9. Bi; 10 Hộp và bộ bánh răng
2.4.3.2 Kiểm tra tiếng gõ, ồn của hệ thống bôi trơn và chất lượng dầu bôi trơn
a. Chẩn đoán qua cảm nhận của giác quan con người
- Dùng thiết bị chuyên dùng bao gồm : bộ tai nghe, bộ que dò tiếng gõ động cơ
- Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn
- Tiến hành dùng các bộ nghe dò đặt vào các vùng bầu lọc ly tâm, bơm dầu hoặc các te dầu, đồng thời tăng giảm tốc độ đột ngột để xác định rõ tiếng gõ của cụm chi tiết.
- Tổng hợp các giá trị âm thanh của các vùng thông qua cường độ, tần số âm thanh của các vùng nghe để so sánh với các tiêu chuẩn và xác định tình trạng kỹ thuật của các cụm bầu lọc và bơm dầu.
+ Khi tắt máy, lắng nghe tiếng ồn nhỏ đều phát ra từ bầu lọc ly tâm trong khoảng 1 phút, chứng tỏ bầu lọc bình thường.
+ Nếu tiếng ồn khác thường, không đều và thời gian ngắn, chứng tỏ mịn bạc lót, hoặc vênh bình quay, cong trục.
+ Bơm dầu có tiếng gõ ồn khác thường, tốc độ càng lớn, tiếng ồn càng tăng, chứng tỏ bơm mòn xy lanh và bánh răng, hoặc gãy răng.
loại trừ dần từng hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.
b. Kiểm tra chất lượng dầu bơi trơn (Hình 2.11)
- Kiểm tra màu sắc của dầu sau khi sử dụng: Xả dầu ra thùng chứa, dùng que sạch khuấy đề và quan sát màu dầu
- Kiểm tra hạt mài kim loại trên mặt kính: Dùng hai tấm kính trắng, cho giọt dầu vào giữa hai tấm kính và ép nhẹ, lắc tràn đều cho dầu chảy ra ngồi biên tấm kính. Lăc nghiêng tấm kinh, soi theo các góc nghiêng khác nhau để thay đổi hướng chiếu của ánh sáng và xác định lượng hạt mài kim loại để so với tiêu chuẩn.
- Xác định tổng lượng tạp chất không tan trong dầu: Bằng cách dùng một số giấy thấm hết một lượng dầu nhờn nhất định xả từ các te và sấy khơ, sau đó cân trọng lượng của các tấm giấy cùng tạp chất giữ lại. So sánh với trọng lượng của các tấm giấy chưa thấm dầu, xác định lượng tạp chất và so với tiêu chuẩn cho phép để chẩn đốn tình trạng kỹ thuật hư hỏng của hệ thống bôi trơn và của động cơ.
Hình 2.11. Kiểm tra chất lượng dầu bơi trơn