So sánh giữa NIS và RIS

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 33)

34

Tiêu chí NIS RIS

Ch th chính - Lĩnh vực kinh doanh - Chính phủ

- Các tổ chức nghiên cứu và giáo dục

- Các trường đại học - Các doanh nghiệp

- Các tổ chức nghiên cứu công lập Th chế nh hưởng - Chính sách cơng - Luật pháp - Hỗ trợ tài chính cơng - Các thể chế khơng chính thức, phụ thuộc vào lịng tin và sự tin cậy của các chủ thể

Tương tác chính - Hợp tác R&D

- Hoạt động liên kết nhanh - Lan toả về mặt công nghệ - Sự dịch chuyển nhân sự

- Liên kết liên doanh

- Các hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu bên

- Hợp tác R&D

Nguồn: Shu Gao và Harro van Lente, 2008

Có thể thấy, NIS có phạm vi ảnh hưởng lớn, bao trùm đối với RIS. Mỗi hệ thống có cách tiếp cận riêng lên q trình ĐMST của chủ thể chính mà hệ thống đó hướng tới. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ vận dụng hệ thống NIS với ba chủ thể chính là Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu giáo dục là chủ chốt trong việc thúc đẩy năng lực ĐMST tại các doanh nghiệp.

Yếu tố văn hoá (bao gồm cooperative culture - văn hoá hợp tác và competitive culture - văn hoá cạnh tranh) được xuất hiện trong cả ba trụ cột của kiến trúc thượng tầng trong hệ thống ĐMST của Cooke & cộng sự (1998) đã khẳng định vai trò và sức ảnh hưởng của văn hoá đối với ĐMST.

35

Trippl & Toedtling (2008) đã tiếp cận nghiên cứu về “Văn hoá đổi mới vùng” (Regional Innovation Cultures) như sau:

Bng 3: Kết quả nghiên cứu về “Văn hóa đổi mới vùng” của Trippl & Toedtling (2008)

STT Yếu tố của văn hóa vùng

Ý nghĩa đối với q trình đổi mới Kết quả

1 Các giá trị văn

hoá

(Các giá trị chia sẻ, thái độ)

Tò mò, sự sẵn sàng cho giải pháp mới và chấp nhận thử thách, sự cởi mở với thế giới bên ngoài, sự sẵn sàng kết nối với các doanh nghiệp khác trong khu vực và thế giới

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới cấp tiến, luồng ý tưởng mới 2 Ngôn ngữ (Ngôn ngữ chung trong ngữ cảnh rộng)

Tăng cường giao tiếp, trao đổi kiến thức ngầm

Trao đổi kiến thức, tăng cường xây dựng lòng tin

3 Nhận thức và khái niệm

(Kiến thức chung)

Vấn đề, khái niệm của sự ganh đua và đổi mới, giải pháp kĩ thuật

Giảm sự không chắc chắn và xây dựng lòng tin

36

4 Hành vi

- Chu trình đổi mới - Cách thức tương

tác với các doanh nghiệp trong khu vực

- Những hoạt động đổi mới định kì - Mơ hình tương tác - Những quá trình R&D định kì - Tăng cường sự đồng lực và học tập tập thể 5 Quy tắc ứng xử; Tiêu chuẩn hành vi Những quy tắc khơng chính thức, những hành vi được xã hội chấp nhận, hình phạt với những hành vi sai trái

Bộ hướng dẫn hành vi, cách giảm thiểu các cơ hội và nguy cơ.

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Từ kết quả nghiên cứu trên có thể nhận định được vai trò to lớn, tầm quan trọng của yếu tố văn hoá, cụ thể là văn hố vùng tới q trình ĐMST của các doanh nghiệp trong vùng, trong khu vực. Các yếu tố văn hoá là nền tảng, nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành q trình ĐMST. Sự khác biệt về văn hố giữa các vùng miền, khu vực dẫn tới sự khác nhau trong cách các doanh nghiệp tiếp cận với ĐMST. Chính sự khác nhau này đã hình thành nét đặc trưng riêng trong suy nghĩ, ngôn ngữ, cách giao tiếp và hành vi ứng xử của các chủ thể. Vì vậy, tình hình ĐMST tại mỗi vùng miền, khu vực cũng sẽ thay đổi.

