- Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Chủ trương, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp, sớm thể chế hóa tại luật như các Nghị quyết Đại hội Đại biểu của Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII, nhất là Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa X (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định: “Để xây
dựng nền nơng nghiệp tồn diện cần phát triển toàn diện về quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi
trường cho du lịch sinh thái, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng” [1, tr.65]. Kết luận số 97- KL/TW ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong đó bao gồm việc “Thực hiện tốt cơng tác bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện
nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; tăng cường đầu tư cho phát triển rừng trồng, nâng cao hiệu quả rừng sản xuất” [2, tr.65].
Để đạt được mục tiêu Đảng ta đã đưa ra những định hướng đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như sau:
Một là, Phát triển lâm nghiệp có sự thay đổi về mục tiêu, từ việc lấy kinh
tế Nhà nước làm chính, ít chú ý đến mục tiêu về môi trường, xã hội và nhu cầu lợi ích của người dân, hướng tới nâng cao đời sống của người dân và cộng đồng địa phương; phát triển lâm nghiệp lấy con người làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu sử dụng lâm nghiệp và sinh kế của người dân, đảm bảo sự công bằng và dân chủ trong sử dụng và hưởng lợi từ rừng.
Hai là, Có sự thay đổi về cơ chế quản lý rừng, từ cơ chế quản lý rừng tập
trung sang quản lý có sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội; chú trọng tới việc phát triển kinh tế hộ gia đình và cộng đồng; trong cơ chế này quá trình phân cấp quản lý tài nguyên rừng từng bước được mở rộng; chính quyền địa phương và các tổ chức lâm nghiệp chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng hợp lý và hiệu quả, đồng thời vai trò của người dân và cộng đồng được nâng cao.
Ba là, Có sự thay đổi về cách thức tiếp cận và phương thức tác động,theo
đó việc trồng mới và quản lý rừng tiếp cận theo hướng đa chủ thể, đa sản phẩm, đa ngành và tiếp cận từ dưới lên. Người dân tham gia vào tất cả các khâu từ lập quy hoạch, kế hoạch, quyết định trồng và quản lý, chia sẻ lợi ích, các mơ hình trồng rừng được quan tâm áp dụng vào thực tiễn.
trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tăng tỷ trọng đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh.
Năm là, Tiếp tục sắp xếp, đổi mới hoạt động của các công ty lâm nghiệp
theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên rừng; có sự phân định rõ ràng giữa chức năng phân cấp dịch vụ cơng ích với chức năng sản xuất kinh doanh, rà soát lại hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc giao đất, giao rừng hợp lý trên cơ sở nhu cầu, năng lực hiện có.
-Chính phủ đã ban hành Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020: đạt ra mục tiêu “Nâng cao
năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các u cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nơng thơn mới, bảo đảm an ninh, quốc phịng và trật tự an toàn xã hội”.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,5% đến 6,0%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng tồn quốc đạt 42%, diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha. Năng suất rừng trồng bình quân đạt 20 m3/ha/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD. Duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.