0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Kết quả thí nghiệm chữa trị:

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH BỆNH DO TRÙNG BÀO TỬ SỢI (MYXOSPOREA) GÂY RA Ở CÁ CHẼM LATES CALCARIFER (BLOCH, 1790) GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ (Trang 32 -42 )

Đàn cá đƣa vào chữa trị có chiều dài trung bình 8.56 cm ± 0.63, có tỷ lệ cảm

nhiễm 100% và cƣờng độ nhiễm cao từ 7 đến trên 100 trùng/thị trƣờng kính 40X

(Bảng 3.3). Tỷ lệ cá có cƣờng độ nhiễm trên 100 trùng/thị trƣờng kính 40X chiếm

50%; cƣờng độ nhiễm từ 30-70 trùng/thị trƣờng kính 40X chiếm 37% (Hình 3.4).

Nhƣ vậy, đàn cá đƣa vào chữa trị là đàn cá nhiễm bệnh nặng, điển hình phù hợp cho

thử nghiệm chữa trị.

Bảng 3.3. Kích thƣớc và mức độ cảm nhiễm đàn cá chẽm bị bệnh Ceratomyosis

trƣớc khi đƣa vào chữa trị bằng Baycox (BAYER).

Kích thƣớc cá (cm) Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm (trùng/ TTK 40X)

8.56 ± 0.63 100 7 - >100

37%

13%

50% <30 30-100 >100

Hình 3.5. Tỷ lệ (%) các cƣờng độ cảm nhiễm bào tử sợi ở đàn cá chẽm bị bệnh

Ceratomyosis trƣớc khi đƣợc chữa trị bằng Baycox (BAYER).

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% ĐC NT1 NT2 53,33% 11,67% 3,33% T y l e c h e t (% ) Nghiem thuc Tỷ lệ chết

Hình 3.6. Tỷ lệ chết ở các nghiệm thức sau 12 ngày chữa trị bằng Baycox

(BAYER).

Theo dõi tỷ lệ chết trong quá trình trị bệnh, nghiệm thức đối chứng không

đƣợc dùng thuốc có tỷ lệ chết cao nhất 53.33%. Nghiệm thức dùng thuốc ở liều

lƣợng 0.5ppt và 1ppt tỷ lệ chết lần lƣợt là 11.67%, 3.33%. Theo kết quả trên, tỷ lệ

chết cao nhất đƣợc quan sát ở nghiệm thức đối chứng và ở hai nghiệm thức dùng

thuốc, liều dùng thuốc thấp hơn cho tỷ lệ chết cao hơn. Mặt khác, giải phẫu cá sau

khi chết ở các nghiệm thức cho thấy cƣờng độ nhiễm Ceratomyxa dày đặc trong

mật, gan teo, ruột tích nƣớc và không chứa thức ăn. Nhƣ vậy, cá chết trong quá

trình thí nghiệm có thể là do bệnh nặng, sức khỏe yếu, không phải là tác dụng của

thuốc, nguyên nhân chết chủ yếu là do ký sinh trùng tác động đến hệ thống tiêu hóa,

dẫn đến cá không ăn đƣợc thức ăn.

Kết quả chữa trị cho thấy, sau 6 ngày chữa trị đầu tiên, mức độ nhiễm ở hai

nghiệm thức dùng thuốc đã giảm rõ rệt. Nghiệm thức dùng thuốc Toltrazuril ở nồng

độ 0.5ppt, tỷ lệ nhiễm giảm xuống chỉ 70%, mức độ nhiễm cũng giảm. Nghiệm thức

dùng thuốc Toltrazuril nồng độ 1ppt, tỷ lệ nhiễm giảm rõ rệt chỉ còn 15% (Bảng

3.4).

Bảng 3.4. Mức độ cảm nhiễm của cá chẽm bị bệnh Ceratomyosis ở các nghiệm

thức sau khi đƣợc chữa trị bằng Baycox (BAYER).