2.3.2 Phân tích ảnh hưởng của văn hóa vùng tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp doanh nghiệp

Chen, Podolski & Veeraraghavan (2017) đã nhận định văn hóa vùng có tác động hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Con người là nhân tố cốt lõi trong q trình ĐMST của doanh nghiệp. Trong khi đó, văn hố vùng tác động sâu sắc đến lối sống, nếp suy nghĩ, hành vi, cách ứng xử của dân cư trong vùng đó.

37 • Phương ngữ:

Ngơn ngữ là một khía cạnh quan trọng trong bất kì nền văn hố nào. Mỗi địa phương, mỗi vùng miền khác nhau sẽ có sự khác biệt trong ngơn ngữ, cách thức giao tiếp. Ahn & Kim (2017) đưa ra và chứng minh giả thuyết về những giá trị chung và ngơn ngữ có vai trị thúc đẩy hiệu quả ĐMST trong doanh nghiệp dựa trên những ảnh hưởng của chúng lên việc chia sẻ kiến thức chung trong công ty. Phương ngữ là một hệ thống ngôn ngữ được sử dụng ở một khu vực, địa phương nhất định. Herrmann-Pillath, Libman & Yu (2014) đã khẳng định phương ngữ là biểu hiện của văn hóa vùng. Qua nghiên cứu về tác động của văn hố đến ĐMST trên phạm vi tồn Trung Quốc, Wei, Kang & Wang (2019) khẳng định phương ngữ có tác động mạnh mẽ đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp.

Q qn CEO:

Nhân tố “Nơi sinh” có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị và hành vi xã hội của một cá nhân (Boas, 2010). Một cách hiển nhiên, CEO của doanh nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nền văn hố nơi mình sinh ra và lớn lên, mang trong mình đặc tính riêng, chịu tác động bởi những nét văn hoá của vùng/khu vực sinh ra và trưởng thành.

Trong khi đó, CEO là nhân sự chủ chốt đứng đầu doanh nghiệp, là nhân sự cốt lõi trong quá trình ĐMST của doanh nghiệp. Tate & Yang (2015) đã đưa ra nhận định rằng đặc điểm cá nhân của CEO thường đóng vai trị quyết định trong văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp nói chung thường là do CEO. Việc sử dụng dữ liệu nơi sinh của CEO để đánh giá các đặc điểm văn hóa vùng/khu vực giúp nhận diện được văn hóa ở cấp độ doanh nghiệp mà CEO đó đang điều hành.

Năng lực ĐMST của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ những quyết định của CEO, những đặc điểm liên quan đến CEO của doanh nghiệp đó (Glasso & Simcoe, 2011). Do đó, việc nghiên cứu về quê quán của người đứng đầu doanh nghiệp - CEO sẽ giúp chúng ta đưa ra thêm nhiều đánh giá ẩn sâu bên trong những quyết định của CEO, đặc biệt trong việc thúc đẩy năng lực ĐMST của doanh nghiệp.

Trụ sở cơng ty:

Như đã đề cập, văn hố vùng mang bản sắc của khu vực phân chia theo địa lý. Yếu tố vùng (địa lý khu vực) thuộc một cấp quản lý hành chính nhà nước và trong một vùng có

38

thể có nhiều lãnh thổ và là biểu hiện của sự thống nhất về mặt tổ chức (Allen & cộng sự, 1998; Amin, 2004; Bristow, 2010; Castells, 1996; Cooke & Morgan, 1994; Gilbert, 1988). Theo Adam (2019), trụ sở chính của cơng ty (headquarter) là nơi đặt ban giám đốc điều hành và các nhân viên quản lý và hỗ trợ chủ chốt của cơng ty. Trụ sở chính của cơng ty được coi là địa điểm uy tín nhất của doanh nghiệp và cũng có thể tạo uy tín cho thành phố chủ nhà và giúp thu hút các doanh nghiệp khác đến khu vực. Trụ sở chính của cơng ty phản ánh yếu tố vùng/địa lí mà cơng ty đó chịu ảnh hưởng. Bởi vì từng vùng có các điều kiện về vị trí địa lý kinh tế, mơi trường chính trị - pháp luật, nguồn nhân lực, v.v... khác nhau cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh và sáng tạo đổi mới của từng công ty (Trần, 2014).

Có thể thấy, những nhận định cụ thể trên cho thấy các nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hoá vùng tới năng lực ĐMST của doanh nghiệp trên thế giới hiện tại còn hạn chế về mặt số lượng. Đa phần đang sử dụng khung lý thuyết 6 chiều văn hố của Hofstede. Phương pháp nghiên cứu thơng thường là khảo sát và/hoặc nghiên cứu tình huống và bối cảnh nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia phát triển ở Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á, như Trung Quốc, Ai Cập, Hungary,....

