Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án treo

Một phần của tài liệu THI HÀNH ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN (Trang 60 - 72)

Để đảm bảo tổ chức thi hành án kịp thời, ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ thi hành án treo thì Ủy ban nhân dân phường phải phân cơng người trực tiếp giám sát, giáo dục. Việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục phải phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để việc giám sát, giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.

Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo đến khi Ủy ban nhân dân phường nhận hồ sơ để giám sát, giáo dục người chấp hành án là một khoảng thời gian dài.

Tuy nhiên, người được hưởng án treo sinh sống, cư trú tại địa phương nên Ủy ban nhân dân phường vẫn thường xuyên theo dõi, giám sát đối với người được hưởng án treo, do đó, để đảm bảo người chấp hành án treo chịu sự giám sát, giáo dục liên tục trong quá trình chấp hành án, thì Ủy ban nhân dân phường kết hợp với Công an phường trong việc tổ chức cho người được hưởng án treo tự nhận xét việc chấp hành pháp luật cả quá trình chấp hành án (từ khi bản án có hiệu lực pháp luật đến khi nhận hồ sơ), đồng thời có ý kiến nhận xét của Cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn và nhận xét của Công an phường vào bản tự nhận xét của người chấp hành án.

Trên cơ cở đó, Ủy ban nhân dân phường có bản nhận xét q trình chấp hành án đối với người chấp hành án treo. Khoảng thời gian tiếp sau khi nhận hồ sơ, tổ chức thực hiện nhận xét định kỳ 01 tháng 01 lần theo quy định.

Trường hợp khi Cơ quan thi hành án hình sự tiếp nhận quyết định thi hành án treo mà người được hưởng án treo khơng có ở nơi cư trú, khơng xác định được họ ở đâu, không triệu tập được họ để ấn định thời gian có mặt tại Ủy ban nhân dân phường để thi hành án, thì Cơ quan thi hành án hình sự tiến hành lập biên bản việc người được hưởng án treo khơng có mặt tại địa phương và tiến hành lưu hồ sơ của người được hưởng án treo theo Quy chế phối hợp liên ngành số 01/QCLN-TATP-CATP-VKSTP ngày 15/5/2014 của Tịa án, Viện kiểm sát và Cơng an Thành phố hồ Chí Minh.

Khi người được hưởng án treo chết, phạm tội mới, vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ thi hành án hoặc bỏ đi khỏi nơi cư trú, Ủy ban nhân dân phường phải có thơng báo bằng văn bản lưu hồ sơ và gửi Cơ quan thi hành án hình sự, Tịa án nơi ra quyết định thi hành và Viện kiểm sát biết (kèm theo tài liệu liên quan đến nội dung thông báo).

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án treo và các cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giám sát người chấp hành án treo.

Để đưa công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, quản chế ở UBND các phường trên địa bàn Quận 11 đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật, từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng và khắc phục những tồn tại, thiếu sót nêu trên, tác giả có một số kiến nghị như sau:

3.2.1. Kiến nghị về việc hướng dẫn Luật thi hành án hình sự và xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành

Về quyền, nhiệm vụ của Cơ quan thi hành án quận và Ủy ban nhân dân phường trong việc giám sát giáo dục người phải thi hành án treo được quy định trong Luật thi hành án hình sự.

Bên cạnh đó pháp luật hình sự hiện hành khơng có quy định về việc những trường hợp không chấp hành bản án treo thì khơng được coi là đã xóa án tích và phải chịu tiền án nếu phạm tội mới.

Thực tiễn cần phải sửa đổi bổ sung Luật thi hành án hình sự, theo đó quy định bổ sung thêm thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự quận có quyền ra lệnh áp giải thi hành án đối với những người phải chấp hành án treo bỏ trốn hoặc cố tình trốn tránh khơng đến cơ quan thi hành án làm việc theo yêu cầu; bổ sung thêm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho Cơ quan thi hành án quận và Cơng an phường khi những người này cố tình khơng đến Cơ quan thi hành án để làm việc theo yêu cầu; sửa đổi bổ sung Luật thi hành án hình sự, Bộ luật hình sự theo hướng những trường hợp không chấp hành bản án treo thì khơng được coi là đã xóa án tích và phải bị xác định phạm tội trong thời gian thử thách hoặc coi là tái phạm nếu phạm tội mới.

3.2.2. Đối với Tòa án nhân dân Quận 11

Chánh án Tòa án cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án; Kịp thời ra quyết định thi hành án và chuyển giao cho Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an Quận 11 theo đúng thời hạn quy định.

