Bảng tổng hợp nhân lực của Công ty

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC NHÓM NGHỀ ĐỘC HẠI (Trang 35 - 40)

Đơn vị: Người

Năm 2018 Năm 2019 %

Tổng số lao động có mặt 1553 1565 0.77

Số người không thuộc diện ký HĐLĐ 4 4 0

Chủ tich kiêm TGĐ Ba phó tổng giám đốc P.TCH C P.KTCN P.QLKT P.KHĐT P.KTMT nước Xn2 Xn3 Xn4 Xn5 XN XL nước thải XN Thi công cơ giới XN đầu mối Yên Sở Xn1 XN dịch vụ

Số lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn

1241 1336 0.076

Số người ký HĐLĐ từ 1-3 năm 292 216 -0.26

Số người ký HĐLĐ <1 năm 15 7 -0.53

Phân loại ngành nghề công việc

Số lượng lao động quản lý 183 194 0.06

Số lượng lao động trực tiếp 1370 1371 0.00073

Số tốt nghiệp đại học và trên đại học 187 204 0.09 Số tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp 45 64 0.42

Số nữ CBCNV 513 518 0.0097

(Nguồn: Cơng ty TNHH MTV thốt nước Hà Nội)

Nhìn vào bảng tổng hợp 2.1 ta thấy sản lượng tăng, số lao động tăng ít (0.77%), trình độ học vấn từ đại học trở lên của người lao động trong công ty tăng từ 187 người lên 204 người tương ứng với tốc độ tăng là 0.09% thể hiện sự quyết liệt của công ty trong việc cơ cấu lại tổ chức lao động, tinh gọn lại bộ máy quản lý, bố trí hợp lý các dây chuyền, cơng nghệ để tăng năng suất lao động và hiệu quả. Mặt khác, số nữ cán bộ công nhân viên cũng tăng lên từ 513 người lên 518 người đây cũng thể hiện mục tiêu của công ty là tạo công ăn việc làm cho người lao động nữ mặc dù với loại hình sản xuất đặc thù như hiện nay thì chủ yếu là lao động nam. Hiện nay thì độ tuổi trung bình của cơng ty là 40,4 tuổi với độ tuổi như hiện nay cơng ty đang có nguồn lao động có đủ kinh nghiệm để hồn thành tốt công việc được giao. Chú trọng công tác đào tạo để đáp ứng với dây chuyền sản xuất, thiết bị công nghệ mới, thể hiện qua các chương trình dự án đầu tư, hợp tác với các dự án nước ngoài để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật vận hành, quản lý các công nghệ cao.

Quan tâm tới việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Hàng năm khám định kỳ cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong Công ty, kết quả đạt được tăng lên theo hàng năm (đã vượt chuẩn của Thành phố về đật sức khoẻ trong doanh nghiệp); công nhân mắc các bệnh mãn tính đã giảm. Chế độ chi trả tiền lương cho người lao động hợp lý gắn với kết quả làm việc, năng lực và mức độ hồn thành cơng việc biểu hiện bằng khốn cho từng tổ sản xuất và

chấm điểm theo mức độ hoàn thành. Ngoài ra người lao động luôn được phổ biến về chế độ tiền lương, tiền thưởng chế độ hợp đồng lao động và được đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BH thân thể. Cơng ty đã có các cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời đã là nguồn động viên khuyến khích hăng say lao động thể hiện ở cơng việc tăng năng suất lao động, cải tiến sáng kiến tinh thần làm việc hăng say, gương mẫu của Ban giám đốc Cơng ty, ban giám đốc các xí nghiệp đặc biệt vào mùa mưa làm việc quên ăn, quên ngủ. Và từ chỗ vào làm việc tại cơng ty chỉ mang tính chất là có việc làm đã trở thành điểm đến của các lao động có tay nghề cao trong thành phố và trong ngành. Mặt khác điểm yếu của nguồn nhân lực trong công ty là thiếu lao động có tay nghề cao để phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Cơng ty.

2.2.2. Thực trạng công tác an toàn lao động đối với người lao động

thuộc nhóm nghề độc hại của cơng ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội

* Tổ chức bộ phận phụ trách an tồn lao động trong Cơng ty, gồm có Hội đồng ATLĐ, Bộ phận ATLĐ, Cán bộ ATLĐ, Cán bộ bảo hộ lao động và bộ phận y tế.

- Hội đồng an tồn lao động:

Cơng ty đã thành lập hội đồng bảo hộ lao động Cơng ty có cơ cấu như sau

Sơ đồ 2.2: Hội đồng bảo hộ lao động Công ty

Chủ tịch Hội đồng an tồn lao động: Phó tổng giám đốc của Cơng ty với tư cách đại diện cho người sử dụng lao động.

Phó chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch cơng đồn là đại diện cho ban chấp hành cơng đồn của Cơng ty.

Phó Chủ Tịch Phó Chủ Tịch Uỷ Viên

Phó chủ tịch Hội đồng: Trưởng ban sản xuất.

Uỷ viên thường trực Hội đồng: Cán bộ phụ trách an toàn lao động của Cơng ty.

- Bộ phận an tồn lao động: có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: + Cán bộ an tồn lao động có nhiệm vụ:

Phối hợp với các bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật, quản đốc các xí nghiệp tổ chức xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác bảo hộ lao động, quy trình, biện pháp an tồn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép thẻ an tồn của các đối tượng có u cầu nghiêm ngặt về an tồn - vệ sinh lao động.

Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước và các nội quy, quy chế, chỉ thị về bảo hộ lao động của Công ty đến các cấp và người lao động trong Công ty, theo dõi đôn đốc việc chấp hành.

Dự thảo kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động.

Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc các xí nghiệp tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho người lao động.

Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong mơi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với lãnh đạo Cơng ty các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động.

Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong Công ty. Dự thảo trình phó tổng giám đốc ký các báo cáo về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.

Cán bộ bảo hộ lao động thường xuyên giám sát các bộ phận sản xuất, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn

lao động để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Cán bộ an tồn lao động có quyền:

Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động.

Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh để tham gia ý kiến về mặt an toàn và vệ sinh lao động.

Trong khi kiểm tra các xí nghiệp sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu cán bộ phụ trách xí nghiệp ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo cho phó tổng giám đốc.

- Bộ phận y tế, có cán bộ phụ trách y tế của Cơng ty

- Mạng lưới an toàn vệ sinh: gồm các an tồn viên, nhiệm vụ của họ là

đơn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong tổ, xí nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân, hướng dẫn biện pháp làm việc an tồn đối với cơng nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc. Tham gia góp ý trong việc đề xuất kế hoạch bảo hộ lao động, các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc.

* Công tác bảo đảm an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại tại Cơng ty TNHH MTV thốt nước Hà Nội

- Kinh phí cho cơng tác bảo hộ lao động

Quý I hàng năm cán bộ phụ trách an toàn lao động phối hợp với các bộ phận y tế, sản xuất, nhân sự… tiến hành lập kế hoạch cơng tác bảo hộ an tồn lao động trong năm và dự thảo kinh phí để Hội đồng an tồn lao động Cơng ty xem xét, phê duyệt và trình Tổng giám đốc, bộ phận Cơng đồn ký duyệt rồi chuyển xuống các bộ phận có liên quan thực hiện.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC NHÓM NGHỀ ĐỘC HẠI (Trang 35 - 40)