I.1. Phân tích tình hình huy động vốn:
Nếu như vấn đề hàng ngày của các khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ để phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối Ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp vốn ngược lại cho khối doanh nghiệp trong nền kinh tế, thực hiện vai trò trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua công tác huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu của dân cư để họ có thể gởi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.
Đối với Chi nhánh An giang, vốn huy động là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm tạo nguồn vốn tín dụng cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ thế công tác huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được kết quả sau:
Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động giai đoạn 2003-2005
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
2004/2003 2005/2004
Số tiền Tăng
trưởng Số tiền
Tăng trưởng 1.Vốn HĐ 64.000 52.000 85.000 -12.000 -18,75 33.000 63,46 TGTT 14.000 9.000 11.000 -5.000 -35,71 2.000 22,22 TG không kỳ hạn 1.000 1.000 5.000 0 0,00 4.000 400,00 TG có kỳ hạn 27.500 27.000 44.000 -500 -1,82 17.000 62,96 USD (quy đổi) 21.500 15.000 25.000 -6.500 -30,23 10.000 66,67 2. Vốn ĐC 130.000 130.000 115.000 0 0,00 -15.000 -11,54 Tổng cộng 194.000 182.000 200.000 -12.000 -6,19 18.000 9,89
Đồ thị 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2003-2005 Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số dư huy động vốn biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2004 vốn huy động đạt 52.000 triệu đồng tương đương giảm 18,75% tức giảm 12.000 triệu đồng so với năm 2003; Nhưng đến năm 2005 vốn huy động đạt đến 85.000 triệu đồng tăng đến 63,46% tương đương tăng 33.000 triệu đồng so với năm 2004.
Sở dĩ có được sự tăng trưởng trên là do trong thời gian qua Chi nhánh thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ACB. Đổi mới phong cách phục vụ, lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh và chính xác các chứng từ cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được sự tín nhiệm của khách hàng,
khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.
Sự tăng trưởng này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng trong khi người dân vẫn có ích sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư, và hình thức đơn giản nhất là gởi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi. Tuy vậy, để thu hút được loại tiền gởi này đòi hỏi Chi nhánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa trước sức ép cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại khác và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói, trong năm 2005 công tác huy động vốn ở Chi nhánh đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng. Chính sự tăng trưởng này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của địa phương.
I.2. Phân tích tổng dư nợ cho vay:
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung-dài hạn phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.
Bảng 5: Tình hình tổng dư nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2003-2005 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ Số tiền trưởngTăng Số tiền trưởngTăng Ngắn hạn 130.853 83,17 152.675 84,53 180.256 84,42 21.822 +16,68 27.581 +18,07 Trung -dài hạn 26.484 16,83 27.951 15,47 33.270 15,58 1.467 +5,54 5.319 +19,03 Tổng cộng 157.337 100,00 180.626 100,00 213.526 100,00 23.289 +14,80 32.900 +18,21 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ACB-CN An Giang)
Đồ thị 2: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2003-2005 Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Điều này cũng là tất yếu bởi doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số cho vay.
• Dư nợ ngắn hạn:
Năm 2003 đạt mức dư nợ là 130.853 triệu đồng; năm 2004 là 152.675 triệu đồng tăng 21.822 triệu đồng tương đương tăng 16,68%. Sang năm 2005 mức dư nợ đạt 180.256 triệu đồng tăng 27.581 triệu đồng tương đương tăng 18,07% so
với năm 2004. Nguyên nhân là do trong 2 năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên đã được đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm qua chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nhà tiêu dùng, công thương nghiệp.
