0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Mô tả bệnh do bào tử sợi gây ra trên cá chẽm

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH BỆNH DO TRÙNG BÀO TỬ SỢI (MYXOSPOREA) GÂY RA Ở CÁ CHẼM LATES CALCARIFER (BLOCH, 1790) GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ (Trang 27 -42 )

3.2.1. Bệnh Ceratomyxosis.

Giới : Protozoa

Ngành: Myxozoa

Lớp: Myxosporea

Bộ: Bivalvulida

Họ: Ceratomyxidae

Giống: Ceratomyxa

Loài: Ceratomyxamacrospora

Ceratomyxa macrospora ký sinh trong mật của cá chẽm, cá không có dấu

hiệu bất thƣờng nếu mức độ cảm nhiễm nhẹ, tuy nhiên nếu cá nhiễm cƣờng độ cao

thƣờng biểu hiện các dấu hiệu nhƣ màu sắc cơ thể đen sạm, gầy, bơi lội yếu ớt .

Đàn cá bị nhiễm bệnh do Ceratomyxa gây ra có sự phân đàn rõ rệt giữa những cá

thể bệnh và không bệnh.

Hình 3.1. Dấu hiệu cá chẽm bị bệnh do Ceratomyxa gây ra. A- cá bị đen thân;

B- Nội tạng cá chẽm bị xuất huyết, mật bị đen; C- Gan teo, mật xanh đậm.

B A

Cá bị cảm nhiễm Ceratomyxa ở mức độ cảm nhiễm nặng, mật thƣờng

chuyển sang màu xanh đen, dịch mật cô đặc lại, tùy theo cƣờng độ nhiễm KST này

mà màu sắc và độ đặc của dịch mật khác nhau, cá nhiễm càng nặng màu sắc của

mật sẽ càng chuyển sang màu xanh đen và dịch mật càng cô đặc. Ngoài ra ở một số

trƣờng hợp cá nhiễm với cƣờng độ nhiễm cao, mật có kích thƣớc lớn hơn bình

thƣờng, gan teo nhỏ lại, ruột cá tích dịch và không chứa hoặc chứa ít thức ăn.

Hình 3.2. Ceratomyxa ký sinh trong mật cá chẽm ở độ phóng đại 400X:

A, B- Mẫu soi tƣơi; C, D- Mẫu nhuộm với Giemsa; E- Hình vẽ bào tử

Ceratomyxa.

Khi kiểm tra dịch mật ở độ phóng đại 400X, có thể thấy những ký sinh trùng

kích thƣớc hiển vi với nhiều hình dạng khác nhau, dày đặc trong dịch mật. Bào tử

Ceratomyxa macrospora có kích thƣớc dài 10-12.5µm, rộng 2.5-5µm gồm hai

B A

D C

mảnh vỏ nối nhau ở đƣờng nối, có cực nang và tế bào chất không chứa không bào

ƣa iod. Hình dạng bào tử kéo dài nhƣ hình lƣỡi liềm, hai mảnh vỏ kéo dài theo trục

dài của bào tử, cực nang hình cầu nằm gần ở đƣờng nối. Thể dinh dƣỡng có hình

dạng và kích thƣớc khác nhau, có dạng hình tam giác hay tựa hình cầu chứa có một

hay nhiều bào tử thƣờng là hai bào tử tạo ra những hình dạng khác nhau khi quan

sát dịch mật.

Khi quan sát mẫu mô mật đƣợc cắt, nhuộm với Hematoxylin và Eosin có thể

thấy bào tử hay thể dinh dƣỡng bám trên thành túi mật hay nằm lơ lửng trong dịch

mật, tế bào biểu mô túi mật bị biến dạng.

Hình 3.3. Mô mật cá chẽm bị nhiễm bệnh Ceratomyosis: A- Ceratomyxa

ký sinh trong dịch mật; B- cấu trúc thành ống mật bị phá hủy, Ceratomyxa

bám trên biểu mô mật. Hình ảnh ở độ phóng đại 400X.

Trên thế giới, Ceratomyxa gồm nhiều loài khác nhau C. arcuata, C.

drepanopsettae, C. macrospora, C. agregata, C. auerbachi, C. schulmani, C.

maxima, C. anguillae, C. hongzensis, C. shasta ký sinh chủ yếu trong dịch mật các

loài cá biển ở khắp nơi. C. macrospora (Kalenscher, 1926) đã đƣợc thông báo là

loài ký sinh trên cá Sebastes marinus, S. viviparus ở vùng biển Bắc và Bắc Đại Tây

B A

Dƣơng (trích theo Lom và Dyková, 1992). Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về loài

này rất ít, những thông báo về các loài Ceratomyxa ký sinh gây bệnh trên cá biển

cho thấy có những loài ký sinh nhƣng không gây tác hại lớn, có loài lại trở thành tác

nhân gây bệnh nguy hiểm gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho nghề nuôi trồng

thủy sản thế giới.

