phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và nguyên nhân
2.3.1. Một số hạn chế, thiếu sót trong quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục
Như đã phân tích tại mục 1.4, quyết định hình phạt có vai trị vơ cùng to lớn, bởi suy cho cùng, các hoạt động tố tụng hình sự trước đó (từ khởi tố, điều tra, truy tố, kể cả việc tranh tụng tại phiên tồ) sẽ khơng có nhiều ý nghĩa nếu Tồ án khơng làm tốt việc quyết định hình phạt [2]. Hình phạt được quyết định đúng pháp luật, tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phù hợp với nhân thân người phạm tội là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của hoạt động xét xử cũng như đánh giá năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án xâm phạm tình dục của TAND hai cấp ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, tác giả luận văn phát hiện khơng có nhiều trường hợp quyết định hình phạt sai. Mặc dù bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị nhưng khơng bị Tịa án cấp phúc thẩm hủy, cải hoặc sửa bản án. Tuy nhiên, tiếp cận các bản án về các tội xâm phạm tình dục mà TAND 2 cấp ở tỉnh Đồng Nai đã tun cho thấy khơng phải tất cả quyết định hình phạt của Tịa án cấp sơ thẩm đều chính xác và cơng bằng. Trong một số ít trường hợp, Hội đồng xét xử vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót như sau:
Một là, Tịa án quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ
Thực tiễn xét xử các tội xâm phạm tình dục ở tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây cho thấy vấn đề này xảy ra không nhiều nhưng lại làm cho việc quyết định hình phạt thiếu chính xác. Về bản chất, việc quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ khơng có nghĩa là Tịa án áp dụng sai các quy định của pháp luật hình sự. Đúng hơn, quyết định hình phạt q nặng chính là việc Hội đồng xét xử áp dụng loại hình phạt và mức hình phạt quá nghiêm khắc đối với người phạm tội. Tương tự, quyết định hình phạt quá nhẹ tức là Tịa án áp dụng loại và mức hình phạt nhẹ hơn so với loại và mức hình phạt mà đáng lẽ người phạm tội
phải gánh chịu theo quy định của pháp luật hình sự. Việc quyết định hình phạt nhẹ thể hiện nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự, thế nhưng, nếu quyết định hình phạt quá nhẹ mà khơng có căn cứ xác đáng sẽ không đảm bảo được mục đích của hình phạt.
Ví dụ, trong vụ án Nguyễn Thanh H (1999) nhiều lần có hành vi giao cấu với cháu Thân Thị Thu T (sinh ngày 14/10/2005) xảy ra tại thành phố Biên Hòa. Khi tiến hành xét xử, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa nhận định hành vi của bị cáo Nguyễn Thanh H đã cấu thành tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 145 BLHS với khung hình phạt từ 03 năm đến 10 năm tù. Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ em được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Do đó, cần xử phạt bị cáo một mức án nghiêm, tiếp tục cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian để cải tạo, giáo dục bị cáo trở thành người công dân tốt, sống tôn trọng pháp luật, đồng thời còn nhằm răn đe và phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử căn cứ bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình, có thái độ ăn năn hối cải; tự nguyện bồi thường cho bị hại số tiền 5.000.000, bị cáo có cha là người có cơng với cách mạng - thương binh loại A nên đã quyết định giảm nhẹ một phần hình phạt và xem xét cho bị cáo một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng. Do vậy, tại Bản án số 439/2019/HS-ST ngày 25/9/2019, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã tuyên phạt Nguyễn Thanh H 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.
Hai là, không áp dụng hoặc áp dụng khơng đúng các tình tiết giảm nhẹ và
tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.
Một số Thẩm phán khi được phân công xét xử các vụ án xâm phạm tình dục đã khơng nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án dẫn đến bỏ sót tình tiết giảm nhẹ hoặc
tăng nặng TNHS. Thậm chí, có trường hợp Thẩm phán còn bỏ qua hoặc coi nhẹ căn cứ về tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS khi quyết định hình phạt nên trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đã không xác minh hoặc không yêu cầu bổ sung các tài liệu chứng cứ để đưa vào hồ sơ vụ án. Do đó, khi vụ án được đưa ra xét xử thì lẽ ra bị cáo có tình tiết giảm nhẹ TNHS nhưng tại phiên tịa bị cáo khơng có điều kiện để bổ sung ngay tài liệu, chứng cứ chứng minh cho tình giảm nhẹ TNHS của mình. Hoặc trong một số trường hợp khác, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS lại bị áp dụng khơng đúng như: tình tiết người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải… Hạn chế, thiếu sót này dẫn đến việc hình phạt được quyết định khơng chuẩn xác, khơng tương thích với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội.
