Nhân vật đạt đến tầm cổ mẫu (archetype)

Một phần của tài liệu Yếu tố triết luận trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. (Trang 90 - 92)

6. Cấu trúc luận án

4.1. Những điểm gặp gỡ trong bút pháp triết luận của Nguyễn MinhChâu và NguyễnKhả

4.1.3.3. Nhân vật đạt đến tầm cổ mẫu (archetype)

Mục tiêu triết luận với tầm nhìn ngày càng xa hơn, hướng về phía con người đời tư phổ quát khiến một số nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải còn đạt đến tầm “cổ mẫu”. Họ là hiện thân của “mẫu gốc” với tính giá trị vĩnh hằng. Điều đáng chú ý cả hai tác giả có điểm gặp gỡ là mẫu gốc mà hai ơng hướng tới khai thác, thể hiện đều là vẻ đẹp “mẫu tính”. Những nhân vật phụ nữ này họ bộc lộ vẻ đẹp mẫu tính từ bản năng gốc. Đã có khơng ít ý kiến phân tích, đánh giá về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn

mà cổ hủ, lạc hậu. Bà ta trở thành nạn nhân của bạolực gia đình có phần lỗi của chính mình, từ đó có thể đánh giá thấp giá trị tác phẩm. Song, hiểu như vậy là mới thấy bề nổi của tảng băng. Nhà văn Nguyễn Minh Châu, người đã viết Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh, Người

đàn bà trên chuyến tàu tốc hành v.v... trước đó khơng thể viết một tác phẩm mà nhân vật nữ chính lại

xuất hiện “tầm thường” như thế. Hãy xem tư thế của người đàn bà ấy tiến đến chỗ đã “quy ước” với lão chồng để hắn ta thực thi việc trút tức giận lên người vợ bằng trận địn tàn bạo. Thật lạ, người đàn bà ấy đón nhận trận địn “với vẻ cam chịu” “không hề kêu một tiếng, khơng chống trả, cũng khơng tìm cách trốn chạy”. Nhưng nếu đọc kỹ sẽ thấy, trong “bước chân thoăn thoắt” đi đến chỗ chịu đựng bạo hành kia, trong cánh tay đưa lên “có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc” kia có dáng vẻ chủ động và điềm tĩnh. Tấm thân phụ nữ dưới sức quật “nghiến răng” hết sức của cánh tay đàn ông hộ pháp mà khơng kêu một tiếng, khơng có ý định trốn chạy thì khơng chỉ là nhẫn nhục mà vì một mục đích cao cả hơn, lớn hơn rất nhiều khiến người ta có thể hi sinh bản thân, quên nỗi đau thể xác. Vậy, điều gì khiến người đàn bà quên đau đớn, chấp nhận sự hành hạ thể xác, sống chung với người đàn ơng “man rợ, tàn bạo” kia? Hóa ra chị ta vì con “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ơng để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa” ...” [32; tr.132] và chị ta “lý giải” bổn phận của người đàn bà “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ” và khi nói đến thiên chức ấy “trên gương mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên một nụ cười” ...” [32; tr. 132]. Hóa ra, với người đàn bà ấy, sinh con, ni cho con khơn lớn chính là Hạnh phúc, vì Hạnh phúc, người đàn bà của thiên tính - thiên chức Trời cho sẵn sàng làm tất cả để đạt tới Hạnh phúc. Vậy, có gì lạ đâu khi người mẹ ấy bình tĩnh đi đến hạnh phúc cho dù hành trình đi đến hạnh phúc thật đau đớn và khổ ải. Ý nghĩa của biểu tượng “mẫu tính” cịn được thể hiện trong mối quan hệ vợ - chồng. Chị ta nhận thức về bổn phận làm vợ ở việc sẻ chia, chung lưng đấu cật với chồng trong gánh nặng gia đình. Đối với chị ta, việc lão chồng đánh khơng phải vì lão khơng u thương mình, cũng khơng phải lão là người xấu mà vì “khổ quá”, “bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu...” ...” [32; tr. 131]. Như vậy, với người đàn bà ấy, chị không bị chồng đánh mà là đang chia sẻ nỗi khổ với chồng. Thiên tính của chức phận mới cao cả làmsao! Nguyễn Minh Châu đã “mượn” suy nghĩ và hành xử của người đàn bà hàng chài ít học để triết lý về thiên chức, thiên tính dưới góc nhìn bản thể luận. Chính tác giả cũng từng thốt lên trong tác phẩm: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức” và đó là “chân lý của sự tồn thiện”. Một loạt các nhân vật nữ khác của Nguyễn Minh Châu, như: Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Thai trong Cỏ Lau, Hạnh trong Bên đường chiến tranh, người mẹ trong Mẹ con chị Hằng v.v... cũng là những cổ mẫu về vẻ đẹp mẫu tính này. Những nhân vật phụ nữ này trong tâm thức của họ “ý thức về trách nhiệm và bổn phận” luôn mạnh mẽ và thống ngự mọi suy nghĩ, hành động của họ. Điều đó cũng tạo nên cho họ một thứ “uy quyền” riêng, thứ uy quyền từ chính “cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú” trong tâm hồn và tính cách họ: “Đó là bản năng chăm lo bảo vệ lấy sự sống của con người - do chính chúng tơi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình thương người bẩm sinh của nữ tính”

...” [32; tr. 201]. Chúng tơi gọi đó là “bản năng gốc” - bản năng Mẫu Tính. Bản năng Mẫu Tính này đã được Nguyễn Minh Châu xây dựng thành biểu tượng cái “Đẹp - Đạo Đức”, cái Đẹp - Nhân Bản.

Quan điểm về cái Đẹp này dường như có sự gần gũi với những cây bút lừng danh trên thế giới: Vichto Huygô trong Nhà thờ Đức bà, Những người khốn khổ; O’Henry trong Chiếc lá cuối cùng v.v... Dường như, nhân vật đạt tới tầm cổ mẫu - biểu tượng cho giá trị/ vẻ đẹp mẫu tính bộc lộ rõ hơn trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu.

Một phần của tài liệu Yếu tố triết luận trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w