Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không thể trả được nợ đúng hạn thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Những khoản nợ quá hạn mà khách hàng không thể trả do điều kiện khách quan, có thể đến ngân hàng xin xem xét cơ cấu lại thời gian gia hạn nợ, điều chỉnh nợ. Nếu không đến gia hạn, điều chỉnh hoặc hết thời gian gia hạn mà khách hàng vẫn không có khả năng hoàn trả thì khoản nợ này sẽ được chuyển sang nợ quá hạn. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Trong các công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại chi nhánh, thì công tác kiểm soát, hạn chế nguy cơ nợ quá hạn là công tác được ngân hàng chú trọng nhất. Do đó giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Đây là mục tiêu phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Đông Á An Giang qua 3 năm như sau:
4.3.4.1. Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn
Bảng 4.9: Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch2006/2005 Chênh lệch2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 1.474 70,12 3.839 90,87 3.278 69,08 2.365 160,5 -561 -14,61 Trung hạn 628 29,88 386 9,13 1.468 30,92 -242 -38,54 1.082 280,3 Dài hạn _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Tổng 2.102 100 4.225 100 4.746 100 2.123 101,0 521 12,33 (Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)
Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ, nợ quá hạn của ngân hàng Đông Á An Giang trong giai đoạn 2005-2007 cũng có những biến động lớn. Tổng dư nợ quá hạn năm 2005 là 2.102 triệu đồng, sang năm 2006 là 4.225 triệu đồng, tăng ở mức 2.123 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 101%. Và đến năm 2007 dư nợ quá hạn là 4.746 triệu đồng, tăng 521 triệu đồng, tốc độ tăng 12,33% so với năm 2006.
Phân tích nợ quá hạn ra từng loại vay cụ thể như sau:
Nợ quá hạn ngắn hạn
Trong năm 2005, mức nợ quá hạn là 1.474 triệu đồng, đến năm 2006 là 3.839 triệu đồng, tăng 2.365 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 160,5%. Bước qua năm 2007, mức nợ quá hạn là 3.278 triệu đồng, giảm đi 561 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 14,61%. Trong năm 2006, nợ quá hạn tăng là do vào năm 2005 -2006, ngân hàng đã mở rộng thêm doanh số cho vay nhiều lần, mở rộng nhiều đối tượng tham gia vay vốn, nhằm đáp ứng mục tiêu là tìm kiếm thêm ngày càng nhiều khách hàng mới. Thêm vào đó, trong 2 năm qua thị trường luôn có sự biến động mạnh làm cho giá cả về nguyên nhiên liệu không ngừng gia tăng, điều kiện tự nhiên bất lợi…ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vi trên địa bàn tỉnh An Giang. Những đơn vị vay vốn này do không thể lường trước được rủi ro, dẫn đến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, không thể hoàn trả vốn và lãi vay đúng thời hạn. Chính vì thế đã làm cho nợ quá hạn của ngân hàng có sự gia tăng trong 2 năm qua.
Nợ quá hạn trung hạn
Trong năm 2005, mức nợ quá hạn là 628 triệu đồng, sang năm 2006 là 386 triệu đồng, giảm 242 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ là 38,54%. Và đến năm 2007 nợ quá hạn lại tăng nhanh đến 1.468 triệu đồng, tăng 1.082 triệu đồng, tốc độ tăng là 280,3% so với năm 2006. Mức nợ quá hạn trung hạn trong 3 năm 2005- 2007 tăng giảm không đều, và chiếm tỷ trọng nhỏ, bởi vì doanh số cho vay và mức dư nợ trung hạn luôn thấp hơn hơn nhiều so với ngắn hạn. Do đó việc nợ quá hạn tăng lên ở năm 2007 là không đáng kể, và nó cũng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên không ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà nó phụ thuộc vào chính sách quản lý của ngân hàng tại từng thời kỳ cụ thể. Tuy vậy với bất kỳ một ngân hàng nào dù thiếu vốn hay thừa vốn hoạt động, khi đã tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng đều mong nuốn thu được vốn và lãi đúng hạn. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúngvà đầy đủ các thủ tục thì còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn và quản lý tốt công tác thu nợ.
4.3.4.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Ngân hàng Đông Á luôn nổ lực rất nhiều trong việc giảm bớt nợ quá hạn và ngày càng sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nhưng một khi đã phát sinh nợ quá hạn nghĩa là các khoản vay của ngân hàng đang có nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Khi đó ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh những khoản nợ đó, đồng thời cũng phải đề ra giải pháp nhằm giảm thiểu và xử lý được những rủi ro đó một cách đúng đắn và thích hợp.
