QUI TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI ACB:

Một phần của tài liệu Đề án tài chính ngân hàng - Lý luận về tín dụng và thẩm định tín dụng ppsx (Trang 55 - 87)

III.1. Thu thập thông tin khách hàng:

III.1.1. Các hồ sơ cần thiết yêu cầu khách hàng cung cấp:

III.1.1.1. Đối với mới quan hệ lần đầu:

a) Công ty:

- Điều lệ hoạt động của công ty đã được công chứng Nhà nước xác nhận. - Giấy phép thành lập Công ty.

- Giấy phép đăng ký kinh doanh (Nếu có tăng vốn trong quá trình hoạt động cần có các giấy đăng ký bổ sung).

- Quyết định bổ nhiệm Giám Đốc. - Quyết định bổ nhiệm Kế Toán Trưởng.

- Các báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất (Bảng tổng kết tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc bảng cân đối kế toán đến thời điểm gần nhất).

- Phương án sử dụng vốn vay.

- Hồ sơ về tài sản bảo đảm cho nợ vay… b) Cá nhân và kinh doanh cá thể:

- Giấy phép kinh doanh nếu có.

- Phương án trình bày rõ mục đích vay vốn, thời hạn vay vốn. - Bản tự khai về tình hình tài chính.

- Hồ sơ về tài sản bảo đảm cho khoản vay.

III.1.1.2. Đối với khách hàng đã nhiều lần quan hệ tín dụng

a) Công ty:

- Các báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất (Bảng tổng kết tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán đến thời điểm gần nhất). (Nếu chưa cung cấp cho Ngân hàng).

- Phương án sử dụng vốn vay.

- Hồ sơ về tài sản bảo đảm cho khoản vay… b) Cá nhân và kinh doanh cá thể:

- Phương án trình bày rõ mục đích vay vốn, thời hạn vay vốn. - Bản tự khai về tình hình tài chính.

- Hồ sơ về tài sản bảo đảm cho khoản vay.

III.1.2. Phỏng vấn khách hàng:

Quá trình phỏng vấn khách hàng, Ngân hàng sẽ phát hiện ra nhiều yếu tố và dữ kiệu thú vị từ nguồn thong tin mà do chính khách hàng cung cấp. Vì vậy, trong suốt quá trình phỏng vấn khách hàng, nhân viên tín dụng cần tập trung và ghi chép cẩn thận để có thể có được các thong tin cần thiết.

* Mục đích của việc phỏng vấn khách hàng - Xác định rõ nhu cầu vốn thật sự. - Xác định thời hạn cần vay. - Xác định mục đích sử dụng vốn. - Xác định tính cạnh tranh, thị trường. - Xác định khả năng tài trợ.

- Tính pháp lý của tài sản đảm bảo.

III.1.3. Nguồn thông tin bên trong:

Các thông tin liên quan đến kách hàng vay vốn (uy tín trong thanh toán công nợ…) cũng như các thông tin về tài sản đảm bảo, khả năng kinh doanh, thị trường…

- Các mối quan hệ giao dịch của khách hàng vay vốn với các bộ phận khác trong Ngân hàng.

- Các thông tin mà Ngân hàng đang lưu trữ trong các hồ sơ vay cũ. - Các nguồn thông tin khác sẵn có…

III.1.4. Nguồn thông tin bên ngoài:

Ngân hàng cần xác định khả năng thanh toán và uy tín của khách hàng vay vốn thông qua các nguồn thông tin bên ngoài:

- Thông tin qua trung tâm CIC, CIP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tại các Ngân hàng bạn mà khách hàng vay vốn hiện đang giao dịch. - Thông tin từ các đối thur cạnh tranh của khách hàng vay vốn.

- Thông tin từ các đối tác của khách hàng vay vốn. - Thông tin trên báo chí hàng ngày.

- Các nguồn thông tin khác…

III.2. Nhân viên A/O thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến: III.2.1. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định:

Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng từ nhân viên Loan CSR, trên cơ sở thông tin thu thập ban đầu có được cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp liên hệ với khách hàng để trả lời về việc xin vay vốn của khách hàng.

III.2.2. Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ và đề xuất ý kiến:

Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định. Ngoài việc xem xét và thẩm định hồ sơ khách hàng gởi đến, Cán bộ tín dụng còn phải xuống khảo sát trực tiếp cơ sở, địa điểm kinh doanh, công trình… của khách hàng liên quan đến dự án xin vay vốn.

