Phương pháp đánh giá nhanh đã được thực hiện với 15 đại diện bao gồm khu vực tư nhân, nhà nước và các thành viên trong chuỗi (nông dân, người mua gom và đại lý kinh doanh bơ). Tất cả những người được phỏng vấn đều đồng ý rằng mục tiêu của dự án là rất rõ ràng và dự án đã đạt được mục tiêu đề ra. Ba phương diện của phát triển bền vững được quan tâm trong quá trình thực hiện dự án. Phương diện kinh tế và xã hội đạt được khi ngành bơĐắk Lắk tăng
được tính cạnh tranh, gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thêm việc làm và thu nhập. Phương diện môi trường được tuân thủ khi nông dân áp dụng thực hành nông nghiệp tốt.
Các tác nhân trong chuỗi đã hành động khác trước, hướng tới hoàn thiện hoạt động tập thể và cung cấp sản phẩm tốt hơn ra thị trường
Sau khi tham gia dự án, các tác nhân trong chuỗi đã hành động khác trước. Bây giờ họ làm việc cùng nhau chứ không hoạt động đơn lẻ như trước. Họđã quan tâm tới cầu và các đòi hỏi của thị trường trong sản xuất hàng hóa. Kỹ thuật canh tác và thu hái do dự án giới thiệu đã được sử dụng. Ví dụ, nông dân đã lựa chọn trồng các giống bơ mà thị trường yêu cầu; nông dân và người thu gom sử dụng công cụ thu hái do dự án giới thiệu thay vì rung cây như trước đây; tại điểm thu gom, bơ được đựng trong các rổ nhựa thay vì để trên sàn nhà, hộp các tông bền, đẹp được sử dụng cho bơ DAKADO thay cho việc giao xô; tỉ lệ hư hao giảm rõ rệt. Doanh nghiệp kinh doanh bơđã được đào tạo và thực hiện nghiêm việc quản lý chất lượng, cung cấp các mẻ bơ đồng đều ra thị trường. Các tác nhân trong chuỗi bơ đã tự tin hơn và sự tin tưởng lẫn nhau đã hình thành giữa họ. Họđã đầu tư trong dự án để cải tạo vườn cây, bao bì, nhà xưởng đóng gói và cơ sở vật chất cho kinh doanh bơ.
Hành động tập thểđã mang đến chất lượng cao hơn, nguồn cung bơổn định ra thị trường, hơn nữa, nó giúp họ có được vị thếđàm phán tốt hơn.
Các kết quả tích cực của dự án đã khích lệ nông dân, người mua gom, doanh nghiệp kinh doanh bơ tiếp tục đầu tưđể phát triển ngành bơĐắk Lắk.
Thương hiệu DAKADO brand – “dấu ấn” của dự án trên thị trường
Thương hiệu DAKADO được xây dựng và thông tin nhất quán tới người tiêu dùng, giới thiệu với người tiêu dùng trong nước về các hoạt động tập thể trong chuỗi và là sựđảm bảo cho chất lượng và an toàn sản phẩm.
Người tiêu dùng trong nước đã biết đến bơ DAKADO từĐắk Lắk. Thu nhập cho các tác nhân trong chuỗi đã tăng đáng kể.
Học hỏi và sáng tạo trong mọi cấp độ của chuỗi
Kiến thức được truyền bá thông qua các khóa đào tạo nông dân, người mua gom, đại lý… Các đối tác địa phương được đào tạo qua các khóa học cũng như
học từ quá trình hỗ trợ thúc đẩy chuỗi.
Các cá nhân được học tập khi tham gia các khóa đào tạo và thực hành những kiến thức đã học trong công việc.
Học tập ở cấp độđơn vị đạt được khi các tác nhân trong chuỗi học được cách làm việc cùng nhau, cùng đáp ứng các yêu cầu của thị trường, đối tác từ các ban ngành địa phương học được phương pháp thúc đẩy chuỗi. Đại diện của Sở
KHCN, TTƯD, và WASI những kiến thức mà họ đã học được từ dự án, ví dụ, cách thúc đẩy và tổ chức chuỗi, tập trung vào khắc phục điểm yếu nhất trong chuỗi, những hỗ trợ can thiệp dọc theo chuỗi, từ sản xuât, vận chuyển, đóng gói, xây dựng thương hiệu và marketing.
