Thu nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng trong những năm trước và thời gian tới. Doanh số thu nợ càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng càng tốt. Nếu ngân hàng không thu hồi được nợ sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. Chính vì vậy ngân hàng luôn quan tâm đến công tác thu nợ, nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn. Tình hình thu nợ của các thành phần kinh tế tại chi nhánh như sau:
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch2006/2005 Chênh lệch2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Cá thể 79.557 43,16 203.678 40,76 326.501 36,79 124.121 156,0 122.823 60,3 TCKT 40.055 21,73 209.206 41,87 285.405 32,16 169.151 422,3 76.199 36,42 TCTD 57.884 31,4 72.781 14,56 247.287 27,86 14.897 25,74 174.506 239,8 Trả góp 6.825 3,71 14.039 2,81 28.305 3,19 7.214 105,7 14.266 101,6 Tổng 184.321 100 499.704 100 887.498 100 315.383 171,1 387.794 77,6 (Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)
Trong những năm qua, việc thu nợ của các thành phần kinh tế tại chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định. Cụ thể: năm 2005 tổng doanh số thu nợ là 184.321 triệu đồng, năm 2006 doanh số là 499.704 triệu đồng, tăng 315.383 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số đạt 887.498 triệu đồng, tăng 387.794 triệu đồng, tốc độ tăng 77,6% so với năm 2006.
Đối với thu nợ cá thể
Cá thể là đối tượng sản xuất kinh doanh đa dạng các ngành nghề, doanh số cho vay của cá thể là cao nhất trong các TPKT, vì thế mà doanh số thu nợ của cá thể cũng tăng theo tương ứng. Cụ thể: năm 2005, doanh số thu nợ cá thể là 79.557 triệu đồng. Qua năm 2006, doanh số đạt đến 203.678 triệu đồng, tăng 124.121 triệu đồng, tốc độ tăng 156% so với năm 2005. Và đến năm 2007, doanh số thu nợ đạt 326.501 triệu đồng, tăng 122.823 triệu đồng so vớn năm 2006, tốc độ tăng 60,3%. Thông qua sự tăng trưởng nhanh về doanh số cho vay cá thể trong năm 2006 và 2007, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ cá thể đã có bước phát triển nhanh chóng về quy mô, trình độ quản lý, công nghệ sản xuất… Hiện nay, kinh tế tỉnh An Giang đang ngày càng phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy các đơn vị kinh doanh đầu tư sản xuất có hiệu quả cao, nhằm tăng thu nhập, thu nhiều lợi nhuận, qua đó cho thấy khả năng trả nợ của cá thể cao hơn so với các TPKT khác. Điều này tạo điều kiện cho công tác thu nợ của chi nhánh trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
Đối với thu nợ TCKT
Doanh số thu nợ của các TCKT liên tục tăng qua các năm: năm 2005, doanh số thu nợ đạt 40.055 triệu đồng, năm 2006 doanh số đạt 209.206 triệu đồng, tăng 169.151 triệu đồng, tốc độ tăng 422,3%. Sang năm 2007 đạt 285.405 triệu đồng, tăng 76.199 triệu đồng, tốc độc tăng 36,42% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do các TCKT hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao, nên khả năng trả nợ vay cho ngân hàng ngày càng cao. Qua đó, ta cũng thấy được doanh số thu nợ của TCKT có xu hướng tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ của các TPKT khác, trừ cá thể.
Đối với thu nợ TCTD
Doanh số thu nợ TCTD tại chi nhánh được thể hiện như sau: năm 2005 doanh số đạt 57.884 triệu đồng, năm 2006 đạt 72.781 triệu đồng, tăng 14.897 triệu đồng, tốc độ tăng 25,74%. Trong năm 2007, doanh số đạt 247.287 triệu đồng, tăng 174.506 triệu đồng, tăng tương ứng với tỷ lệ 239,8%. Qua số liệu thu nợ tăng nhanh trong năm 2007, cho thấy các TCTD hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Ngoài ra, do số lượng các doanh nghiệp, các TCKT được thành lập trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu vay vốn ngày càng tăng, nên các TCTD đã thu được nhiều lợi nhuận từ cho vay, và có khả năng trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Từ đó, góp phần làm cho công tác thu nợ của chi nhánh thuận lợi và doanh số thu nợ tăng lên đáng kể.
Đối với thu nợ trả góp
Trong 3 năm qua, doanh số thu nợ của đối tượng này tăng dần. Cụ thể: năm 2006, đạt 14.039 triệu đồng, tăng 7.213 triệu đồng, tốc độ tăng 105,7%. Năm 2007 doanh số đạt 28.305 triệu đồng, tăng 14.266 triệu đồng, tốc độ tăng 101,6%
so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do nhu cầu thị trường mở rộng, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao, nên những nhu cầu về vật chất là không thể thiếu được. Mặt khác, khách hàng thuộc nhóm đối tượng này không phải trả một lần nợ gốc và lãi khi tới hạn, giúp khách hàng có tâm lý thoải mái, an tâm trong vấn đề vay vốn. Điều này góp phần làm cho công tác thu nợ tín dụng của ngân hàng tăng lên trong thời gian qua.
Nhìn chung tình hình thu nợ đối với các thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, cho thấy hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh cũng có chuyển biến theo hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng cũng như việc theo dõi mục đích sử dụng vốn và động viên khách hàng, để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ. Chính vì vậy mà doanh số thu nợ của thành phần cá thể, TCKT, TCTD và trả góp tăng lên đáng kể qua các năm. Tuy nhiên ngân hàng cần phải tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác thu nợ đối với từng TPKT. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn đến mức thấp nhất, góp phần nâng cao khả năng hoạt động của ngân hàng.
4.3.3. Dư nợ cho vay