Báo cáo thống kê số liệu định kỳ cũng như những văn bản, thông báo, công văn đề nghị…liên quan đến cơng tác thi hành án hình sự do Tịa án, Cơ quan thi hành án hình sự thực hiện đồng thời gửi cho Viện kiểm sát 01 bản để

thi hành án.

3.2.3. Đối với Cơ quan thi hành án hình sự Quận 11

Hướng dẫn và tập huấn công tác quản lý, giám sát giáo dục người được hưởng án treo, quản chế cho những cán bộ trực tiếp làm công tác thi hành án treo, quản chế tại các phường.

Sau khi nhận được hồ sơ quyết định thi hành án của Tịa án chuyển giao cần nhanh chóng triệu tập đối tượng được hưởng án treo, quản chế và kịp thời bàn giao hồ sơ án cho các UBND phường theo đúng thời hạn quy định của Điều 85 Luật Thi hành án hình sự 2019.

Chỉ đạo Công an các phường tham mưu cho UBND phường thực hiện việc quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, quản chế theo quy định của khoản 4, Điều 85 Luật Thi hành án hình sự 2019.

Tăng cường công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận trong công tác tổng hợp, đánh giá kết quả về thi hành án, định kỳ ra thông báo rút kinh nghiệm những đơn vị làm chưa tốt, biểu dương những đơn vị làm tốt.

3.2.4. Đối với UBND các Phường

Bố trí cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Cơ quan Thi hành án hình sự quận; Chủ tịch UBND 16 phường chỉ đạo cập nhật vào sổ theo dõi ghi đầy đủ cột mục và nội dung (theo mẫu SPK1, SPK2, SPK3); phân công cán bộ phù hợp trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục.

Yêu cầu người chấp hành án viết bản cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người chấp hành án.

Thực hiện việc ra quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo theo đúng quy định của Điều 86 Luật Thi hành án hình sự và đúng biểu mẫu theo Hướng dẫn số 9492/HD-C81-C83 ngày

16/11/2011 của Tổng cục VIII Bộ Công an.

Chủ tịch UBND các phường cần quan tâm đúng mức đến công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; chỉ đạo cán bộ phụ trách công tác này tăng cường công tác giám sát, giáo dục đối với người thi hành án, kịp thời lập hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách cho người chấp hành tốt.

Ủy ban nhân dân các phường hiện có hồ sơ thất lạc, cần tổ chức rà soát, kiểm điểm, chấn chỉnh rút kinh nghiệm về việc quản lý, giao nhận hồ sơ thi hành án hình sự tại đơn vị; chủ động liên hệ với Cơ quan thi hành án hình sự Quận 11 để có biện pháp khắc phục hồ sơ đã thất lạc.

Thực hiện đầy đủ thống kê số liệu người chấp hành án theo Hướng dẫn số 9492/HD-C81-C83 ngày 16/11/2011 của Tổng cục VIII-Bộ Công an thực hiện Thông tư 63/2011/TT-BCA của Bộ Công an quy định các loại biểu mẫu, sổ sách về cơng tác thi hành án hình sự: báo cáo thống kê số liệu định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm gửi Cơ quan thi hành án hình sự theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 86.

Chủ tịch UBND phường cần có biện pháp quản lý chặt chẽ việc giao nhận hồ sơ thi hành án treo giữa UBND phường và Cơ quan thi hành án hình sự Quận 11; Chỉ đạo cán bộ được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, quản chế lập hồ sơ theo dõi việc thử thách của họ đúng theo quy định tại Khoản 6, Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019. Định kỳ kiểm tra việc thực hiện công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, quản chế của Cán bộ được phân công.

3.2.5. Đối với Viện kiểm sát nhân dân Quận 11

pháp luật của Tòa án được thi hành nghiêm chỉnh, đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 198 Luật thi hành án hình sự 2019.

Hàng năm, tiến hành việc trực tiếp kiểm sát hoặc khảo sát việc quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo ở các phường trên địa bàn Quận 11 để đánh giá đúng thực trạng, kịp thời đề ra những giải pháp phù hợp, kiến nghị, kháng nghị nhằm khắc phục và phòng ngừa những vi phạm phát sinh trong quá trình thực hiện việc quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, quản chế trên địa bàn Quận 11 góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện Luật Thi hành án hình sự.

KẾT LUẬN

Thực hiện đề tài “Thi hành án treo từ thực tiễn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả đưa ra những nghiên cứu về cơ sở lý luận của thi hành án treo và thực tiễn thi hành công tác này của các cơ quan chức năng và các tổ chức, tập thể, cá nhân có liên quan; đánh giá thực trạng cơng tác thi hành án treo trong những năm qua trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, nêu ra những bất cập, tồn tại; trên cơ sở đó đưa ra đề xuất, những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và THAHS của Việt Nam.