• Dư nợ trung-dài hạn:
Tình hình dư nợ trung-dài hạn qua các năm như sau: năm 2003 là 26.484 triệu đồng; năm 2004 dư nợ này đạt 27.951 triệu đồng tăng 1.467 triệu đồng tương đương tăng 5,54% so với năm 2003; Sang năm 2005 mức dư nợ này tiếp tục tăng 19,03% tương đương tăng 5.319 triệu đồng. Các khoản cho vay trung-dài hạn có đặc điểm là không thể thu hồi nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu một phần. Dư nợ này tại chi nhánh trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, xây dựng tiêu dùng.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển và tiếp tục phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám Đốc, các trưởng phòng, phải kể đến sự nổ lực của các nhân viên tín dụng. Đặc biệt là những nhân viên tín dụng làm tốt công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI ACB AN GIANG:
Trong thời gian qua Chi nhánh ACB An Giang đã được sự hỗ trợ tích cực từ Hội sở, cụ thể là sự có mặt của Tổ Công Tác Hội Sở tại Chi nhánh từ năm 2002. Tổ Công Tác Hội Sở phòng tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên tín dụng thực hiện theo đúng qui trình tín dụng ngay từ giai đoạn tiếp nhận đơn xin vay vốn của khách hàng. Chính động tác này đã giúp nhân viên tín dụng thẩm tra khách hàng ngay từ giai đoạn đầu của qui trình tín dụng, từ đó làm cho công tác thẩm định của nhân viên thẩm định hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Tình hình thẩm định giai đoạn 2003-2005 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Dự án Tỷ trọng (%) Dự án Tỷ trọng (%) Dự án Tỷ trọng (%) Dự án % Dự án % DA được duyệt 3.017 92,00 3.171 93,71 4.668 96,77 154 5,10 1.497 47,21 DA khôn g được duyệt 262 8,00 213 6,29 156 3,23 -49 -18,70 -57 -26,76 Tổng cộng 3.279 100,00 3.384 100,00 4.824 100,00 105 3,20 1.440 42,55 (Nguồn: Phòng tín dụng) Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số dự án được thẩm định qua các năm điều tăng, đặc biệt là năm 2005 tăng đến 42,55% tương đương tăng 1.440 dự án so với năm 2004, còn năm 2004 thì tăng chỉ 3,20% tương đương tăng 105 dự án so với năm 2003. Nhưng trong số đó vẫn có một số dự án không được duyệt, 213 dự án 2004 giảm 49 dự án hay giảm 18,70% so với năm 2003, đến năm 2005 thì số dự án không được duyệt tiếp tục giảm 26,76% tương đương 57 dự án so với năm 2004.
Như vậy, qua 3 năm thì tổng số dự án được thẩm định ngày càng tăng và số dự án không được duyệt thì giảm. Điều này, đồng nghĩa với dự án được xét duyệt đêu tăng qua các năm 2003-2005. Cụ thể, năm 2004 tăng 5,10% so với năm 2003 tương đương tăng 154 dự án được duyệt. Sang năm 2005 thì số dự án này lại tiếp tục tăng đến 1.497 dự án hay tăng đến 47,21% so với năm 2004.
Nhìn chung, xu hướng vận động trên là tốt thể hiện sự tăng trưởng trong công tác thẩm định. Tuy nhiên, để xem xét tính hiệu quả của công tác thẩm định chúng ta cần phân tích những hậu quả hay những rủi ro do công tác thẩm định không hiệu quả mang lại cho Chi nhánh trong thời gian qua. Chúng ta biết rằng
mọi rủi ro của tín dụng đều dẫn đến kết quả cuối cùng là nợ quá hạn. Như vậy, để thấy được vấn đề ta cần tìm hiều tình hình nợ quá hạn và những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của Chi nhánh trong thời gian qua.
II.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn tại ACB-CN An Giang:
Đối với khoản cho vay khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, nếu được Chi nhánh đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho Chi nhánh thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, tất yếu Chi nhánh cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn.
Tình hình nợ quá hạn tại ACB-CN An Giang trong 3 năm qua như sau:
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2003-2005
ĐVT: triệu đồng
Chỉ
tiêu 2003 2004 2005
2004/2003 2005/2004
Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 2.617 2.331 2.108 -286 -10,93 -223 -9,57 Trung- dài hạn 529 920 1.138 391 73,91 218 23,70 Tổng cộng 3.146 3.251 3.246 105 3,34 -5 -0,15
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ACB-CN An Giang)
Đồ thị 3: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2003-2005 Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh biến động không lớn và có sự thay đổi nghịch chiều giữa nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể nợ quá hạn của năm 2004 giảm 10,93% tức giảm 286 triệu đồng, trong khi nợ quá hạn dài hạn lại tăng 73,91% tương đương tăng 391 triệu đồng so với năm 2003. Và sang năm 2005 xu hướng đó cũng không thay đổi.