Bảng 4.10: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch2006/2005 Chênh lệch2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Cá thể 1.055 50,19 1.910 45,2 2.933 61,8 855 81,04 1.023 53,56 TC KT 528 25,12 1.115 26,38 738 15,56 587 111,2 -377 33,81 TC TD 320 15,23 457 10,81 909 19,16 137 42,81 452 98,91 Trả góp 199 9,46 743 17,61 166 3,48 544 2,73 -577 -77,66 Tồng 2.102 100 4.225 100 4.746 100 2.123 101,0 521 12,33 (Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)
Trong 3 năm qua, nợ quá hạn của các TCTD, TCKT, cá thể và cả thành phần trả góp tăng giảm không ổn định, nguyên nhân do tổng doanh số cho vay và dư nợ tại chi nhánh trong 3 năm qua không ngừng tăng lên. Tuy chi nhánh đã thu
được nhiều nợ từ khách hàng, nhưng trong đó cũng có một phần nhỏ nợ mà ngân hàng không thu hồi được từ khách hàng. Nguyên nhân là do một số các hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất không hiệu quả, mua bán chịu, bị chiếm dụng vốn làm cho khả năng tài chính giảm, không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, những khách hàng đang vay trả góp lại có nhu cầu vay thêm, trong khi nợ gốc và lãi chưa thanh toán hết cho ngân hàng. Cụ thể tình hình nợ quá hạn theo TPKT tại chi nhánh được thể hiện như sau:
Nợ quá hạn của cá thể
Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế này tăng nhiều hơn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các thành phần kinh tế. Cụ thể như sau: năm 2005 là 1.055 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,19%. Năm 2006 là 1.910 triệu đồng, tăng 855 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 81,04%, chiếm tỷ trọng 45,2%. Đến năm 2007 là 2.933 triệu đồng, tăng 1.023 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 53,56%, chiếm tỷ trọng 61,8 trên tồng nợ quá hạn..
Nợ quá hạn của TCKT
Năm 2005 là 528 triệu đồng. Năm 2006 là 1.115 triệu đồng, tăng 587 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 111,2%. Sang năm 2007, mức dư nợ quá hạn là 738 triệu đồng, giảm 377 triệu đồng so với năm 2006, với tỷ lệ giảm là 33,81%.
Nợ quá hạn của TCTD
Năm 2005 mức dư nợ quá hạn là 320 triệu đồng. Năm 2006 là 457 triệu đồng, tăng 137 triệu đồng, tốc độ tăng 42,81% so với năm 2005. Qua năm 2007 là 909 triệu đồng, tăng 452 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 98,91% so với năm 2006.
Nợ quá hạn của thành phần trả góp
.Trong tất cả các thành phần kinh tế, thì thành phần này có mức nợ quá hạn thấp nhất. Ở năm 2005, dư nợ quá hạn đối với các khoản vay cho trả góp là 199 triệu đồng. Năm 2006, nợ quá hạn tăng thêm 544 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 2,73%.Đến năm 2007 nợ quá hạn đã giảm xuống còn 166 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ giảm tương ứng là 77,66%.
Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa chuyên môn thẩm định của cán bộ tín dụng, để khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của những biến động về kinh tế đối với các khoản vay được chính xác và khách quan hơn. Thực hiện được điều này thì chi nhánh mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng tín dụng, và hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới ngày càng phát triển tốt hơn.
4.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGCỦA NHĐA_AG CỦA NHĐA_AG
Lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố đi song song với nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để tồn tại và đứng vững trong lĩnh vực ngân hàng, các NHTM phải đối phó với nhiều vấn đề, đặc biệt là hiện nay do NH Nhà nước Việt Nam bắt buộc tỷ lệ dự trữ tại các NHTM tăng thêm 1%, gây khó khăn cản trở cho ngân hàng trong quá trình cho vay, và ngân hàng phải tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn từ khách hàng.
