Trong những năm qua, đã có nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước về vấn đề cải cách tư pháp như Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”…
Theo tinh thần của những Nghị quyết về công tác tư pháp, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là đảm bảo truy cứu TNHS đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Đối với CQĐT, Nghị quyết chỉ rõ “…tiếp tục thực hiện mơ hình tổ chức cơ quan điều tra theo pháp luật hiện
hành; nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự”. Đối với VKS Nghị quyết yêu cầu “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp…” [4].
Trên cơ sở đó, cần tiếp tục hồn thiện pháp luật TTHS, trong đó cần chú ý yêu cầu khi sửa đổi BLTTHS phải quán triệt đúng quan điểm, chủ trương đã thể hiện trong các Nghị quyết nêu trên, đồng thời phải dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp tục kế thừa những mặt tích cực, khắc phục những bất cập, phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm trên thế giới.
Hiện nay, về tổ chức Cơ quan điều tra được tổ chức chuyên sâu theo nhóm tội phạm, kết hợp hoạt động trinh sát với hoạt động điều tra, đồng thời khắc phục tình trạng án tồn đọng kéo dài, giao nhệm vụ điều tra tập trung cho cơ quan điều tra cấp huyện, kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phát hiện tội phạm.
Một trong những yêu cầu quan trọng nữa của cải cách tư pháp đặt ra đối với VKS là phải thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, đảm bảo truy cứu TNHS đúng người, đúng tội và không bỏ lọt tội phạm.
KSV, ĐTV là những người có thẩm quyền THTT, trong giai đoạn điều tra, trách nhiệm của chủ thể này càng quan trọng, phải đảm bảo thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh. Do đó, khi chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, phải nghiêm túc thực hiện chủ trương cải cách tư pháp:
Một là, đối với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ và chứng minh, trong đó có chứng minh trong giai đoạn điều tra, nếu đã phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, phù hợp với thực tiễn, khơng có vướng mắc khó khăn thì ĐTV, KSV phải có trách nhiệm tn thủ nghiêm chỉnh, bảo đảm cho quá trình chứng minh đạt chất lượng cao nhất, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Hai là, đối với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, cịn có khó khăn, vướng mắc, hạn chế, thì ĐTV, KSV phải vận dụng linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với nhau, xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, đề nghị hướng dẫn thực hiện để vừa có thể hồn thành nhiệm vụ, vừa tránh làm ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân khi chứng minh vụ án hình sự nói chung và chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.
Như vậy, khi chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, yêu cầu đặt ra theo tinh thần cải cách tư pháp là phải thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách chặt chẽ, đầy đủ, khách quan, theo đúng quy định của pháp luật tố tụng, giảm thiểu oan sai, không bỏ lọt tội phạm, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Để thực hiện được điều đó, mỗi ĐTV, KSV phải luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các quan điểm của Đảng, Nhà nước và pháp luật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình chứng minh VAHS.