Theo Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em thì “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi”. Trẻ em cũng là một con người, là công dân của một quốc gia nên có đầy đủ các quyền cơ bản của con người, nhưng “là còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời”. Pháp luật quốc tế hiện nay có khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế (Cơng ước, tun ngơn, chương trình…) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em.
Theo Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em thì trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn. Phù hợp với nguyên tắc này mà Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. [58].
Tất cả các quyền đều áp dụng cho tất cả trẻ em, không phân biệt đối xử. Tất cả các quyền đều áp dụng cho tất cả trẻ em, khơng có ngoại lệ. Nhà nước
có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em chống lại bất kỳ hình thức phân biệt, đối xử nào và có những biện pháp tích cực để đẩy mạnh quyền trẻ em. “Các quốc gia thành viên khi tham gia công ước đểu phải tôn trọng và bảo đảm những quyền của trẻ em mà khơng có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác”.
Mọi hoạt động có liên quan đến trẻ em đều vì lợi ích tốt nhất của trẻ em: Tất cả các hành động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhà nước phải đem lại cho trẻ em sự chăm sóc đầy đủ trong trường hợp cha mẹ hoặc những người khác có trách nhiệm khơng làm được việc ấy. Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả những biện pháp lập pháp, hành pháp chính thích hợp để thực hiện những quyền của trẻ em được thừa nhận trong Công ước.