Ba là, quyết định loại hình phạt và mức hình phạt quá chênh lệch nhau trong những vụ án tương tự nhau
Hiện tượng những vụ án có nội dung, tính chất, mức độ hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS, nhân thân người phạm tội... tương tự nhau nhưng việc quyết định hình phạt lại chênh lệch nhau khơng phải hiếm có. Thậm chí, có những trường hợp các vụ án này đều do cùng một thẩm phán xét xử. Sự hạn chế này cho thấy rằng nguyên tắc bình đẳng trong quyết định hình phạt chưa được chú trọng nên đã tạo ra một khoảng cách tương đối lớn trong quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Không những thế, hạn chế, thiếu sót này cịn dẫn đến sự nghi vấn về trình độ, năng lực chun mơn cũng như sự cơng tâm của Hội đồng xét xử. Chẳng hạn, có những vụ án cũng có các tình tiết giảm nhẹ TNHS, nhân thân của các bị cáo tương tự như trường hợp vụ án Lê Bé N phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Mục 2.2) nhưng lại được Tịa án quyết định hình phạt tù cho hưởng án treo.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, Hội đồng xét xử vẫn còn nhầm lẫn trong việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót
Những hạn chế, thiếu sót trong quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.
- Nguyên nhân khách quan:
Quyết định hình phạt q nặng hoặc q nhẹ hoặc khơng cơng bằng giữa các tội phạm có hành vi phạm tội tương tự nhau xuất phát từ những bất cập trong quy định của pháp luật hình sự, cụ thể như sau:
Một là, quy định về biên độ hình phạt trong các tội phạm nói chung và các
tội tình dục xâm phạm tình dục nói riêng cịn q rộng. BLHS năm 2015 quy định nhiều khung hình phạt khác nhau đối với các tội xâm phạm tình dục tại Điều 141 đến Điều 147. Trong đó, phổ biến là các khung hình phạt tù từ 1 – 5 năm, 3 – 10 năm, 7 – 15 năm, 12 – 20 năm… Những biên độ hình phạt rộng như vậy một mặt tạo sự linh hoạt cho Hội đồng xét xử khi quyết định hình phạt, nhưng trái lại cũng là yếu tố dễ dẫn đến sự tùy nghi mang tính chủ quan cho Tòa án. Chẳng hạn, điểm a khoản 3 Điều 141 BLHS năm 2015 quy định nếu người phạm tội hiếp dâm thuộc trường hợp “Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Như vậy, một người thực hiện hành vi phạm tội này như thế nào thì bị tuyên phạt 12 năm tù, đến mức như thế nào thì bị tuyên phạt 20 năm tù? Vấn đề này hoàn toàn do Hội đồng xét xử cân nhắc quyết định. Vì thế, khi nghị án, Hội đồng xét xử có thể đưa ra các tình tiết của vụ án gây bất lợi hoặc có lợi cho người phạm tội, từ đó lượng hình theo ý thức chủ quan dẫn đến sự chênh lệch trong phán quyết của từng thẩm phán khác nhau.
Hai là, một số quy định của BLHS hiện hành liên quan đến quyết định hình phạt cịn tùy nghi dẫn đến cách hiểu và áp dụng chưa thống nhất, chưa đồng bộ. Ví dụ, quy định về căn cứ thứ hai của việc quyết định hình phạt “cân nhắc
Điều 50 BLHS năm 2015 chưa cụ thể, rõ ràng nên trong thực tiễn áp dụng Tòa án nhân dân các cấp tại Đồng Nai vẫn còn thiếu thống nhất trong việc cân nhắc căn cứ này khi quyết định hình phạt. Hoặc là quy định về một số tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS tại Điều 51 và Điều 52 BLHS năm 2015 mới chỉ nêu khái quát tên các tình tiết mà chưa có sự giải thích cụ thể. Chính vì cách quy định thiếu cụ thể như vậy nên dễ tạo kẽ hở để những người có thẩm quyền tùy nghi áp dụng khi quyết định hình phạt. Đây là yếu tố thuộc về nguyên nhân khách quan vì BLHS chưa quy định tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá những căn cứ, tình tiết này.
