Những nhận xét về thực trạng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Trang 28 - 32)

III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KINH TẾ CƠ BẢN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

1. Những nhận xét về thực trạng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.1 Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế:

1.1.1 Đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tăng cường cơ sở vật chất, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.

Tổng sản phẩm trong nước ( 2001- 2005) tăng bình quân 7,5%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 3,8%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%. Quy mô tông sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 838 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với năm 1995. GDP bình quân đầu người khoảng 640 USD.

1.1.2 Tạo dựng được những tiền đề phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Giảm dần tỷ lệ tiêu dùng trong cơ cấu tích lũy - tiêu dùng, tăng khả năng tích lũy để đầu tư phát triển, đảm bảo công cuộc công nghiệp hóa. Tổng quỹ tích lũy tăng bình quân trong thời kỳ ( 2001- 2005) là 11,3%/năm.

- Nâng cấp, mở rộng và làm mới các tuyến giao thông huyết mạch và trọng yếu, đảm bảo thông suốt trong cả nước. Đến cuối năm 2005, tổng chiều dài đường quốc lộ trong cả nước vào khoảng 17.300km, tổng chiều dài đường sắt khoảng 3.400km; tổng năng lực thông qua các cảng biển vào khoảng 73 triệu tấn, tồng năng lực vận tải hành khách thông qua các sân bay vào khoảng 12 triệu hành khách / năm.

- Kết cấu hạ tầng ở nông thôn có nhiều cải thiện; đến cuối năm 2005, 100% số xã có trường tiểu học; 85,1% có lớp mẫu giáo; 99,45% số xã có trạm y tế; 83% số xã có trạm văn hóa, bưu điện xã; 94,2% số xã có đường ô tô đến trung tâm; 89,7 % số xã đã có điện lưới.

1.1.3 Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển tiềm năng của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế.

- Năm 2005, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP chiếm 20,89%; công nghiệp và xây dựng chiếm 41,04%; dịch vụ chiếm 38,07%.

- Ba vùng kinh tế trọng điểm bước đầu đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của mình, nhờ đó đã tăng trưởng khá nhanh, đóng góp khoảng 63,16% GDP cả nước vào năm 2005, 70% kim ngạch xuất khẩu, 70% giá trị gia tăng công nghiệp, 73% thu ngân sách cả nước (năm 2005).

- Cơ cấu các thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý, phát huy tiềm năng của từng thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước tiếp tục đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa và đa dạng các hình thức sở hữu, nhờ đó đều có hoạt động hiệu quả hơn. Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển với nhiều hình thức đa dạng. Kinh tế cá thể, tư nhân phát triển khá, nhất là trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục có bước phát triển, thực sự trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Năm 2005, kinh tế nhà nước chiêm 25,1% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kinh tế tập thể chiếm 0,4%, kinh tế tư nhân chiếm 22,7%, kinh tế cá thể chiếm 8,1%, khu vức có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 43,7%.

1.1.4 Thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại, tăng khả năng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu ra các khu vực trên thế giới; ra nhập ASEAN, APEC, WTO.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh; bình quân tăng 17,5%/năm (2001-2005). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người vào khoảng 390 USD (2005).

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 20 tỷ USD năm (2001- 2005); nguồn ODA dành cho Việt Nam là 16,7 tỷ USD ( 2001- 2005).

1.2 Những hạn chế vẫn còn tồn tại trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế

1.2.1 Vấn đề phát triển lực lượng sản xuất.

a. Trước hết, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ở Việt Nam còn thiếu trình độ thực tế và những bài học kinh nghiệm. Đội ngũ những công nhân, thợ lành nghề còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu cho một nền sản xuất lớn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Còn tình trạng thừa thầy thiếu thợ, rất nhiều những cử nhân, kỹ sư phải làm trái nghành nghề mà mình đã học, trong khi đó, những thợ lành nghề và công nhân sử dụng tốt máy móc, dây truyền hiện đại của một nền sản xuất lớn thì còn thiếu. Qua đó ta thấy được sự lãng phí không nhỏ của lực lượng sản xuất và sự mất cân đối mang tính chất tiêu cực làm tổn hại đến quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Mặc dù đã có rất nhiều những trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp được xây dựng nhằm đào tạo ra lực lượng sản xuất tiên tiến phục vụ cho nền kinh tế nước nhà nhưng lực lượng lao động này còn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền sản xuất cả về số lượng và chất lượng bởi một số nguyên nhân sau đây:

- Vẫn còn tư tưởng học đại học và không chịu học các bậc học thấp hơn trong lớp trẻ nên vẫn chưa có nhiều học sinh thi vào các trường hệ dạy nghề và trung học chuyên nghiệp.

- Cơ sở vật chất cho đào tạo còn nghèo nàn, hầu hết là những trang thiết bị, máy móc có từ thời bao cấp còn qúa lạc hậu so với giai đoạn hiện nay.

- Trình độ chuyên môn của giáo viên giảng dạy còn một số vấn đề như thiếu kinh nghiệm thực tế, nặng về lý thuyết

- Nạn tiêu cực trong giáo dục còn xảy ra phổ biến.

Sự yếu kém về chất lượng của nguồn dự trữ lao động ở Việt Nam đã khiến cho các công ti đầu tư phải mất thêm thời gian và chi phí đào tạo lại. Đó chính là những trở ngại mà nước ta gặp phải trong thời kỳ qúa độ về lực lượng sản xuất, làm xấu đi hình ảnh lao động trong nước, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài

chuyển hướng đầu tư sang một số nước trong khu vực có lực lượng sản xuất phát triển hơn như: Trung Quốc, Thái Lan. Malaysia…

b. Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa muộn nên gặp phải thế bất lợi trong cạnh tranh quốc tế, do năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, hàm lượng vốn và trí tuệ trong sản phẩm không cao, lại thường bị động trong việc tuân thủ các luật lệ kinh tế quốc tế…

- Mặt khác, mức độ suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với sự xuốn cấp của môi trường sống là hậu quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là với nước ta - một nước đang trong giai đoạn phát triển.

1.2.2 Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Việc sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước chưa được thực hiện theo một đề án tổng thể kết hợp giữa ngành và địa bàn mà lại được thực hiện theo đề án của từng bộ, ngành, địa phương, tổng công ti nên dẫn đến sự chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, giữa doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa phương trên cùng một địa bàn.

- Phần lớn các ngành, các cấp vẫn còn tư tưởng giữ lại nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc có cổ phần chi phối của Nhà nước. Trong khi hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển; chưa giảm được tình trạng xóa nợ, giãn nợ, bù nợ….và năng lực cạnh tranh kém.

- Khu vực kinh tế tiểu chủ tập trung nhiều ở nông thôn, chưa có sức sản xuất lớn và biện pháp kỹ thuật hiện đại nên giá trị kinh tế đem lại còn thấp.

1.2.3 Vấn đề mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại còn mắc phải một số hạn chế như sau:

- Hoạt động ngoại thương còn ít. Chúng ta mới chỉ xuất khẩu những sản phẩm công nghiệp nhẹ như: may mặc, da giầy, các nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế…vv. Nói chung, những sản phẩm này có giá trị thấp nhưng lại

phẩm y tế…vv. Mặt khác, các sản phẩm xuất khẩu của ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu và chất lượng của các thị trường ngoài nên đã có những trường hợp bị trả lại.

- Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ còn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, ví dụ như ngành du lịch: do chất lượng của cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa tổ chức được nhiều tour du lịch hấp dẫn nên chúng ta vẫn chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế và thời gian khách du lịch lưu trú còn ít, các dịch vụ kèm theo trong du lịch còn thiếu nhiều nên việc thu ngoại tệ từ du lịch còn gặp nhiều khó khăn so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Hợp tác khoa học kỹ thuật còn ít, các công ty, tập đoàn nước ngoài còn chưa muốn giúp đỡ Việt Nam phát triển khoa học kỹ thuật, họ còn rất nhiều những vướng mắc trong vấn đề thủ tục luật pháp và chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

- Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thì các công ty Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc gia công xây dựng xí nghiệp cho nước ngoài, chưa thể sản xuất ra những mặt hàng có giá trị và hàm lượng khoa học kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w