Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế

Một phần của tài liệu Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Trang 32 - 37)

III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KINH TẾ CƠ BẢN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế

nhiệm vụ kinh tế

2.1 Vấn đề phát triển lực lượng sản xuất

Cần thúc đẩy tăng cường việc đào tạo đội ngũ công nhân, thợ lành nghề cũng như đội ngũ khoa học kỹ thuật ở nước hiện nay.

Tiếp tục việc xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn lựa. Chúng ta cần đổi mới phương pháp giáo dục từ bậc học phổ thông đến đại học. Tiếp tục phổ cập giáo dục đến những bậc học cao hơn, đặc biệt là vùng núi và các dân tộc thiểu số.

Chúng ta cần đưa thêm nhiều những thiết bị giáo dục cũng như những giáo trình hiện đại, tiên tiến hoà nhập với thế giới bên ngoài. Xây thêm nhiều các trường dạy nghề trung học chuyên nghiệp và đưa vào các máy móc hiện đại phù

hợp với điều kiện sản xuất hiện nay, thay thế dần cho những trang thiết bị đã cũ kĩ, lạc hậu.

Tiếp tục xây dựng mô hình các trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao dần chất lượng đào tạo bậc học này ở nước ta, tránh tình trạnh lý thuyết suông, khi ra ngoài làm việc phải đào tạo lại. Đưa thêm nhiều cán bộ khoa học kĩ thuật trong nước tar a nước ngoài học tập tiếp thu khoa học công nghệ. Có những chính sách để thu hút người tài, đặc biệt là những Việt kiều tri thức đang công tác trong các trường đại học và trung tâm khoa học của nước ngoài, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay. Thực hiện tổng thể hơn nữa các biện pháp để nâng cao chất lượng lực lượng sản xuất, đáp ứng cho một nền sản xuất lớn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

2.2 Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để phát triển đông bộ các thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cần chú ý :

- Đẩy mạnh việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước một cách vững chắc theo hướng hình thành loại hình doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, làm tốt vai trò nòng cốt trong những ngành then chốt, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo các đề án đã được chính phủ phê duyệt, bao gồm các tổng công ti lớn mà nhà nước không cần giữ 100% vốn. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trong các lĩnh vực quan trọng: bưu chính viễn thông, dần khí, điện lực, hàng không…

- Tiếp tục đổi mới kinh tế tập thể và phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu. Tạo điều kiện phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề, trên các địa bàn, tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xóa bỏ triệt để mọi hình thức phân biệt đối xử, tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi.

- Phát triển mạnh kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; giảm dần và tiến tới bãi bỏ những quy định phân biệt giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào tất cả những ngành, những lĩnh vực mà nhà nước không cấm. Sớm áp dụng thống nhất quy định về giá phí hàng hóa dịch vụ, giá thuê đất, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

2.3 Vấn đề mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Để thực hiện mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, cần thực hiện đồng bộ hàng loạt các giải pháp sau:

- Bảo đảm sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế xã hội

- Có chính sách kinh tế thích hợp đối với từng hình thức kinh tế đối ngoại. Khuyến khích mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, tăng nhanh tỉ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, phát triển mạnh mẽ những sản phẩm hàng hóa dịch vụ có khả năng cạnh tranh, có cơ chế bảo hiểm hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông sản. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng sức hấp dẫn nhất là đối với các công ty xuyên quốc gia, có chính sách thích hợp tranh thủ nguồn vốn ODA.

- Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kĩ thuật: mở rộng các loại hình thông tin liên lạc cả trong nước và quốc tế, tăng cường vốn đầu tư nâng cấp và phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải.

- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với kinh tế đối ngoại: đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của nhà nước để vừa đảm bảo sự thống nhất quản lý của nhà nước về kinh tế đối ngoại vừa phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị. Mặt khác, tăng cường các thiết chế quản lý và kiên quyết

chống lại hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát vốn đầu tư nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn.

- Xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác để thu lợi về vốn đầu tư và học hỏi về công nghệ, kinh ngiệm quản lý.

Kết luận

Từ những phân tích đánh giá trên cũng như thực tiễn ở Việt Nam hiện nay: để chúng ta có thể tực hiện thành công thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải xây dựng cho mình một nền tản lý luận vững chắc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi chính sách phát triển. Ngoài ra, phải tùy thuộc vào tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội trong nước hiện nay để có những điều chỉnh, định hướng phù hợp với xu thế của thời đại.

Cụ thể là chúng ta phải biết tiếp thu cái mới, cái tiên tiến của nhân loại, phải hội nhập cùng nền kinh tế Thế giới và khu vực; phải biết phát huy những mặt tích cực của toàn cầu hóa, đồng thời khắc phục những khó khăn, mặt trái của nó.

Một điều quan trọng nữa là đi đôi với phát triển kinh tế, nâng cao trình độ lực lượng sản xuất, chúng ta cũng phải quan tâm nhiều đến công bằng xã hội, duy trì nền văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trương sinh thái.

Để hoàn thành đề án này, em vô cùng cảm ơn thầy giáo Trần Việt Tiến đã nhiệt tình hướng dẫn và giảng dạy.

Một phần của tài liệu Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w