6 ngày sau khi chữa trị bằng

Baycox (BAYER)

12 ngày sau khi chữa trị

bằng Baycox (BAYER)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trùng/TTK 40X)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trùng/TTK 40X)

Toltrazuril 0.5ppt 70 8- >100 0 0

Toltrazuril 1ppt 15 7- >100 0 0

ĐC 100 >100 100 25- >100

Tiếp tục chữa trị trong 6 ngày tiếp theo, cá ở cả hai nghiệm thức dùng thuốc

đều không còn bị nhiễm bào tử sợi ở mật, trong khi nghiệm thức đối chứng tỷ lệ

nhiễm là 100% (Bảng 3.5)

100%

50%

0

50%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

ĐC1 NT1

T

y

l

e

(

%

)

Nghie m thuc

<30

30-100

> 100

Hình 3.7. Tỷ lệ (%) cƣờng độ cảm nhiễm ở nghiệm thức dùng thuốc (NT1) và

đối chứng (ĐC) sau 6 ngày chữa trị bằng BAYCOX (BAYER).

Toltrazuril là thuốc đã đƣợc ứng dụng chữa trị một số bệnh ký sinh trùng nội

và ngoại ký sinh. Sản phẩm có chứa Toltrazuril đã đƣợc sử dụng để điều trị các

bệnh ký sinh trùng nội ký sinh đƣờng ruột trên thú y bằng biện pháp cho ăn đã đem

hiệu quả cao và không gây các phản ứng phụ khác. Trong nuôi trồng thủy sản,

Toltrazuril đã đƣợc sử dụng trong một số thí nghiệm chữa trị bệnh ký sinh trùng

ngoại ký sinh do Monogenea hay Protozoa gây ra (Schmahl và Mehlhom, 1998;

Schmahl và ctv, 2011). Biện pháp đƣợc đƣa ra để chữa trị các bệnh ngoại ký sinh

trên cá là ngâm những nồng độ, thời gian khác nhau. Liều lƣợng đƣợc Schmahl và

Mehlhom (1988) khuyến khích để chữa trị bệnh do Gyrodactylus spp.,

Dactylogyrus vastator, D. Extensus và Pseudodactylogyrus bini là 10ppm ngâm

trong 4h. Schmahl và ctv (2011) đề nghị chữa trị bệnh do Apiosoma spp.

and Trichodina spp. trên cá bằng phƣớng pháp ngâm 50ppm trong 20 phút. Đối với

Ichthyophthirius multifiliis ở giai đoạn dinh dƣỡng, do một số thể dinh dƣỡng của I.

multifiliis không chết mà chuyển sang dạng bào nang sau khi ngâm 10ppm trong

2h, vì thế Schmahl và ctv (2011) đƣa ra phƣơng pháp chữa trị phức tạp hơn đòi hỏi

cả quy trình gồm ngâm 10ppm trong 2h ở ngày đầu tiên, 20ppm trong 1h ở ngày thứ

hai và ngày thứ ba. Liều lƣợng dùng trong thí nghiệm này tuy cao hơn hẳn với

những liều khuyến khích khi chữa trị các ký sinh trùng ngoại ký sinh nhƣng quan

sát không có hiện tƣợng cá chết do quá liều và cho hiệu quả chữa trị. Điều này có

thể do một phần thuốc bị mất đi trong quá trình cho ăn, một lƣợng khác sẽ bị phân

hủy bởi hệ tiêu hóa hay bị thải ra ngoài trƣớc khi đƣợc hấp thụ, vì thế nồng độ thuốc

tác động lên ký sinh trùng sẽ rất nhỏ.