Hiện nay công tác tổ chức thẩm định tại Chi nhánh bao gồm:

- Thẩm định về việc sản xuất, kinh doanh của khách hàng, từ đó lập Tờ trình thẩm định khách hàng.

- Thẩm định tài sản thế chấp và lập Phiếu thẩm định bất động sản.

III.2.2.1. Thẩm định khách hàng và làm tờ trình thẩm định khách hàng: A. Danh mục phân tích:

a) Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp:

- Loại hình kinh doanh: + Sản xuất cái gì?

+ Bán thành phẩm như thế nào? + Thành phẩm như thế nào?

+ Có phảo công ty thương mại không? Bán buôn hay bán lẻ? + Có phải công ty dịch vụ không?

+ Loại hình doanh nghiệp? - Lịch sử của doanh nghiệp:

+ Mua lại? + Sát nhập? + Mở rộng ngành kinh doanh? - Vốn pháp định: + Số vốn pháp định? Bằng tiền? bằng hiện vật? + Vốn cố định? Vốn lưu động?

- Địa điểm kinh doanh?

- Thành phần lãnh đạo công ty?

+ Trình độ quản lý? Trình độ chuyên môn? + Số năm công tác?

+ Quan hệ với các tổ chức, chính quyền?

b) Tình hình tài chính-vốn:

- Các báo cáo tài chính:

+ Có đầy đủ, rõ ràng không?

+ Có được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán không? + Tủ chứa hồ sơ như thế nào?

- Các hệ số tài chính như thế nào?

c) Tình hình sản xuất kinh doanh- thị trường:

- Khách hàng:

+ Thị trường mục tiêu?

+ Tính đa dạng thị trường/ sản phẩm? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tính tập trung? Phụ thuộc vào một khách hàng hay một ngàng công nghiệp nào đó?

+ Người tiêu dùng?

+ Hệ thống kênh phôn phối theo địa lý?

+ Khách hàng nước ngoài và khách hàng trong nước?

+ Có bất kỳ sự thỏa thuận thương mại độc quyền với các công ty con? Các công ty khác? Gia hạn? Hay đảm bảo bằng hợp đồng?

+ Mở rộng tín dụng khách hàng (bán hàng trả chậm) so với thực tế thị trường/ cạnh tranh? Ai đảm trách hệ thống phân phối?

- Sản xuất:

+ Tuổi thọ và chất lượng của nhà máy? Nhà kho? Tài sản của doanh nghiệp? Tài sản thuê ngoài?

+ Công suất? số ca làm việc?

+ Các nhà cung cấp chủ yếu, nguyên vật liệu? Nguyên vật liệu gởi bán? + Mua chịu dài hạn từ nhà cung cấp?

+ Cần nhiều vốn? Cần nhiều lao động? + Nhiều loại sản phẩm?

# Sản phẩm nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất? # Sản phẩm đa dạng?

+ Chu kỳ sản phẩm?

# Sản phẩm mới với tiềm năng lớn?

# Sản phẩm cũ với doanh số bán cao nhưng tiềm năng hạn chế? # Sản phẩm cũ với tiềm năng doanh số kém?

# Sản phẩm không được kiểm tra?

# Đặc tính của sản phẩm? Tính hữu dụng? Bán thiết kế không cần thiết? + Nhân lực

# Số lượng nhân công? Tổ chức công đoàn?

# Khả năng về kỹ năng lao động? Nghiệp vụ chuyên môn? # Có phiền phức gì trong quan hệ chủ và thợ?

# Các cuộc đình công? Lý do? Biện pháp giả quyết như thế nào?

d) Các mối quan hệ:

- Sở hữu chủ/ Quan hệ phụ thuộc

+ Sự tin thông của người chủ đối với ngành công nghiệp mà mùnh kinh doanh?

+ Tiềm lực tài chính của người chủ?

+ Kết cấu góp vốn? Nước ngoài? Thành phần chủ yếu? + Công ty con? Các gia dịch nội bộ?

+ Tầm quan trọng của công ty liên quan đến các công ty con? Xí nghiệp? + Một trong những công yt con mang lại lợi nhuận chủ yếu?

- Quản lý:

+ Điều hàng theo kiểu gia đình? Thuê nhà quản lý chuyên nghiệp? + Trình bày cơ cấu tổ chức?

+ Thu nhập của đội ngũ quản lý?

+ Năng lực của đội ngũ quản lý? Bản thân và kinh nghiệp? + Cách quản lý? Thận trọng? Năng nổ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ai là người ra quyết định?