Quá trình học hỏi là liên tục, các thông tin từđại lý và người tiêu dùng luôn được thông tin trở lại cho người sản xuất. Giá bán cao hơn cho sản phẩm chất lượng có thương hiệu là nguồn khích lệ những người sản xuất tiếp tục học tập và sáng tạo.
Dưới đây là những trả lời cho câu hỏi các tác nhân trong chuỗi sẽ áp dụng những kiến thức và kỹ năng nào vào công việc của họ, cho những việc cụ thể
nào:
- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch - Liên kết và quản trị chuỗi
- Tổ chức và điều hành hoạt động nhóm - Marketing, phát triển thị trường
- Các kiến thức nông nghiệp như GAP, công cụ thu hái, SOP…
Các kiến thức và kỹ năng nêu trên sẽ được áp dụng vào công việc hàng ngày của các tác nhân trong chuỗi. Đặc biệt, cán bộ các cơ quan đối tác địa phương sẽ sử dụng các kiến thức và kỹ năng học được cho việc phát triển những dự án
đầu tư phát triển khác tại Đắk Lắk như phát triển ngành cà phê, du lịch.
Phương hướng tiếp theo của chuỗi giá trị trái bơ sau khi dự án SMEDP kết thúc.
Sự bền vững của dự án đã được tính đến ngay từ khi thiết kế dự án. Phương pháp thị trường kéo đã được áp dụng trong việc thành lập chuỗi, tạo cơ hội cho những hoạt động kinh doanh khả thi. Vấn đề thể chế hóa chuỗi giá trị cũng được quan tâm.
Dự án đã tập trung vào thể chế hóa hoạt động chuỗi. Nhiều công sức đã được
đầu tư cho phát triển năng lực của các tác nhân cũng như những người thúc đẩy chuỗi từ các ban ngành địa phương. Dự án cũng quan tâm tới thúc đẩy vai trò của các doanh nghiệp tư nhân và kết nối họ với các khách hàng. Đại lý kinh do- anh bơđã được hỗ trợđể thành lập doanh nghiệp chuyên doanh trái cây. Doanh nghiệp này đã trở thành tác nhân chính trong quá trình phát triển chuỗi.
Những kết quả quan trọng nêu trong phần trước, là nền tảng cho những phát triển tiếp theo của thương hiệu DAKADO trong tương lai.
Cuộc họp các đối tác liên quan của chuỗi bơ tiến hành ngày 06/01/2009 đã thảo luận cơ cấu hoạt động của chuỗi trong tương lai sau khi Chương trình SMEDP kết thúc. Công ty kinh doanh bơ DAKADO hoặc hiệp hội các công ty kinh doanh bơ DAKADO sẽđược thành lập, bao gồm tác nhân chính - doanh nghiệp kinh doanh bơ (Thu Nhon company) và các công ty có tâm huyết khác.
Hình 15 dưới đây mô tả cơ cấu hoạt động của chuỗi trong tương lai. Cơ cấu này
đã được tất cả các đối tác tham dự cuộc họp lựa chọn.
Cơ cấu tổ chức được thiết kế tập trung vào mở rộng chuỗi. Tiền chiết khấu từ
các hoạt động kinh doanh sẽ được sử dụng cho nghiên cứu phát triển và các hoạt động tiếp thị khác, tạo cơ sở cho việc nâng cấp chuỗi trong tương lai với nguồn kinh phí do các tác nhân trong chuỗi tạo ra.
V. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Dưới đây là những thông tin liên hệ chi tiết của các đơn vị hỗ trợ và doanh nghiệp, tác nhân chính của chuỗi giá trị trái bơ DAKADO:
Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Đắk Lắk Ông Trịnh Đức Minh, Phó Giám đốc
11A Trần Hưng Đạo, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
ĐT: +84-(050)-03952829, Di động +84-(0)914032600
mtrinhduc@yahoo.com
Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệĐăk Lăk Ông Trần Đức Hiền, Phó Giám đốc
256 Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
ĐT: +84-(0)-914111304 tranduchienttud@yahoo.com
Doanh nghiệp Thu Nhơn
Bà Nguyễnn Thu Nhơn, Giám đốc
38 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
ĐT: +84-(050)-03953410, Di động +84-(0)906414749 kimphat121@yahoo.com Chiết khấu trên doanh thu từbơ DAKADO Company Nông dân
Người thu gom
DN Thu Other Co.