Yamamoto và Sanders (1979) khi nghiên cứu bệnh do C. shasta ký sinh gây

chết ở cá hồi cho thấy ngoài túi mật, KST này còn đƣợc tìm thấy trên toàn bộ thành

ống tiêu hóa, mao mạch mang, mô liên kết, lách ,gan, thận, cơ và trứng (Trích theo

Lom và Dyková, 1992). Tuy nhiên, trong đề tài này và theo kết quả của Kalenscher

(1926) C. macrospora chỉ tìm thấy KST ở dịch mật, thành túi mật và ống mật, các

cơ quan khác không phát hiện thấy. Có thể chính sự xâm nhiễm hệ thống của C.

shasta trên hầu hết các cơ quan quan trọng của cá là nguyên nhân gây chết khi cá bị

nhiễm KST, còn C. macrospora chỉ ký sinh cục bộ tại mật nên tác động của KST

với cơ thể cá chủ yếu là lấy chất dinh dƣỡng làm cá còi cọc, chậm lớn mà không

gây tỷ lệ chết lớn. Tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp làm chết cá, nhƣng tác

hại của C. macrospora thể hiện gián tiếp, gây ảnh hƣởng đến sinh trƣởng cá, cá

chậm lớn, gầy yếu dễ bị nhiễm các tác nhân gây bệnh khác và khả năng chống lại

bệnh thấp làm cá bị nhiễm KST này dễ chết hơn, mặc khác cá chậm lớn gây thiệt

hại kinh tế cho ngƣời nuôi.

3.2.2 Bệnh Henneguyosis Ngành: Myxozoa

Ngành: Myxozoa

Lớp: Myxosporea

Bộ: Bivalvulida

Họ: Myxobolidae

Giống: Henneguya

Hình 3.4. Hình ảnh bào nang và bào tử Henneguya trên cá chẽm: A, B-

Bào nang Henneguya cerebralis trên mang; C, D- Bào tử Henneguya cerebralis

ở độ phóng đại 400X; E- Hình vẽ bào tử Henneguya cerebralis .

Henneguya cerebralis ký sinh trong mang của cá ở dạng bào nang, cƣờng độ

cảm nhiễm nhẹ cá không có dấu hiệu bất thƣờng, tuy nhiên cƣờng độ cảm nhiễm

nặng gây ảnh hƣởng đến hô hấp của cá, màu sắc của cá bị bệnh đen sạm, khi quan

sát mang cá dƣới kính giải phẫu thấy xuất hiện các bào nang màu nâu bám dày đặc

bên trong các tơ mang của cá.


Khi bị phá vỡ, bào nang sẽ giải phóng các bào tử. Bào tử có dạng hình ellip,

có 2 cực nang hình hình quả lê ở phía trƣớc cơ thể, cực nang dài ½ kích thƣớc bào

A

D C

B

tử, sợi thích ty xoắn 7 lần. Vỏ kitin gồm hai mảnh khép lại nhƣng bắt đầu từ phần

nối phía sau vỏ kéo dài thành đuôi, đuôi chia hai nhánh không đều nhau cong vút về

phía sau; tế bào chất có chứa không bào ƣa iod chứa β-glycogen.

Bệnh Henneguyosis thƣờng xảy ra vào mùa nhiệt độ cao, với xuất hiện

tháng 6-8 hàng năm, là thời điểm nắng nóng ở khu vực Khánh Hòa và không thấy

sự xuất hiện bệnh vào các tháng nhiệt độ thấp. Bệnh Henneguyosis thƣờng gây

chết cá với tỷ lệ lớn do cản trở hoạt động hô hấp, cấu tạo và chức năng của mang

cá bị phá hủy.