Hình phạt án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, biểu hiện của việc “trừng trị kết hợp với giáo dục”, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Việt Nam.

Tạo điều kiện cho người được hưởng án treo tự cải tạo, chứng tỏ sự hối cải, hồn lương của mình dưới sự giám sát, giáo dục của Chính quyền và đồn thể thơng qua việc chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Bên cạnh tính nhân đạo, hình phạt án treo cũng thể hiện tính răn đe giáo dục mà cụ thể là người được hưởng phải chấp hành hình phạt tù khi phạm tội mới và trong thời gian thử thách phải chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Cần tránh để người được hưởng án treo xem việc được hưởng án treo là được tự do như bình thường, điều này sẽ làm mất tác dụng giáo dục và phịng ngừa của hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, để làm được điều này UBND các phường cần phải thực hiện tốt việc quản lý, giám sát, giáo dục và yêu cầu người được hưởng án treo chấp hành tốt các quy định của Luật thi hành án hình sự như sau:

Thực hiện tốt các quy định, chính sách pháp luật, xin phép tạm vắng khi đi khỏi nơi cư trú, hàng quý tự kiểm điểm về việc chấp hành pháp luật…

Theo Luật Thi hành án hình sự quy định rất cụ thể trách nhiệm chính trong việc quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo là trách nhiệm của Ủy ban nhân phường mà cụ thể ở đây là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Phường.

Qua trình bày trong nội dung luận văn tác giả đã đánh giá được những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế này và đề ra được những giải pháp, yêu cầu để khắc phục hạn chế nhằm thực hiện tốt công tác thi hành án treo trên địa bàn quận trong thời gian tới.

Để Luật thi hành án hình sự được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ; Chất lượng công tác quản lý, giám sát, giáo dục người bị phạt tù cho hưởng án treo của các Phường được nâng cao, thì các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Phường phải nghiêm túc thực hiện:

Chủ động tổ chức, rà soát lại các đối tượng và hồ sơ của các đối tượng được hưởng án treo trên địa bàn Phường, đồng thời đối chiếu với Cơ quan Thi hành án Quận, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Quận 11 nếu có thiết sót thì phối hợp cùng Cơ quan Thi hành án hình sự Quận, Tịa án nhân dân Quận 11 bổ sung cho đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Thực hiện đầy đủ các quy định của Luật thi hành án hình sự về quản lý, giám sát, giáo dục đối với người được hưởng án treo, phân công người giám sát, giáo dục và yêu cầu người được hưởng án treo cam kết và tự kiểm điểm về việc chấp hành các quy định pháp luật của mình để họ thấy được tính nhân đạo và cũng thấy được tính răn đe, giáo dục của hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo;

Kịp thời chuyển hồ sơ về Cơ quan Thi hành án hình sự Quận để xem xét cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách đối với các trường hợp đã hết thời gian thữ thách để đảm bảo quyền lợi của người được hưởng án treo.

Hiện nay đã có Cơ quan Thi hành án hình sự Quận 11 là cơ quan đầu mối để thực hiện Luật Thi hành án hình sự, cũng đề nghị các đồng chí tăng cường cơng tác hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ cho Công an các phường về việc thực hiện công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ đó Cơng an các phường tham mưu tốt hơn cho UBND Phường trong công tác quản lý án treo.

Hiện nay công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của UBND, công an các phường và đã đề ra được những yêu cầu, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của các Phường.

Nội dung luận văn có trích hướng dẫn các quy định, biểu mẫu cụ thể về việc thực hiện công tác quản lý, giám sát giáo dục người được hưởng án treo.

Tôi hy vọng rằng, với những kiến nghị mà tôi đưa ra trong luận văn này sẽ được các nhà làm luật và những cán bộ làm cơng tác thực tiễn quan tâm trong q trình xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần làm cho công tác thi hành án treo ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Minh Anh (2019) Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm đồng, Luận văn thạc sĩ ngành luât hình sự và tố tụng hình sự, Học viện Khoa học xã hội.

2. Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (2013) Kỷ yếu Hội thảo khoa học về tổ chức, quản lý công tác thi hành án, Hà Nội;

3. Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (2013) Báo cáo kết quả tọa đạm về mơ hình quản lý cơng tác thi hành án một số nước trên thế giới,

Hà Nội;

4. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000) Tài liệu Tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Cơng an, Hà Nội;

5. Bộ Công an (2011) Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật Thi hành án

hình sự, Nxb Lao động, Hà Nội;

6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012) Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo, ban hành 14/8/2012, Hà Nội;

Một phần của tài liệu THI HÀNH ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)