Xét trên mặt tích cực trong mối quan hệ giữa văn hố vùng và năng lực ĐMST, theo Trippl & Toedtling (2008), văn hố vùng với khía cạnh là các thói quen hành vi của các công ty, tổ chức và của các chủ thể chính sách. Những thói quen như vậy làm giảm sự không chắc chắn, giúp đưa ra quyết định và do đó, làm thúc đẩy cơng nghệ mới. Các hành vi, thói quen và tập quán đó cũng có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng và khả năng thực hiện các dự án kinh doanh mới, chấp nhận rủi ro và thành lập các công ty mới,

Xét trên mặt tiêu cực, Trippl & Toedtling (2008) đưa ra ý kiến rằng văn hóa khu vực có thể trở nên bảo thủ, mạng lưới quá mạnh và khép kín, và thói quen là một trở ngại cho sự thay đổi. Vì vậy, văn hóa khu vực đã trở thành một trở ngại lớn cho sự đổi mới.

39

CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT

Dựa vào cơ sở lý thuyết đã nêu ở Chương 2, nhóm nghiên cứu đề xuất các giả thuyết về tác động của văn hóa vùng tới năng lực ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam. Sau đó nghiên cứu trình bày cách thu thập bộ dữ liệu và mơ tả dữ liệu, cuối cùng là đề xuất lên mơ hình hồi quy phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

3.1 Khung mơ hình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết về tác động của vùng văn hóa đến ĐMST của các cơng ty đã được nhóm tác giả phân tích và cụ thể hóa trong Chương 2. Yếu tố có bằng sáng chế được sử dụng để tiếp cận việc thể hiện sự ĐMST của doanh nghiệp. Ba khía cạnh của văn hóa vùng được cân nhắc ở trong nghiên cứu này là các đặc điểm về vị trí địa lý và văn hóa, đó là: (i) Phương ngữ (ngôn ngữ địa phương), (ii) Nơi sinh của CEO và(iii) Trụ sở công ty. Một số chỉ số về đặc tính của doanh nghiệp và đặc điểm của Giám đốc điều hành được sử dụng để thể hiện tác động gián tiếp lên mối quan hệ giữa Văn hóa vùng và Năng lực ĐMST (An, Zhou, & Pi, 2009; Czarnitzki & Toole, 2006; Lin & cộng sự, 2011). Về đặc tính của doanh nghiệp, nhóm lựa chọn một số yếu tố tác động bên trong như Cường độ R&D, Quy mô doanh nghiệp, Khả năng sinh lời, Khả năng thanh tốn nợ và Tính thanh khoản của cơng ty; cùng với các yếu tố tác động từ bên ngồi như Quyền sở hữu cơng ty và Tốc độ tăng trưởng GDRP của tỉnh thành công ty đặt trụ sở (An, Zhou, & Pi, 2009). Những đặc điểm của CEO bao gồm thời gian tại nhiệm (nhiệm kỳ), tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn và nền tảng quản trị cũng được nhóm nghiên cứu lựa chọn (Lin & cộng sự, 2011; Liu & Liu, 2007). Khung mơ hình nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của văn hóa vùng lên yếu tố ĐMST của doanh nghiệp được minh họa ở Hình 3.

40

Hình 3: Khung mơ hình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm nghiên cứubiên tập

3.2 Thiết kế mẫu và dữ liệu

3.2.1 Thiết kế mẫu

Bước đầu tiên trong quá trình chọn mẫu là xác định tổng thể chung trong trường hợp thực hiện nghiên cứu khoa học này, nhóm lấy tổng thể chung là tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Sau khi xác định được tổng thể chung, nhóm tiến hành xác định khung chọn mẫu. Do có sự giới hạn nhất định về cách tiếp cận, thời gian và chi phí, nhóm quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để có thể ước lượng sơ bộ về vấn đề mà đềtài nhóm đang nghiên (Lance & Hattori, 2016). Vì vậy, nhóm lựa chọn mẫu dữ liệu có sẵn trong bộ dữ liệu các doanh nghiệp được niêm yết và giao dịch công khai trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