Bệnh do Heneguyosis trên cá chẽm cũng đã đƣợc thông báo trong nghiên

cứu của Vũ Thị Ngọc (2008). Theo Vũ Thị Ngọc (2008), khi cá nhiễm bệnh

Henneguyosis ở mức độ cảm nhiễm nhẹ thƣờng ít biểu hiện các dấu hiệu bệnh lý

bên ngoài; khi cá nhiễm bệnh nặng, bào nang Henneguya chèn ép các tơ mang, có

thể làm kênh xƣơng nắp mang, cá gặp khó khăn trong hô hấp và chết. Nhƣ vậy,

những dấu hiệu bệnh lý khi cá bị nhiễm bệnh Heneguyosis đƣợc mô tả trong

nghiên cứu của chúng tôi và của Vũ Thị Ngọc khá tƣơng đồng nhau, tuy nhiên

loài nghiên cứu đƣợc xác định trong nghiên cứu trƣớc là Henneguya zschokkei

Gurley, 1894.

3.3. Kết quả thí nghiệm chữa trị bệnh Ceratomyosis:

Đàn cá đƣa vào chữa trị có chiều dài trung bình 8.56 cm ± 0.63, có tỷ lệ cảm

nhiễm 100% và cƣờng độ nhiễm cao từ 7 đến trên 100 trùng/thị trƣờng kính 40X

(Bảng 3.3). Tỷ lệ cá có cƣờng độ nhiễm trên 100 trùng/thị trƣờng kính 40X chiếm

50%; cƣờng độ nhiễm từ 30-70 trùng/thị trƣờng kính 40X chiếm 37% (Hình 3.4).

Nhƣ vậy, đàn cá đƣa vào chữa trị là đàn cá nhiễm bệnh nặng, điển hình phù hợp cho

thử nghiệm chữa trị.

Bảng 3.3. Kích thƣớc và mức độ cảm nhiễm đàn cá chẽm bị bệnh Ceratomyosis

trƣớc khi đƣa vào chữa trị bằng Baycox (BAYER).

Kích thƣớc cá (cm) Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm (trùng/ TTK 40X)

8.56 ± 0.63 100 7 - >100

37%

13%

50% <30 30-100 >100

Hình 3.5. Tỷ lệ (%) các cƣờng độ cảm nhiễm bào tử sợi ở đàn cá chẽm bị bệnh

Ceratomyosis trƣớc khi đƣợc chữa trị bằng Baycox (BAYER).

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% ĐC NT1 NT2 53,33% 11,67% 3,33% T y l e c h e t (% ) Nghiem thuc Tỷ lệ chết

Hình 3.6. Tỷ lệ chết ở các nghiệm thức sau 12 ngày chữa trị bằng Baycox

(BAYER).

Theo dõi tỷ lệ chết trong quá trình trị bệnh, nghiệm thức đối chứng không

đƣợc dùng thuốc có tỷ lệ chết cao nhất 53.33%. Nghiệm thức dùng thuốc ở liều

lƣợng 0.5ppt và 1ppt tỷ lệ chết lần lƣợt là 11.67%, 3.33%. Theo kết quả trên, tỷ lệ

chết cao nhất đƣợc quan sát ở nghiệm thức đối chứng và ở hai nghiệm thức dùng

thuốc, liều dùng thuốc thấp hơn cho tỷ lệ chết cao hơn. Mặt khác, giải phẫu cá sau

khi chết ở các nghiệm thức cho thấy cƣờng độ nhiễm Ceratomyxa dày đặc trong

mật, gan teo, ruột tích nƣớc và không chứa thức ăn. Nhƣ vậy, cá chết trong quá

trình thí nghiệm có thể là do bệnh nặng, sức khỏe yếu, không phải là tác dụng của

thuốc, nguyên nhân chết chủ yếu là do ký sinh trùng tác động đến hệ thống tiêu hóa,

dẫn đến cá không ăn đƣợc thức ăn.

Kết quả chữa trị cho thấy, sau 6 ngày chữa trị đầu tiên, mức độ nhiễm ở hai

nghiệm thức dùng thuốc đã giảm rõ rệt. Nghiệm thức dùng thuốc Toltrazuril ở nồng

độ 0.5ppt, tỷ lệ nhiễm giảm xuống chỉ 70%, mức độ nhiễm cũng giảm. Nghiệm thức

dùng thuốc Toltrazuril nồng độ 1ppt, tỷ lệ nhiễm giảm rõ rệt chỉ còn 15% (Bảng

3.4).

Bảng 3.4. Mức độ cảm nhiễm của cá chẽm bị bệnh Ceratomyosis ở các nghiệm

thức sau khi đƣợc chữa trị bằng Baycox (BAYER).