Mặt dù có sự thay đổi vị trí tăng giảm giữa nợ quá hạn trong ngắn hạn và dài hạn, nhưng tổng nợ quá hạn lại tăng qua các năm. Tuy nhiên sự tăng lên này không thể kết luận hoạt động tín dụng đang diễn biến theo chiều hướng xấu, là nguy cơ của rủi ro. Bởi muốn đánh giá xu hướng của nợ quá hạn ta phải xét đến
tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ. Tại chi nhánh trong 3 năm qua tỷ lệ này có chiều hướng tốt, vào năm 2003 là tương đương 2%, sang năm 2004 là 1,8%, đến năm 2005 chỉ là 1,52% .
Bảng 8: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giai đoạn 2003 – 2005
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng dư nợ 157.337 180.626 213.526
Nợ quá hạn 3.146 3.251 3.246
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 2,00 1,80 1,52
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ACB-CN An Giang)
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Chi nhánh trong 3 năm qua là giảm qua các năm, đây là xu hướng tốt. Theo đánh giá của ngành thì tỷ lệ này ở mức 5% là bình thường, trên 5% là xấu còn dưới 5% là tốt.
II.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn:
Nợ quá hạn và nợ khó đòi luôn tồn tại ở bất cứ một đơn vị cho vay, một tổ chức tín dụng nào. Vấn đề ở đây là làm sao nhận biết được các nguyên nhân của nó để có thể đưa ra các biện pháp và giải pháp để khác phục.
II.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Đối với hộ nông dân: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, bị thiên tai lũ lục, sâu bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất làm mùa màng bị thất mùa ảnh hưởng đến thu nhập, nên không có khả năng trả nợ. Cần phải có thời gian để phục hồi sản xuất, khôi phục khả năng tài chính để trả nợ cho Ngân hàng.
- Đối với hộ ngư dân: Các hộ này trong quá trình nuôi cá bị dịch bệnh và chết, cùng với vụ kiện bán phá giá từ phía Mỹ đã làm giảm giá bán nên ngư dân bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ vay Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn.
- Đối với hộ kinh doanh cá thể: nguyên nhân là do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ.
- Về phía khách hàng có một số trường hợp khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật cho cán bộ tín dụng trong việc thẩn định. Ngoài ra còn một nguyên nhân do khách hàng cố tình không trả nợ.
- Ngoài ra, nợ quá hạn còn do nguyên nhân là nhân viên A/O trong quá trình thẩm định chưa tiến hành đúng và đầy đủ các thủ tục cần thiết và kiểm soát khách hàng chưa chặt chẽ trong quá trình sử dụng vốn vay.
- Một khoản nợ xấu, nợ khó đòi phát sinh có thể liên quan đến quá trình thực hiện qui trình tín dụng. Do tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng nên quá chú trọng đến yếu tố tìm kiếm khách hàng mà nhân viên tín dụng nóng vội nên đã không thực hiện trình tự của qui trình cho vay.
- Bên cạnh còn có nguyên nhân liên quan đến chính sách tín dụng Ngân hàng như:
• Việc cho vay tập trung quá nhiều vào một ngành hàng, một khách hàng, hoặc một nhóm khách hàng, ngành hàng có liên quan với nhau.
• Quá chú trọng vào tài sản bảo đảm. Trong thời gian qua, một số nhân viên tín dụng đặt vai trò của bảo đảm tín dụng không đúng chỗ, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, trong khi các yếu tố khác lại không chú trọng đúng mức.
• Một nguyên nhân nữa có thể do trình độ, năng lực, đạo đức của một số cán bộ tín dụng.
Trên thực tế, nếu người vay không trả được nợ đúng thời hạn thì có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với Ngân hàng. Giả sử khi Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ của khách hàng sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả của Ngân hàng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng Ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện tình hình. Ngược lại, khi Ngân hàng đang ứ động vốn thì việc chậm trể trả nợ của khách hàng tạm thời không gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng,