Nghiên cứu phương án dùng mũi phun không liên tục

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tiêu năng hợp lý đối với đập tràn xả lũ bản mòng tỉnh sơn la (Trang 73 - 76)

Mặc dù phương án thiết kế tràn xả lũ Bản Mòng tỉnh Sơn La đảm bảo được nhiệm vụ xả lũ theo yêu cầu. Nhưng với dạng tiêu năng bằng mũi phun liên tục tuy đạt hiệu quả tiêu năng tốt đến 75%, song tình hình thủy lực và tình hình xói lở ở lịng sơng hạ lưu vùng hố xói sâu và rộng, lý do chính là dịng phun tập trung, đồng thời lại có hiện tượng bắn tóe sang hai bên bờ kênh xả của hố xói, sóng lớn.

Vì lý do đó nghiên cứu phương án dùng mũi phun không liên tục (mũi phun so le). Dựa vào tài liệu có liên quan của Trung Quốc về dùng mũi phun không liên tục (trong tài liệu tham khảo).

Về giải pháp tiêu năng loại mũi phun so le đã được nghiên cứu và ứng dụng ở cơng trình xả lũ ở nước ta như dùng mũi phun không liên tục cuối dốc nước tràn xả lũ cơng trình Thủy điện Hịa Bình, cuối tràn xả lũ Sông Hinh, cuối đập tràn xả lũ Đăm bri, cuối tràn xả lũ Sơng Tranh 2. Vì vậy có thể áp dụng loại mũi phun so le vào tràn xả lũ Bản Mòng.

Tham khảo quy phạm thiết kế đập tràn của Trung Quốc SL253-2000 (Design code for Spillway) và cuốn luận văn cơng trình Thủy cơng với kích thước của tràn Bản Mịng mặt tràn rộng B=19m, có 3 khoang tràn, nên đã chọn mố phun có các tham số sau: Chiều rộng mố: Bmố=2,5m ¸3,8m Chiều rộng rãnh : Brãnh=1,9m ¸2,53m Góc phun của mố: θ2=350 Góc phun của rãnh: 0 1 25 q = Mố có dạng hình thang

Mái bên của mố m=0,5 Góc khuyếch tán q =250 Chiều cao mố lớn nhất là 0,7m Số lượng mố là 3

Nhưng việc điều chình dịng phun bay xa hay gần, chiều rộng của dịng rơi xuống hố xói cịn chịu ảnh hưởng của việc bố trí các mố phun cũng như vị trí đặt các mố. Để khảo nghiệm, so sánh cách đặt các mố phun hợp lý nên trong mơ hình đã đề xuất 3 phương án bố trí mũi phun khơng liên tục là:

+ Phương án a: Bố trí 3 mố phun nguyên ở vị trí sát mép mũi phun liên tục gần tương ứng với 3 cửa tràn. Như vậy dòng phun của mũi phun khơng liên tục này có góc hắt của rãnh q1=250, góc hắt của mố 0

2 35

q = (Xem hình 3.4)

+ Phương án b: Cách bố trí thứ hai là dùng 3 mố nguyên đặt tương ứng với 3 cửa tràn nhưng lùi vào 1,5m so với mép mũi phun liên tục (Xem hình 3.5)

+ Phương án c: Cách bố trí thứ ba là dùng 2 mố nguyên và hai mố nửa ( kích thước như mố ngun cắt dọc làm đơi), bố trí 2 mố nửa sát tường cánh của tràn, còn 2 mố nguyên đặt vào giữa, vị trí các mố đều đặt lùi vào đoạn bán kính cong ngược cách mép mũi phun liên tục là 1,5m. (Xem hình 3.6)

Nếu chỉ dùng các yếu tố thủy lực để so sánh các phương án của loại mũi phun khơng liên tục này thì khó có thể đánh giá đầy đủ, vì các tham số thủy lực của các phương án này lệch nhau không lớn. Vì vậy vẫn phải tiến hành thí nghiệm mơ hình lịng xói cục bộ để thơng qua chiều sâu xói và hình dạng xói để đánh giá.

Hình 3.4: Sơ đồ mũi phun so le PAa

Hình 3.5: Sơ đồ mũi phun so le PAb

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tiêu năng hợp lý đối với đập tràn xả lũ bản mòng tỉnh sơn la (Trang 73 - 76)