Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế, thiếu sót của Tịa án trong việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục ở tỉnh Đồng Nai đã được chỉ ra ở phần 2.3.2 là do hạn chế của các quy định pháp luật hình sự hiện hành. Do vậy, trong thời gian tới các nhà lập pháp cần hoàn thiện một số quy định sau:
Thứ nhất, rà soát tất cả quy định của BLHS về hình phạt đối với các tội
phạm nói chung và các tội xâm phạm tình dục nói riêng để tiến tới việc rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt.
Biên độ khung hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục hiện nay đang khá lớn nên việc rút ngắn biên độ này sẽ giúp hạn chế việc quyết định hình phạt mang tính “tùy nghi” của Tịa án, đồng thời thể hiện sự nghiêm minh của hình phạt. Về vấn đề này, tác giả ủng hộ quan điểm của PGS.TS Phạm Văn Tỉnh khi đưa ra khái niệm “mức phạt tương thích”. Đây là đề xuất đưa ra một đại lượng hình phạt phù hợp để đo lường các loại tội phạm trong BLHS, cũng như để quy định với từng tội danh khi xét xử [19, tr.63]. Số lượng mức phạt tương thích trong BLHS hiện hành là 10 mức. Theo tác giả, quy định càng cụ thể, chi tiết càng dễ áp dụng và tránh được sự tùy tiện. Do vậy, tác giả kiến nghị khi xây dựng khung hình phạt cho từng tội danh, nhà làm luật nên điều chỉnh khoảng cách tùy nghi trong khung hình phạt theo hướng thu hẹp dần biên độ hình phạt, không nên quy định kiểu tùy nghi như hiện nay. Điều này sẽ đáp ứng được yêu cầu “cá thể hóa hình phạt”, đảm bảo tính cơng bằng và tránh sự tùy tiện trong quyết định hình phạt.
Thứ hai, ban hành văn bản quy định tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá “tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” cũng như hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ thứ hai trong những căn cứ quyết định hình phạt tại khoản 1 Điều 50 BLHS năm
2015. Để đảm bảo tính thống nhất trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nói chung và các hành vi phạm tội xâm phạm tình dục nói riêng, thiết nghĩ nhà làm luật cần quy định cụ thể các tiêu chí sau: mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, mức độ lỗi, tính chất, động cơ phạm tội,… Điều này sẽ giúp những người áp dụng pháp luật mà cụ thể là các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có đủ cơ sở để cân nhắc, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Bởi lẽ, bất kỳ hành vi phạm tội nào gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại càng lớn, ý thức và mức độ quyết tâm khi thực hiện tội phạm càng cao thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó càng cao. Cho nên, quy định cụ thể các tiêu chí để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chính là cơ sở để bảo đảm tính chuẩn xác và thống nhất của việc quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng.
Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản mô tả cụ thể về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS như đối với tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS. Điều này khơng chỉ góp phần khắc phục được bất cập về mặt quy định của pháp luật mà còn hạn chế việc áp dụng khơng đúng các tình tiết giảm nhẹ, tặng nặng TNHS trong khi quyết định hình phạt như đã phân tích trong phần thực tiễn.
Thứ ba, sửa đổi Điều 141 và Điều 143 BLHS hiện hành theo hướng sắp
xếp lại các khung hình phạt trong từng Điều luật theo trật tự từ nhẹ tới nặng. Cụ thể, đối với Điều 141 BLHS hiện hành về tội hiếp dâm, chuyển quy định “Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05
năm đến 10 năm” của khoản 4 hiện tại lên thành vị trí khoản 2. Tương tự, khoản
4 Điều 143 “Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ
02 năm đến 07 năm” cũng chuyển lên vị trí khoản 2. Và do đó, các khoản 2, 3
trong từng Điều luật hiện hành sẽ trở thành khoản 3, 4. Việc sắp xếp lại thứ tự các khung hình phạt này sẽ giúp cho điều luật được thiết kế theo đúng trật tự,
khắc phục được bất cập trong trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung liền kề nhẹ hơn của điều luật tại khoản 1 Điều 54 BLHS.
Thứ tư, hoàn thiện quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng.
Các nhà làm luật nên cân nhắc sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 54 theo hướng “Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật và hình phạt được áp dụng phải cùng loại với hình phạt trong khung hình phạt mà người phạm tội bị xét xử khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này”. Việc quy định như vậy
sẽ tránh trường hợp khi chuyển sang khung hình phạt khác liền kề nhẹ hơn nhưng lại dẫn tới quyết định hình phạt đối với bị cáo khơng tưng xứng với tính chất và hành vi phạm tội. Đồng thời, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cũng cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 54 BLHS hiện hành để các Tòa án trên cả nước nói chung, các Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng áp dụng thống nhất, khắc phục tối đa những hạn chế, thiếu sót trong q trình quyết định hình phạt.