Trên thực tế, rủi ro có thể xuất hiện trong các giao dịch của ngân hàng. Vì vậy, rủi ro luôn là vấn đề được ngân hàng quan tâm và chú trọng phân tích kỹ
lưỡng thông qua các chỉ tiêu đánh giá. Riêng đối với Chi nhánh ngân hàng Đông Á An Giang, với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng thì cần phải có nhận định chính xác và khách quan trong hoạt động kinh doanh, nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007
Tổng nguồn vốn Tr.đ 256.384 301.613 391.721
Vốn huy động " 92.834 108.999 138.629
Doanh số cho vay " 255.780 518.861 903.574
Doanh số thu nợ " 184.321 499.704 887.498 Dư nợ cuối kỳ " 271.499 290.654 306.729 Nợ quá hạn " 2.102 4.225 4.746 Vốn huy động / tổng NV " 36,21 36,13 35,38 Dư nợ / tổng NV % 105,91 96,36 78,30 Dư nợ / vốn huy động % 292,46 266,66 221,26 Nợ quá hạn / tổng dư nợ % 0.77 1,45 1,54 Hệ số thu nợ Lần 0,72 0,96 0,98 (Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Theo bảng kết quả trên, ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, từ 36,21% trong năm 2005 xuống còn 36,14% vào năm 2006, đến năm 2007 giảm còn 35,38%.Thông thường một ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ số này đạt từ 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy kết quả trong 3 năm qua của ngân hàng đông Á vẫn còn thấp, và trong thời gian tới chi nhánh cần cố gắng để nâng cao thêm nguồn vốn huy động.
Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng có tập trung vào hoạt động tín dụng hay không. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt khi đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng, nếu chỉ tiêu này lớn nghĩa là ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn để cho vay, do đó rủi ro về tín dụng sẽ rất cao khi khách hàng không đủ khả năng thanh toán. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá thấp thì ngân hàng sẽ không còn là cầu nối trung gian giữa người thừa vốn và thiếu vốn nữa.
Trong 3 năm, ta thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn như sau: năm 2005 là 105,91%, năm 2006 giảm còn 96,36%, qua năm 2007 là 78,30%. Từ bảng kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tín dụng của ngân hàng chưa cao. Trong năm 2007 tỷ số này lại giảm xuống nhiều so với năm 2006. Điều này cho thấy ngân hàng Đông Á cần cố gắng hơn nữa trong hoạt động cấp tín dụng, và thận trọng trong việc sử dụng vốn đầu tư.
Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu ngược lại thì vốn huy động vẫn còn thừa. Từ bảng kết quả cho thấy chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của chi nhánh giảm qua 3 năm, nhưng đều lớn hơn 100%, điều này thể hiện vốn huy động của chi nhánh đều được tập trung hết vào hoạt động tín dụng. Qua đó cũng cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng tăng và phát triển.
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh trực tiếp công tác thẩm định của ngân hàng. Nó phản ánh chất lượng tín dụng cũng như phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng. Theo quy định của NHNN Việt Nam, khi tỷ lệ này đạt dưới 5% thì hoạt động tín dụng được coi là hiệu quả, riêng đối với các NHTMCP như ngân hàng Đông Á, thì tỷ lệ này phải đạt dưới 3% mới được coi là hoạt động tín dụng có hiệu quả.
Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại NHĐA_AG trong 3 năm như sau: năm 2005 tỷ lệ này là 0,77%, hoạt động cấp tín dụng trong năm này được đánh giá là tốt. Qua năm 2006, tỷ lệ này tăng lên là 1,45% và đến năm 2007 lại tăng lên là 1,54%, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng, địều này thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh đang có chiều hướng đi xuống, vì vậy chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công tác thẩm định và cho vay đối với khách hàng.
Hệ số thu nợ
Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Nhìn vào bảng kết quả trên, ta thấy được chỉ tiêu này qua 3 năm tại chi nhánh tăng trưởng dần, thể hiện sự phát triển trong công tác quản lý, theo dõi và thu hồi nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã có những biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
4.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHĐA_AG
4.5.1. Ưu điểm
Việc triển khai hiệu quả cấp tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn ở chi nhánh luôn ở dưới mức cho phép. Doanh số cho vay và dư nợ luôn tăng trưởng hàng năm.
Trong việc cho vay khách hàng là các tổ chức kinh tế, ngân hàng Đông Á đã xác định hoạt động kinh doanh mang tính chu kỳ, do đó không chỉ cho vay khi khách hàng thiếu vốn hoặc khi khách hàng đang phát triển mà điều quan trọng là ngân hàng đã biết cùng khách hàng tháo gỡ khi khách hàng gặp khó khăn và đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh việc cho vay tổ chức kinh tế, ngân hàng cũng quan tâm đến việc cấp tín dụng cho tiểu thương tại các chợ, cho CB –CNV, cho các doanh nghiệp vay tiêu dùng.
Đào tạo được đội ngũ nhân viên tín dụng ưu tú, năng động, sáng tạo và có