Hiện tượng khuyết tật màng sơn sau 3 lần nhúng có thể có lỗi của quy trình sơn (ví dụ do thời gian khô màng sơn sau lần nhúng thứ hai chưa đủ), nên cần có sự nghiên cứu thêm. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, căn cứ kết quả đo thế mạch hở trong môi trường NaCl 3% và phân tích hình thái học của màng sơn, đề tài lựa chọn sơ bộ chiều dày màng sơn cho cốt thép (coi là phù hợp quy trình đã áp dụng) đối với các loại sơn E, P, X, Z tương ứng là (175±18) µm, (150±15) µm, (1500±150) µm, (175±18) µm.
b) Hiệu quả bảo vệ thép của các loại sơn theo kết quả đo thế mạch hở
Từ kết quả thí nghiệm trong Bảng 3.6, Bảng 3.7 và Hình 3.8 thấy rằng thế mạch hở E (-mV) của các loại sơn có chiều dày khác nhau giảm (âm hơn) theo thời gian. Giá trị E của các loại sơn sau 168 h và 720 h của thép phủ các màng sơn thay đổi tương ứng X2 (từ -267 xuống -320), P2 (từ -181 xuống -259), E2 (từ -122 xuống -144) và
79 Z2 (từ -126 xuống -151). Điều đó cho thấy dung dịch NaCl ít nhiều đã xâm nhập qua màng sơn. Hiện tượng này có thể được giải thích là do các hệ sơn sử dụng đều có dung mơi hoặc nước nên độ kín khơng đạt mức tuyệt đối. Khi khơ, dung mơi và nước thốt đi để lại lỗ rỗng, khuyết tật trên màng sơn. Đây cũng là nhược điểm khi phủ sơn dung môi và sơn nước so với sơn bột phun nhiệt nóng.
Trong Bảng 3.7 cho thấy, nếu lấy sơn X làm chuẩn, hiệu quả bảo vệ của các loại sơn xếp theo thứ tự tăng dần là: Sơn P (tăng 1,2 lần), sơn E và Z (tăng 2,2 lần). Sơn gốc epoxy vẫn cho thấy khả năng bảo vệ cốt thép cao hơn sơn P và vượt trội hơn hẳn sơn X.
3.2.2 . Ảnh hƣởng của sơn phủ đến cƣờng độ bám dính giữa cốt thép và bê tơng 3.2.2.1 . Kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu này sử dụng BT M300W10 hàm lượng clorua Cl- =1,2
kg/m3. Kết quả thử nghiệm cường độ bám dính ở các ngày tuổi 7, 14, 28, 180 được thể hiện trong Bảng 3.8. Cấp phối BT trong Bảng 2.21.
Bảng 3.8. Kết quả đo cƣờng độ bám dính giữa cốt thép và BT
STT Loại sơn cốt thép Ký hiệu mẫu Cƣờng độ bám dính, MPa 7 ngày, Thép tròn Ф10 14 ngày, Thép tròn Ф10 28 ngày 180 ngày, Thép tròn Ф10 Thép tròn Ф10 Thép vằn Ф10 1 Không sơn (đối chứng) M30.1.2 3,2 (100) 3,8 (100) 4,1 (100) 7,2 (100) 5,5 (100) 2 Sơn E M30.1.2.E 2,9 (91) 3,7 (97) 3,9(95) 6,9(96) 5,1(93) 3 Sơn Z M30.1.2.Z 3,0(94) 3,7(97) 3,9(95) 7,0(97) - 4 Sơn P M30.1.2.P 2,8(87) 3,6(95) 3,8(93) 6,4(89) 4,9(89) 5 Sơn X M30.1.2.X 3,1(97) 3,8(100) 3,9(95) 7,0(97) 5,3(96)
Ghi chú: Gía trị trong ngoặc đơn là là giá trị % so với mẫu không sơn.
Từ kết quả thí nghiệm trong Bảng 3.8 vẽ được biểu đồ Hình 3.10 so sánh cường độ bám dính giữa cốt thép và BT khi cốt thép được sơn phủ với các loại sơn khác nhau.
80
Hình 3.10. Ảnh hƣởng của sơn phủ cốt thép tới cƣờng độ bám dính giữa cốt thép và BT theo thời gian
3.2.2.2 . Nhận xét và biện luận kết quả nghiên cứu
Trong Bảng 3.8 và Hình 3.10 cho thấy, cốt thép sơn phủ có cường độ bám dính với bê tơng thấp hơn cốt thép khơng sơn, ở các tuổi cịn (91÷97)% khi dùng sơn E, Z; (87÷95) % khi dùng sơn P và (95÷100) % khi dùng sơn X. Thép trịn sơn có cường độ bám dính bê tơng thấp hơn thép vằn sơn.
Sự giảm trên được giải thích là do bề mặt sơn trơn nhẵn hơn cốt thép không sơn. Ảnh chụp SEM Hình 3.11 cho thấy bề mặt sơn P tương đối phẳng nhẵn, do vậy giảm ma sát nhiều hơn.
(a) (b) (c) (d)