+ Ai điều hành hoạt động hàng ngày? Chế độ một thủ trưởng? + Điều hành từ xa?

+ Tuổi tác sức khỏe của người quản lý? Điều hành từ đằng sau? + Khả năng giả quyết các mối quan hệ với người lao động? + Trung thực?

e) Phân tích ngành công nghiệp

- Ngành công nghiệp mới mẻ? Đang phát triển? Phát triển hay suy thoái? - Triển vọng phát triển trong thời gian ngắn?

- Vị trí của người vay trên thương trường? Đang dẫn đầu? Chiếm ½ thị trường? Thứ hạng?

- Nhu cầu thay thế?

- Mở rộng cạnh tranh? Cạnh tranh gay gắt? Tương đối? Hợp tác với nhau? - Có thể gia tăng giá bán thông qua thị trường nhưng không làm giảm thị phần? Giá cả thương lượng?

- Vị trí của ngành trong nền kinh tế quốc dân?

- Mở rộng sự phát triển độc lập nền kinh tế địa phương? - Mở rộng sự phát triển độc lập nền kinh tế thế giới?

- Độ nhạy cảm của lạm phát? Tiền công? Xăng dầu lên giá? Thiên tai? Sự tiến bộ kỹ thuật? Dự đoán tỷ giá hối đoái? Hòa bình và các vấn đề phức tạp? Sự xáo trộn về chính trị? Chính sách bảo hộ?

- Mức độ phụ thuộc vào vốn và các khoản nợ dài hạn?

f) Toàn cảnh nền kinh tế

- Sự phát triển kinh tế thế giới.

- Sự phát triển kinh tế địa phương/ Tỷ lệ tăng sản lượng quốc dân? - Tỷ lệ lạm phát.

- Tỷ giá hối đoái. - Lãi suất.

- Sức mua. - Lương.

- Giá năng lượng? Giá nguyên vật liệu?

B. Phân tích định tính:

a) Tầm quan trọng của phân tích định tính:

- Tránh những quyết định sai lầm. - Ra quyết định dúng lúc và hợp lý.

- Có khả năng sử dụng độc lập các công cụ và phương pháp tín toán về tín dụng để đánh giá chính xác và kịp thời một hồ sơ vay vốn.

b) Mục tiêu:

- Đánh gia các báo cáo tài chính.

- Xác định các rủi ro tiềm ẩn trong khi cung cấp sản phẩm, tiện ích tín dụng. - Đánh giá món vay trên hai phương diện: uy tín và rủi ro.

- Xác định những phương pháp để tối thiểu hóa rủi ro tín dụng.

c) Quyết định tín dụng:

- Chấp thuận cho một khách hàng không tốt vay tức ngân hàng có một khoản lỗ.

- Từ chối cho một khách hàng tốt vay tức ngân hàng mất đi một khoản thu nhập.

d) Quyết định đúng lúc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu thời gian quyết định quá dài – có thể làm giảm tính cạnh tranh hoặc trong trường hợp món vay đang có vấn đề về hoạt động kinh doanh của ngươi vay sẽ càng xấu đi thay vì là cần được chấn chỉnh đúng lúc.

- Nếu thời gian quyết định quá ngắn – những thông tin quan trọng liên quan đến món vay có thể bị bỏ qua do sự quyết định phải dựa trên các điều kiện khác khó khăn hơn và không thực.

e) Phân tích tín dụng:

Đánh gia khả năng trả nợ của người vay.

f) Kỹ năng tín dụng:

- Phân tích. - Đánh giá.

- Đưa ra những phán đoán. - Đưa ra đề xuất hợp lý.

- Thời gian và kinh nghiệm cần thiết.

- Kiến thức về kế toán tài chính, các công cụ và khái niệm tín dụng cơ bản.

g) Qui trình tín dụng:

- Kiển tra lịch sử hoạt động kinh doanh và tín dụng.

- Phỏng vấn và viếng thăm nhà xưởng và nơi văn phòng kinh doanh.

- Phân tích và xác minh với nhà cung cấp, người mua và đối thủ cạnh tranh. - Ra quyết định tín dụng.

- Đưa ra những điều kiện.

h) Khả năng:

- Đánh giá khả năng trả nợ. - Kể cả khả năng quản trị.