Nông dân
Người thu gom
METRO VN Các siêu thị Các c.ty XK Thị trường Châu Á TTƯD Nông dân
Người thu gom
Đơn vị hỗ trợ • Sở KHCN • TTƯD • WASI • FS • Đơn vị khác
I. THÔNG TIN CHUNG
Đồng bằng sông Cửu long ở phía nam Việt nam chiềm 12% diện tích Việt nam và đóng vai trò chủ yếu trong nuôi thủy sản. Đồng bằng sông Cửu long là khu vực có năng suất và tiềm năng phát triển cao nhất cho nuôi thủy sản nước ngọt, nhờ những điều kiện môi trường và tài nguyên thiên nhiên ưu đãi. Cá tra/basa là sản phẩm cá nước ngọt quan trọng nhất được sản xuất tại khu vực đồng bằng sông Cửu long nói riêng, và ở Việt nam nói chung. Nghành sản xuất cá tra/basa
đã đạt được sự tăng trưởng cao về diện tích nuôi trồng, sản lượng và xuất khẩu. Cá tra/basa Việt nam đã được bán tại 117 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tòan thế giới. Những thị trường chính là châu Âu, Nga, Ucraina và Mỹ3.
Xuất khẩu cá tra/basa của Việt nam đã tăng rất nhanh trong những năm vừa qua.
Châu Âu luôn là thị trường tiêu thụ chính cá Tra/basa của Việt nam, chiếm khỏang 40% tổng sản lượng xuất khẩu.
Nghành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với khu vực đồng bằng sông Cửu long. Nuôi thủy sản đã tạo thêm những cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần đóng góp vào sự gia tăng GDP của các tỉnh khu vực
đồng bằng sông Cửu long trong những năm vừa qua. Khỏang 833,500 tấn cá tra/basa được thu họach năm 2007, và đã tăng lên 1,1 triệu tấn năm 20084. Bộ
NN&PTNT đã đặt mục tiêu đạt sản lượng cá tra/basa là 1.25 triệu tấn năm 2010. Việt Nam đã xuất khẩu hơn 600,000 tấn cá tra/basa năm 2008, đạt hơn 1.4 tỷ
USD. Xuất khẩu cá tra/basa tăng 53% về giá trị và 75% về lượng trong 10 tháng
đầu năm 2008, so với cùng kỳ năm 2007. Sản phẩm cá tra/basa là sản phẩm
3 Nguồn từ VASEP, tháng 10 năm 2008
xuất khẩu quan trọng nhất của các tỉnh đồng bằng sông cửu long, và chiếm khỏang 30% tổng giá trị kim nghạch xuất khẩu thủy sản của Việt nam năm 2008. Nhu cầu đối với sản phẩm cá thịt trắng thay thế những nguồn protein khác như
thịt gà đã tăng, do sự lan tràn của dịch cúm gia cầm và người tiêu dùng cũng ngày càng ưa thích sản phẩm thủy sản được nuôi hơn sản phẩm thủy sản đánh bắt ngòai biển. Điều này cũng đã đẩy giá cá tra/basa tăng, đặc biệt vào năm 2005. Vì thế nhiều nông dân đã tham gia vào nuôi cá tra/basa và mở rộng diện tích trang trại của họ. Tuy nhiên, các nông dân ởđồng bằng sông Cửu long cũng
đã gây nên những tác động xấu đến môi trường bởi sự tăng nuôi cá tra/basa quá mức một cách không qui họach.
An giang la một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu long ở miền nam Việt nam. Trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long, tỉnh An giang có diện tích lớn thứ 4 (3,406.2 km²) và là tỉnh có đông dân số nhất với khỏang 2.2 triệu người. Nghành sản xuất thủy sản ngày càng
đóng một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh An giang. Tỉnh An giang là tỉnh sản xuất lớn nhất sản phẩm thủy sản nuôi nước ngọt ở Việt
nam, chiếm khỏang 30% tổng giá trị xuất khẩu cá tra/basa của tòan bộ Việt nam. Tỉnh có khỏang 1.185 ha nuôi cá tra/basa với khỏang 13,000 hộ gia đình tham gia nuôi.