6 ngày sau khi chữa trị bằng

Baycox (BAYER)

12 ngày sau khi chữa trị

bằng Baycox (BAYER)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trùng/TTK 40X)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trùng/TTK 40X)

Toltrazuril 0.5ppt 70 8- >100 0 0

Toltrazuril 1ppt 15 7- >100 0 0

ĐC 100 >100 100 25- >100

Tiếp tục chữa trị trong 6 ngày tiếp theo, cá ở cả hai nghiệm thức dùng thuốc

đều không còn bị nhiễm bào tử sợi ở mật, trong khi nghiệm thức đối chứng tỷ lệ

nhiễm là 100% (Bảng 3.5)

100%

50%

0

50%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

ĐC1 NT1

T

y

l

e

(

%

)

Nghie m thuc

<30

30-100

> 100

Hình 3.7. Tỷ lệ (%) cƣờng độ cảm nhiễm ở nghiệm thức dùng thuốc (NT1) và

đối chứng (ĐC) sau 6 ngày chữa trị bằng BAYCOX (BAYER).

Toltrazuril là thuốc đã đƣợc ứng dụng chữa trị một số bệnh ký sinh trùng nội

và ngoại ký sinh. Sản phẩm có chứa Toltrazuril đã đƣợc sử dụng để điều trị các

bệnh ký sinh trùng nội ký sinh đƣờng ruột trên thú y bằng biện pháp cho ăn đã đem

hiệu quả cao và không gây các phản ứng phụ khác. Trong nuôi trồng thủy sản,

Toltrazuril đã đƣợc sử dụng trong một số thí nghiệm chữa trị bệnh ký sinh trùng

ngoại ký sinh do Monogenea hay Protozoa gây ra (Schmahl và Mehlhom, 1998;

Schmahl và ctv, 2011). Biện pháp đƣợc đƣa ra để chữa trị các bệnh ngoại ký sinh

trên cá là ngâm những nồng độ, thời gian khác nhau. Liều lƣợng đƣợc Schmahl và

Mehlhom (1988) khuyến khích để chữa trị bệnh do Gyrodactylus spp.,

Dactylogyrus vastator, D. Extensus và Pseudodactylogyrus bini là 10ppm ngâm

trong 4h. Schmahl và ctv (2011) đề nghị chữa trị bệnh do Apiosoma spp.

and Trichodina spp. trên cá bằng phƣớng pháp ngâm 50ppm trong 20 phút. Đối với

Ichthyophthirius multifiliis ở giai đoạn dinh dƣỡng, do một số thể dinh dƣỡng của I.

multifiliis không chết mà chuyển sang dạng bào nang sau khi ngâm 10ppm trong

2h, vì thế Schmahl và ctv (2011) đƣa ra phƣơng pháp chữa trị phức tạp hơn đòi hỏi

cả quy trình gồm ngâm 10ppm trong 2h ở ngày đầu tiên, 20ppm trong 1h ở ngày thứ

hai và ngày thứ ba. Liều lƣợng dùng trong thí nghiệm này tuy cao hơn hẳn với

những liều khuyến khích khi chữa trị các ký sinh trùng ngoại ký sinh nhƣng quan

sát không có hiện tƣợng cá chết do quá liều và cho hiệu quả chữa trị. Điều này có

thể do một phần thuốc bị mất đi trong quá trình cho ăn, một lƣợng khác sẽ bị phân

hủy bởi hệ tiêu hóa hay bị thải ra ngoài trƣớc khi đƣợc hấp thụ, vì thế nồng độ thuốc

tác động lên ký sinh trùng sẽ rất nhỏ.


Cơ chế tác dụng của thuốc lên Myxosporea chƣa đƣợc hiểu rõ. Tuy nhiên,

theo nghiên cứu của Schmahl và ctv, 2011 cho rằng tác dụng của Toltrazuril lên

các Protozoa ngoại ký sinh là làm phá hủy cấu trúc màng ngoài, cấu trúc ty thể cũng

nhƣ tiêu hủy hoàn toàn các Ribosome. Điều này cũng có thể là cơ chế tác dụng của

thuốc lên Ceratomyxa khi KST này mang những đặc điểm chung của Protozoa.

Cá chẽm giống bị nhiễm bệnh Ceratomyxosis đã đƣợc chữa trị có hiệu quả

trong điều kiện thí nghiệm, với tỷ lệ nhiễm còn 0% sau hai đợt chữa trị. Sau đợt

chữa trị đầu tiên, tỷ lệ nhiễm giảm từ 100% còn 70% với nồng độ 0.5ppt Toltrazuril

và giảm còn 15% với nồng độ 1ppt. Bên cạnh đó, tỷ lệ chết trong quá trình chữa trị

xảy ra thấp nhất ở nồng độ 1ppt Toltrazuril. Nhƣ vậy, nồng độ 1ppt cho hiệu quả

chữa trị tốt hơn và đây là liều dùng đƣợc đề nghị cho hiệu quả chữa trị bệnh này

nhằm giảm tỷ lệ chết do bệnh và cá nhanh hết bệnh.