Ba là, bất cập trong quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng
Khoản 1 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định: “Tịa án có thể quyết định
một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật này”. Thơng thường, các
khung hình phạt trong những điều luật thuộc Phần các tội phạm được sắp xếp theo trật tự từ nhẹ đến nặng hoặc từ nặng đến nhẹ. Điều này dễ dàng cho việc xác định khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Thế nhưng, trong một số trường hợp các khung hình phạt của các tội xâm phạm tình dục khơng được sắp xếp theo một trật tự nhất định nên việc áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS năm 2015 để quyết định hình phạt là rất khó khăn. Ví dụ: Điều 141 BLHS năm 2015 có bốn khung hình phạt chính tương ứng với khoản 1, 2, 3, 4 nhưng lại không tuân theo trật tự nhất định. Cụ thể, khung hình phạt tại khoản 1 nhẹ hơn khoản 2, khoản 2 nhẹ hơn khoản 3 nhưng khoản 3 lại nặng hơn khoản 4. Giả sử một người phạm tội hiếp dâm theo khoản 4 Điều 141 BLHS năm 2015 (có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm tù) và có đủ điều kiện để áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS năm 2015 thì trong trường hợp này, Tịa án phải quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung nhưng phải trong khung liền kề nhẹ hơn là khoản nào? Bởi vì, khung hình phạt liền kề của khoản 4 thì phải là khoản 3 nhưng
khoản 3 lại quy định khung hình phạt nặng hơn (phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân). Trường hợp này, Tịa án cũng khơng thể chuyển qua áp dụng khoản 2 Điều 141 BLHS năm 2015 được vì khoản 2 cũng quy định khung hình phạt nặng hơn khoản 4 (phạt tù từ 7 năm đến 15 năm). Chỉ có khung hình phạt tại khoản 1 Điều 141 BLHS năm 2015 (phạt tù từ 2 năm đến 7 năm) là thấp hơn khoản 4 nhưng đây khơng phải là khung hình phạt liền kề của khoản 4 nên theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 54 BLHS năm 2015 thì Tịa án cũng khơng thể áp dụng khung hình phạt tại khoản 1 Điều 141 BLHS năm 2015 được [32, tr.35-42]. Vấn đề này cũng xảy ra tương tự với quy định tại khoản 4 Điều 143 về tội cưỡng dâm.
Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định về trường hợp Tịa án quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung liền kề, theo đó: “Tịa án có thể quyết định một
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu, là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể”. Đây là quy định mới thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng của
pháp luật có ý nghĩa nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn xét xử của Tòa án đối với trường hợp lần đầu phạm tội, là người giúp sức, có vai trị khơng đáng kể trong vụ án đồng phạm, nhưng bị truy tố và xét xử ở khung hình phạt nặng cùng các đồng phạm khác. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 cũng khơng quy định rõ trong trường hợp này có cần thỏa mãn điều kiện có từ hai tình tiết giảm nhẹ giống quy định tại khoản 1 Điều luật này hay khơng [16]. Hiện nay có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng không nhất thiết người phạm tội phải có đủ ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS mà họ chỉ cần thỏa mãn điều kiện “Người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể” là Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng khơng bắt buộc phải trong khung liền
kề. Quan điểm thứ hai cho rằng việc áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 54 không được tùy tiện mà luôn phải đảm bảo nguyên tắc bắt buộc là có từ 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Hơn nữa, khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 chỉ quy định “Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần
hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm” chứ hiện nay chưa có văn bản nào
hướng dẫn để xác định “vai trị khơng đáng kể” của người giúp sức trong vụ án đồng phạm [10]. Chính những hạn chế, bất cập này gây ra khó khăn cho Tịa án trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự và quyết định hình phạt.
Đồng thời, khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tịa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn và yêu cầu “lý do
của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể nên thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để các Tòa án áp dụng thống nhất,