Chủ thể chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Một phần của tài liệu CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (Trang 27 - 28)

Chứng minh VAHS nhằm xác định sự thật của vụ án, xác định tội phạm và người phạm tội góp phần giải quyết vụ án đúng pháp luật. Qúa trình chứng minh vụ án hình sự diễn ra qua nhiều giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử VAHS, pháp luật cũng quy định yêu cầu, giới hạn cụ thể khác nhau về chủ thể chứng minh. Theo quy định của Điều 15 BLLTTHS thì chủ thể chứng minh được phân chia thành hai nhóm, dựa trên quyền và nghĩa vụ của chủ thể, theo đó thì chủ thể có nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cịn chủ thể có quyền chứng minh là những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan đến việc giải quyết vụ án. Căn cứ vào quy định của pháp luật, có thể xác định chủ thể chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

Thứ nhất, chủ thể có nghĩa vụ chứng minh:

Ở giai đoạn điều tra, nghĩa vụ chứng minh thuộc về CQĐT và VKS (cụ thể là Điều tra viên và Kiểm sát viên). Điều tra viên có nghĩa vụ phát hiện và thu thập chứng cứ của vụ án thông qua các biện pháp hợp pháp, bao gồm các biện pháp điều tra theo BLTTHS và các hoạt động thuộc về khoa học điều tra hình sự, nhằm xác định chính xác đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh, để kết luận về VAHS. Trong giai đoạn này, Điều tra viên tiến hành thu thập, kiểm tra các chứng cứ và đánh giá từng chứng cứ theo sự phân công của thủ trưởng. Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá toàn diện, tổng hợp các chứng cứ trong vụ án, trên cơ sở đó ra những quyết định để giải quyết vụ án.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn điều tra, với chức năng, nhiệm vụ của mình, VKS mà cụ thể là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật TTHS cũng thực hiện hoạt động chứng minh VAHS qua các hoạt động như đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu khởi tố... Vì vậy, Điều tra viên của CQĐT và Kiểm sát viên của VKS là những chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm chứng minh ở giai đoạn điều tra VAHS.

Trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, theo quy định của BLTTHS và pháp luật hiện hành, CQĐT, VKS mà cụ thể là Điều tra viên, Kiểm sát viên phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS, có trách nhiệm xác định đầy đủ những vấn đề phải chứng minh, áp dụng mọi biện pháp hợp pháp theo quy định để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Từ nhưng phân tích trên có thể khẳng định, chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong giai đoạn điều tra chủ yếu thuộc về CQĐT mà những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp là Điều tra viên và giám sát là Kiểm sát viên.

Thứ hai, chủ thể có quyền chứng minh:

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật quy định cho những người tham gia tố tụng có quyền chứng minh, đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, đây là quyền của họ nên pháp luật không quy định chặt chẽ những điều kiện, nguyên tắc chứng minh, nguyên tắc đánh giá chứng cứ đối với các chủ thể này. Người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản, người giám định khi được CQĐT yêu cầu tham gia vào quá trình chứng minh, giúp cho các chủ thể có quyền chứng minh, góp phần giải quyết đúng đắn VAHS, nhưng họ không không phải là chủ thể thực hiện hoạt động chứng minh VAHS nói chung, chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng.

Một phần của tài liệu CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)