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.

4.1. Kết luận.

Kết quả khi kiểm tra 179 con cá chẽm giống ở khu vực Khánh Hòa từ tháng 6/ năm 2011 đến tháng 2 năm 2012 đã xác định đƣợc hai loài trùng bào tử sợi gây ra là

Ceratomyxa macrospora ký sinh trong mật cá và Henneguya cerebralis ký sinh trên mang cá ở dạng bào nang. Ceratomyxa macrospora ký sinh trong mật, với tỷ lệ nhiễm 6,81%, cƣờng độ nhiễm >100 trùng/thị trƣờng kính 40X. KST này gây ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng của cá, cá chậm lớn, gầy yếu.

Henneguya cerebralis ký sinh dạng bào nang với

mức độ nhiễm cao làm mang tiết nhiều dịch nhầy, cản trở hoạt động hô hấp của cá,

gây chết với tỷ lệ cao.

Thử nghiệm chữa trị bệnh Ceratomyxosis trên cá chẽm giống bằng sản

phẩm Baycox (BAYER) với thành phần chính là Toltrazuril 5% đã đem lại hiệu

quả. Liều dùng đƣợc khuyến nghị là Toltrazuril 1ppt.

4.2. Đề xuất ý kiến.

Tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm về sự cảm nhiễm của Myxosporea lên cá

chẽm giống nuôi tại các ao đìa, mối liên hệ giữa cảm nhiễm với các yếu tố môi

trƣờng, điều kiện nuôi, mùa vụ nuôi và vật chủ.

Tiếp tục sử dụng Toltrazuril để thử nghiệm chữa trị bệnh Ceratomyosis trên

cá chẽm nhiễm bệnh nuôi tại các ao, đìa với nhiều liều lƣợng khác để có thể chọn

đƣợc nộng độ tối ƣu; từ đó hoàn thiện quy trình chữa trị để ứng dụng vào thực tế

sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt.

1. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004).

Giáo trình Bệnh học thủy sản. NXB nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

2. Kungvankij, P., Pudadera, B. J., Tiro, L. B., Potestas, I. O., Tookwinas, S.,

Ruangpan, L., 1994. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer

Bloch). Nguyễn Thanh Phƣơng dịch. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 77

trang.

3. Vũ Thị Ngọc, 2008. Nghiên cứu bệnh do động vật đơn bào (Protozoa) ký sinh

trên cá chẽm (Lates calcarifer (Bloch, 1790)) nuôi tại Khánh Hòa và thử

nghiệm phƣơng pháp chữa trị. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên,

trƣờng Đại học Nha Trang.

4. Viện Thủy sản Đại học Cần Thơ. Sinh học và kĩ thuật nuôi cá chẽm.

Tài liệu tiếng anh.

5. Alvarez-Pellitero, P., Sitja-Bobadilla, A., 1993. Pathology of Myxosporea in

marine fish culture. Disease of Aquatic Organism 17: 229-238.

6. Burger, M. A. A., Barnes, A. C., Adlard, R. D., 2008 .Wildlife as reservoirs

for parasites infecting commercial species: host specificity and a redescription

of Kudoa amamiensis from teleost fish in Australia. Journal of Fish Diseases

31: 835–844.

7. Freeman, M. A., Bell, A. S., Sommerville,C., 2003. A hyperparasitic

microsporidian infecting the salmon louse, Lepeophtheirus salmonis: an

rDNA-based molecular phylogenetic study. Journal of Fish Diseases, 26, 667–

676

8. Freeman, M. A., Yokoyama, H., Ogawa, K., 2008. Description and phylogeny

of Ceratomyxa anko sp. n. and Zschokkella lophii sp. n. from the Japanese

9.Hallett, S. L., OIDonoghue, P. J., Lester, R. J. G., 1997. Infections by Kudoa

ciliatae (Myxozoa: Myxosporea) in Indo-Pacific whiting Sillago spp. Diseases

of Aquatic Organisms 30:11-16

10. Lom, J., Dyková, I., 1992. Protozoa parasites of fishes. Developments in

Aquaculture and fisheries science 26: 159-227


Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH BỆNH DO TRÙNG BÀO TỬ SỢI (MYXOSPOREA) GÂY RA Ở CÁ CHẼM LATES CALCARIFER (BLOCH, 1790) GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ (Trang 27 -42 )

×