sang năm 2013 NQR dương, công ty lại đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn.
Tóm lại, trong dài hạn, công ty mất cân bằng tài chính. Trong ngắn hạn, công ty mất cân bằng tài chính ở năm 2012 và đạt cân bằng tài chính ở hai năm 2011, 2013.