3.2.2 Chọn dữ liệu

Tất cả các dữ liệu của các doanh nghiệp là dữ liệu sơ cấp được nhóm quan sát từ năm 2017 đến hết năm 2019. Dữ liệu về nơi sinh của Giám đốc điều hành được lấy từ Báo cáo thường niên của cơng ty và cơng cụ tìm kiếm thơng tin Google. Các dữ liệu về bằng sáng chế được trích xuất từ trang web của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (IP Viet Nam) nhưng sẽ chủ yếu là tìm kiếm thủ cơng từ Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính của mỗi cơng ty. Dữ liệu về R&D thu thập cũng được triển khai trực tiếp theo cách thức tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên HNX. Tốc độ tăng trưởng

41

Tổng sản phẩm địa phương ΔGRDP hàng năm cấp tỉnh thành được Tổng cục Thống kê Việt Nam cung cấp và công bố. Sau khi đã loại bỏcác quan sát không đạt yêu cầu vềđiều kiện cần của mẫu và chưa lên sàn HNX trong khoảng thời gian quan sát, nhóm có được mẫu quan sát với quy mô 308 doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn 3 năm từ năm 2017 đến hết năm 2019. Do đó, dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu cân bằng (strongly balanced data). Đối với nghiên cứu của nhóm đề tài, đây có thể coi là quy mơ mẫu phù hợp.

3.3 Mô tả biến

3.3.1 Sự đổi mới của công ty –Bằng sáng chế (Innov)

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chủ yếu sử dụng yếu tố các khoản đầu tư cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D)hoặc dữ liệu về bằng sáng chế để đo lường sự đổi mới của công ty. Tuy nhiên, so với yếu tố R&D, số lượng bằng sáng chế không chỉ cho thấy mức độ đổi mới của cơng ty mà cịn đo lường được chất lượng của sự đổi mới đó đối với doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng yếu tố số lượng bằng sáng chế có thể coi như là một cách tốt hơn để xác định được sự đổi mới của doanh nghiệp (Fang, Tian & Tice, 2014). Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu và tài liệu có được, do việc có sự khơng thống nhất trong cách trình bày bản báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của mỗi cơng ty tại Việt Nam nên nhóm rất khó để xác định được số lượng bằng sáng chế của mỗi cơng ty nói riêng. Do đó, nhóm tác giả chỉ có thể thay đổi cách tính tốn trực tiếp sự đổi mới công ty trong một năm bằng việc dựa vào xem cơng ty đó có bằng sáng chế trong năm tài khóa đó hay khơng.

Nguồn cung cấp dữ liệu về bằng sáng chế được nhóm tổng hợp từ các bản báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của mỗi cơng ty. Mặc dù lúc đầu nhóm muốn tìm kiếm dữ liệu thơng qua trang web của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (IP Viet Nam) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam để có thể có dữ liệu chính xác nhất, nhưng do vấn đề kỹ thuật và số liệu khơng đầy đủ nên có khá nhiều dữ liệu của trang web bị mất hoặc khơng thể truy cập vào. Vì vậy, nhóm quyết định sử dụng phương pháp là trực tiếp lọc dữ liệu bằng sáng chế của mỗi công ty qua từng bản Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này. Theo phương pháp của Cornaggia & cộng sự (2015), nhóm sẽ thay thế dữ liệu bằng sáng chế bị thiếu hoặc khơng có bằng số khơng. Và do khơng có số liệu chính xác về

42

số lượng bằng sáng chế mà một công ty có trong từng năm, cho nên nhóm sử dụng ‘1’ biểu thị cho việc cơng ty đó có bằng sáng chế trong năm tài khóa được xét đến.

3.3.2 Vị trí địa lý và văn hóa

Từ những dữ liệu có sẵn, nhóm đã đo lường văn hóa địa lý theo ba hướng khác nhau và khơng có mối liên hệ tương quan nào giữa những phép đo này. Những phép đo phản ánh rõ nét về đặc điểm địa lý và văn hóa ở Việt Nam từ các khía cạnh khác nhau.

3.3.2.1 Phương ngữ (Language)

Đầu tiên, nhóm sử dụng dữ liệu ngôn ngữđịa phương (phương ngữ) ở cấp thành phố để có thể đo lường văn hóa vùng. Về mặt khía cạnh dân tộc và tơn giáo ở Việt Nam là gần như đồng nhất nhưng vẫn có những đặc điểm riêng biệt ở từng vùng miền do chịu nhiều tác

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)