Cơ chế tác dụng của thuốc lên Myxosporea chƣa đƣợc hiểu rõ. Tuy nhiên,

theo nghiên cứu của Schmahl và ctv, 2011 cho rằng tác dụng của Toltrazuril lên

các Protozoa ngoại ký sinh là làm phá hủy cấu trúc màng ngoài, cấu trúc ty thể cũng

nhƣ tiêu hủy hoàn toàn các Ribosome. Điều này cũng có thể là cơ chế tác dụng của

thuốc lên Ceratomyxa khi KST này mang những đặc điểm chung của Protozoa.

Cá chẽm giống bị nhiễm bệnh Ceratomyxosis đã đƣợc chữa trị có hiệu quả

trong điều kiện thí nghiệm, với tỷ lệ nhiễm còn 0% sau hai đợt chữa trị. Sau đợt

chữa trị đầu tiên, tỷ lệ nhiễm giảm từ 100% còn 70% với nồng độ 0.5ppt Toltrazuril

và giảm còn 15% với nồng độ 1ppt. Bên cạnh đó, tỷ lệ chết trong quá trình chữa trị

xảy ra thấp nhất ở nồng độ 1ppt Toltrazuril. Nhƣ vậy, nồng độ 1ppt cho hiệu quả

chữa trị tốt hơn và đây là liều dùng đƣợc đề nghị cho hiệu quả chữa trị bệnh này

nhằm giảm tỷ lệ chết do bệnh và cá nhanh hết bệnh.

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.

4.1. Kết luận.

Kết quả khi kiểm tra 179 con cá chẽm giống ở khu vực Khánh Hòa từ tháng 6/ năm 2011 đến tháng 2 năm 2012 đã xác định đƣợc hai loài trùng bào tử sợi gây ra là

Ceratomyxa macrospora ký sinh trong mật cá và Henneguya cerebralis ký sinh trên mang cá ở dạng bào nang. Ceratomyxa macrospora ký sinh trong mật, với tỷ lệ nhiễm 6,81%, cƣờng độ nhiễm >100 trùng/thị trƣờng kính 40X. KST này gây ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng của cá, cá chậm lớn, gầy yếu.

Henneguya cerebralis ký sinh dạng bào nang với

mức độ nhiễm cao làm mang tiết nhiều dịch nhầy, cản trở hoạt động hô hấp của cá,

gây chết với tỷ lệ cao.

Thử nghiệm chữa trị bệnh Ceratomyxosis trên cá chẽm giống bằng sản

phẩm Baycox (BAYER) với thành phần chính là Toltrazuril 5% đã đem lại hiệu

quả. Liều dùng đƣợc khuyến nghị là Toltrazuril 1ppt.

4.2. Đề xuất ý kiến.

Tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm về sự cảm nhiễm của Myxosporea lên cá


chẽm giống nuôi tại các ao đìa, mối liên hệ giữa cảm nhiễm với các yếu tố môi

trƣờng, điều kiện nuôi, mùa vụ nuôi và vật chủ.

Tiếp tục sử dụng Toltrazuril để thử nghiệm chữa trị bệnh Ceratomyosis trên

cá chẽm nhiễm bệnh nuôi tại các ao, đìa với nhiều liều lƣợng khác để có thể chọn

đƣợc nộng độ tối ƣu; từ đó hoàn thiện quy trình chữa trị để ứng dụng vào thực tế

sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt.

1. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004).

Giáo trình Bệnh học thủy sản. NXB nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

2. Kungvankij, P., Pudadera, B. J., Tiro, L. B., Potestas, I. O., Tookwinas, S.,

Ruangpan, L., 1994. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer

Bloch). Nguyễn Thanh Phƣơng dịch. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 77

trang.

3. Vũ Thị Ngọc, 2008. Nghiên cứu bệnh do động vật đơn bào (Protozoa) ký sinh

trên cá chẽm (Lates calcarifer (Bloch, 1790)) nuôi tại Khánh Hòa và thử

nghiệm phƣơng pháp chữa trị. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên,

trƣờng Đại học Nha Trang.