- Tình hình tài chính trong quá khứ. - Kinh nghiệm. - Tình trạng sức khỏe và tinh thần. - Tuổi. - Năng lực. - Sự tận tụy. - Quyết đoán. i) Vốn: - Vốn cổ phần. - Hệ số nợ/ vốn cổ phần. - Các hệ số tài chính khác. j) Tài sản bảo đảm: - Nguồn trả nợ thứ cấp.

- Không bao giờ là nguồn trả nợ chính.

- Không bao giờ là căn cứ chính cho quyết định cho vay.

k) Điều kiện:

- Điều kiện về kỹ thuật, công nghệ. - Điều kiện chính trị, pháp luật xã hội,…

C. Phân tích định lượng:

C1- Các báo cáo tài chính:

a ) Bảng tổng kết tài sản/ báo cáo về trạng thái tài chính:

Bảng tổng kết tài sản thể hiện một bảng tóm lược về trạng thái tài chính của công ty tại một thời điểm nào đó. Bảng tổng kết tài sản cân đối các tài sản của công ty (cái mà công ty sở hữu) với các nguồn tài trợ cho nó (cái công ty nợ) hoặc vốn chủ sở hữu (cái mà các chủ sở hữu cung cấp).

Các thành phần của bảng tổng kết tài sản:

a1) Tài sản có: Là những khoản mục tài sản mà công ty sở hữu và sử dụng

cho các hoạt động kinh doanh. Tài sản có thường được phân loại thành tài sản lưu động, tài sản cố định và các khoản khác.

+ Tài sản lưu động: là tất cả các tài sản có thể chuyển đổi thành một số hình thức tài sản khác, hoặc được sử dụng trong kỳ hoạt động. Trong bảng tổng kết tài sản, tài sản lưu động được sắp xếp thứ tự sựa trên mức độ chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hoặc thành những tài sản không phải tiền mặt. Ví dụ: tiền mặt, chứng khoán có thể mua bán, các khảon phải thu,…

+ Tài sản cố định: như quyền sử dụng đất, nhà xưởng và thiết bị là những tài sản được dự tính cho việc sử dụng lâu dài hơn. Những tài sản này thường không dành để mua bán hay chuyển đổi thành những hình thức tài sản khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a2) Tài sản nợ: là nghĩa vụ của công ty đối với những chủ nợ bên ngoài.

Những khoản nợ này cũng có thể nằm dưới hình thức các khoản tạm ứng nhận từ các chủ sở hữu của công ty.

Tài sản nợ được xem là ngắn hạn khi phải trả trong thời 1 năm và xem như dài hạn khi thời gian đáo hạn dài hơn năm hiện hành. Ví dụ: các khoản phải trả, phiếu thanh toán phải trả,…

a3) Vốn chủ sở hữu: Phản ánh khoản góp vốn của các chư sở hữu hoặc các

khoản tích lũy trong kinh doanh. Phần này được biểu thị trong bảng báo cáo với tên gọi là vốn góp và lợi nhuận giữ lại.

Cổ phiếu thường hoặc vốn biểu thị số tiền mà các chủ sở hữu đã đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp.

Lợi nhuận giữ lại biểu thị khỏan lãi ròng cộng dồn của một công ty tính từ ngày thành lập.

b) Báo cáo thu nhập:

Là bảng tóm tắt các khoản thu nhập và chi phí trong khoản thời gian cụ thể. Các thành phần cấu thành trong báo cáo thu nhập:

b1) Doanh thu: Biểu thị giá trị hàng hóa bán ra hoặc dịch vụ đã được cung cấp. Đây là khoản thu nhập chính của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

b2) Giá vốn hàng bán: Là chi phí trực tiếp đối với khối lượng hàng hóa trực tiếp bán ra. Trong một công ty sản xuất, đây là khoản chi phí trực tiếp hình thành nên giá thành của sản phẩm. Trong một công ty thương mại, đây là khoản giá mua hàng + chi phí mua hàng.

b3) Lãi gộp: Là số còn lại sau khi lấy doanh thu – giá vốn hàng bán.

b4) Chi phí hoạt động: Bao gồm các khoản chi phí như lương, bảo hiểm,

quảng cáo, khấu hao, chi phí bán hàng,…

b5) Lãi ròng từ hoạt động kinh doanh: Là kết quả của b3 – b4

b6) Lãi từ hoạt động tài chính: Thu nhập từ hoạt động tài chính – chi phí

Một phần của tài liệu Đề án tài chính ngân hàng - Lý luận về tín dụng và thẩm định tín dụng ppsx (Trang 55 - 87)