Định nghĩa Văn hóa

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1 Định nghĩa Văn hóa

Tại Việt Nam, nhiều học giả đã có những nghiên cứu sâu sắc về văn hóa và thực tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Hồ Chí Minh, 1995). Định nghĩa này của Bác giúp tiếp cận tổng thể khái niệm văn hóa. Đó là những hoạt động sống trải qua thực tiễn và thời gian chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong cuốn sách “Tìm hiểu về văn hố Việt Nam” (2006) đã nhận định “Văn hóalà một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Những chuẩn mực, niềm tin hay đặc điểm của văn hố chịu ảnh hưởng từ gia đình, nền giáo dục, tơn giáo, vùng miền và truyền thông.

Trên thế giới, các nghiên cứu nhấn mạnh văn hóa là một tập hợp các chuẩn mực, niềm tin, các giá trị được chia sẻ và các hành vi được mong đợi đóng vai trị là ngun tắc chỉ đạo trong cuộc sống của con người (Hofstede, 1980; Schwartz, 1994). Hofstede là một trong những học giả nghiên cứu sâu về văn hóa với nhận định đó là tồn bộ lập trình tập thể của tâm trí để phân biệt các thành viên của một nhóm hoặc loại người với những người khác (Hofstede,1980). Văn hóa có hai chức năng - một là gắn kết xã hội với nhau và hai là hỗ trợ một cá nhân trong việc ra quyết định, phát triển và các lĩnh vực quan trọng khác (Kassa & Vadi, 2007). Theo UNESCO trong “Tun bố về những chính sách văn hóa năm 1982” thì “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” (UNESCO, 1982). Văn hóa giữ vị trí đặc biệt và vai trị quan trọng trong sự điều tiết, vận

27

động mọi mặt của xã hội, là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội; kích thích sự sáng tạo và đánh thức những năng lực tiềm ẩn của con người (Nguyễn, 2020).

Như vậy, văn hoá là sự kết hợp tổng thể các yếu tố về trí tuệ, trí nhớ, ý kiến, lý tưởng, nhận thức, ý nghĩa, thứ bậc, hệ tư tưởng, quan niệm về thời gian, vị trí, quan hệ xã hội, khái niệm thế giới, các đối tượng và tài sản vật chất mà một cộng đồng lưu truyền và phát triển qua nhiều thế hệ.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)