4. Viện Thủy sản Đại học Cần Thơ. Sinh học và kĩ thuật nuôi cá chẽm.

Tài liệu tiếng anh.

5. Alvarez-Pellitero, P., Sitja-Bobadilla, A., 1993. Pathology of Myxosporea in

marine fish culture. Disease of Aquatic Organism 17: 229-238.

6. Burger, M. A. A., Barnes, A. C., Adlard, R. D., 2008 .Wildlife as reservoirs

for parasites infecting commercial species: host specificity and a redescription

of Kudoa amamiensis from teleost fish in Australia. Journal of Fish Diseases

31: 835–844.

7. Freeman, M. A., Bell, A. S., Sommerville,C., 2003. A hyperparasitic

microsporidian infecting the salmon louse, Lepeophtheirus salmonis: an

rDNA-based molecular phylogenetic study. Journal of Fish Diseases, 26, 667–

676

8. Freeman, M. A., Yokoyama, H., Ogawa, K., 2008. Description and phylogeny

of Ceratomyxa anko sp. n. and Zschokkella lophii sp. n. from the Japanese

9.Hallett, S. L., OIDonoghue, P. J., Lester, R. J. G., 1997. Infections by Kudoa

ciliatae (Myxozoa: Myxosporea) in Indo-Pacific whiting Sillago spp. Diseases

of Aquatic Organisms 30:11-16

10. Lom, J., Dyková, I., 1992. Protozoa parasites of fishes. Developments in

Aquaculture and fisheries science 26: 159-227

11. Lom, J., Dyková, I., 2006. Myxozoa genera: definition and notes on

taxonomy, life-cycle terminology and pathogenic species. Flolia Parasitologica

53: 1-36.

12. MacKenzie, K., Kalavati, C., Gaard, M., Hemmingsen, W., 2005.

Myxosporean gall bladder parasites of gadid fishes in the North Atlantic: Their

geographical distributions and an assessment of their economic importance in

fisheries and mariculture. Fisheries Research 76, 454–465.

13. Morrison, C. M., Martell, J., Cynthia, L., O’Nell, D., 1996. Ceratomyxa

drepanopsettae in the gallbladder of Atlantic haliut, Hippoglossus,from the

northwest Atlantic Ocean. Folia Parasitologica 43:20-36.

14. Palenzuela, O., Trobridge, G., Jerri L.artholomew, 1999. Development of

a polymerase chain reaction diagnostic assay for Ceratomyxa shasta, a

Myxosporean parasite of salmonid fish. Diseases of Aquatic Organisms 36:

45-51.

15. Yokoyama, H., Fukuda, Y., 2001. Ceratomyxa seriolae n. sp. and C. buri n.

sp. (Myxozoa: Myxosporea) from the gall-bladder of cultured yellowtail

Seriola quinqueradiata. Systematic Parasitology 48: 125–130.

16. Schmahl, G., Mehlhom, H. 1998. Treatment of fish parasites. 4. Effects of

sym. triazinone (toltrazuril) on Monogenea. Parasitol Res 75(2):132-43.


17.

Schamahl, G., Mehlhom, H., Taraschewski, H. 2011. Treatment of

fish

parasites

:

5. The effects of sym. triazinone (Toltrazuril) on fish parasitic ciliophora

(Ichthyophthirius multifiliisFOUQUET, 1876, Apiosoma amoebea Grenfell,

1884,Trichodina sp. Ehrenberg, 1831). European Journal of Protistology 24

(2): 152-161

18. Leong, T. L. và Wong, S. Y., 1986. Parasite fauna off seabass, Lates

calcarifer Bloch, from Thailand and from floating cages in Penang, Malaysisa.

The First Asian Fisheries Forum. Asian Fisheries Society, Manila, Philippines

19. Leong, T. L. và Wong, S. Y., 1990. Parasite of healthy and diseased juvenile

Grouper Epinephelus marlabaricus (Bloch and Schneider) and seabass Lates

calcarifer (Bloch) in floating cages in Penang, Malaysia. Asian Fisheries

Science 3: 319-327.

20. Leong, T. L. Tan, Z., Enright, W. T., 2006. Important parasite diseases in

culture marine fish in Asia – Pacific region. AQUA culture AsiaPacific

Magazine

21. Work, T. M., Takata, G., Whipps, C. M., Kentb, M. L., 2008. A New

Species of. Henneguya (Myxozoa) in the Big-Eyed Scad (Selar

crumenophthalmus) from Hawaii. Journal of Parasitology, 94(2):524-529.

22. Zhao, Y., Song, W., 2001. Myxoproteus cheni sp. n. and Sinuolinea mai sp.

n. (Myxosporea: Sinuolineidae). Parasitic in the Urinary Bladder of Marine

Fish (Thamnaconus septentrionalis Gunther, 1877) from the Yellow Sea, off

the Qingdao Coast of China. Acta Protozool. 40: 125 – 130.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Kích thƣớc, cơ quan nhiễm và mức độ nhiễm Ceratomyxa của

đàn cá chẽm giống đƣợc đƣa vào chữa trị.

STT SL (cm) Cơ quan nhiễm CĐN (bào tử/TTK40X) STT SL (cm) Cơ quan nhiễm CĐN (bào tử/TTK40X)

1 7,5 Mật xanh đen >100 16 7,9 Mật hơi vàng 7

2 8 Mật xanh 20 17 9,3 Mật xanh đen >100

3 7,7 Mật xanh đen >100 18 9,4 Mật xanh đen >100 4 8,4 Mật xanh đen >100 19 8,4 Mật xanh 24

5 9 Mật xanh 25 20 10 Mật xanh đen >100

6 7,7 Mật hơi vàng 22 21 9,2 Mật xanh đen >100 7 8,3 Mật xanh đen >100 22 9,4 Mật xanh 32

8 8,6 Mật hơi vàng 14 23 8,2 Mật xanh 17

9 8,5 Mật xanh đen >100 24 7,9 Mật xanh đen >100

10 8,5 Mật xanh 30 25 8,3 Mật hơi vàng 15

11 9,2 Mật xanh đen >100 26 8,3 Mật xanh đen >100 12 9,3 Mật xanh đen >100 27 7,8 Mật xanh đen >100 13 8,5 Mật xanh 27 28 7,5 Mật xanh đen >100 14 8,4 Mật xanh đen >100 29 9,2 Mật xanh 33 15 7,8 Mật xanh 34 30 9,3 Mật xanh đen >100

PHỤ LỤC 2: Phƣơng pháp chữa trị Ceratomyosis bằng sản phẩm Baycox

(BAYER)

Đối chứng 0.5ppt1 0.5ppt2 1ppt1 1ppt2

Số cá TN (con) 30 30 30 30 30

Thức ăn 10% P thân (gram) 30 30 30 30 30

Baycox (Toltrazuril 5%) (ml) 0 0.3 0.3 0,6 0,6

Dầu ăn trộn vào thức ăn có có có có có

PHỤ LỤC 3: Kết quả theo dõi mức độ nhiễm sau 6 ngày chữa trị

STT cá kiểm tra sau

6 ngày TN Đối chứng 5ppm1 5ppm2 10ppm1 1ppm2 1 >100 12 8 0 0 2 >100 >100 >100 >100 0 3 >100 0 0 0 0 4 >100 >100 >100 0 0 5 >100 0 7 >100 0 6 >100 >100 0 0 0 7 >100 0 15 0 >100 8 >100 5 >100 0 0 9 >100 >100 0 0 0 10 >100 8 12 0 0


Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH BỆNH DO TRÙNG BÀO TỬ SỢI (MYXOSPOREA) GÂY RA Ở CÁ CHẼM LATES CALCARIFER (BLOCH, 1790) GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ (Trang 32 -42 )

×