Cá xuất khẩu quan trọng nhất của tỉnh là cá tra/basa, với kim nghạch xuất khẩu năm 2008 đạt 423.4 triệu USD5. Sản xuất cá tra/basa đã tăng gần gấp đôi trong những năm vừa qua, từ khỏang 160.000 tấn năm 2005 và đạt khỏang 300,000 tấn năm 2008.
Tuy nhiên, cùng với sự tăng sản lượng sản xuất và xuất khẩu cá tra/basa cũng
đã làm tăng mối quan tâm đối với sự gia tăng những vùng nuôi không được qui họach. Điều này gây nên những vấn đề rất nghiêm trọng ví dụ như ô nhiễm nước, bùng phát các bệnh dịch, nguy cơ đe dọa hệ sinh thái của những vùng ven sông và ven biển. Nếu hê sinh thái này bị phá hủy, có thể gây nên tình trạng thiếu nước ngọt cho nuôi cá hồ hay lồng, và dẫn đến ảnh hưởng đến nghành công nghiệp chế biến, thương mại, cũng như những nghành công nghiệp khác có liên quan như chế biến cung cấp thức ăn.
II. CÁC ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU
1. Phân tích chuỗi cá tra/ba- tầm quan trọng kinh tế cao nhưng mối quan tâm tới môi truờng chưa đúng mức
Việc chọn chuỗi giá trị cá tra/basa để thúc đẩy phát triển, trong phạm vi của cấu phần chuỗi giá trị của chương trình hỗ trợ DNNVV dựa trên tầm quan trọng của nghành nuôi thủy sản đối với kính tế của tỉnh An giang, sự cam kết và hỗ trợ
mạnh từ chính quyền địa phương, và đặc biệt là Sở Thủy sản An giang6, các tổ
chức hỗ trợ khác chẳng hạn như Hiệp hội Thủy sản An giang, Trung tâm khuyến ngư. So với những địa phương khác ở Việt nam và các nước khác, sản xuất cá tra/basa tại An giang có nhiều lợi thế cạnh tranh, như có một vùng rộng lớn nằm trong châu thổ sông Cử long rất thích hợp cho nuôi cá, người nông dân có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong nuôi cá tra/basa, sản xuất thức ăn và chế
biến cá , đầu tư phát triển đáng kể cho nghành và mối liên kết kinh doanh với những thị trường đã có và thị trường tiềm năng.
Tháng 12 năm 2004, chương trình hỗ trợ DNNVV đã tiến hành đánh giá lợi thế
cạnh tranh có sự tham gia của nhiều bên (PACA-Participatory Appraisal of Competitive Advantage) cho nghành chuỗi giá trị cá tra/basa tại An giang, những biện pháp can thiệp trung hạn và dài hạn để cải thiện thực hiện và hiệu quả
chuỗi giá trị cá tra/basa của đồng bằng sông Cửu long nói chung, và của An giang nói riêng đã được đề xuất.
Sơđồ dưới đây thể hiện các bên trực tiếp tham gia chuỗi cũng như các tổ chức hỗ trợ chuỗi giá trị cá tra/basa tại đồng bằng sông Cửu long, dựa vào thực hành sơđồ hóa chuỗi từ kết quả làm việc trong quá trình tiến hành đánh giá lợi thế
cạnh tranh có sự tham gia của nhiều bên PACA7. Mỗi liên kết trong chuỗi thể
hiện những họat động chính yếu và những tác nhân riêng biệt trực tiếp thực hiện những họat động này.
6Hiện nay Sở Thủy sản được nhập vào Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
7‘Thúc đẩy phát triển kinh tếđịa phương với chuỗi giá trị cá tra ởđồng bằng sông Cửu long,Long xuyên,tháng 12- 2004
Tiến hành đánh giá lợi thế cạnh tranh có sự tham gia của nhiều bên đã sơ đồ
hóa cấu trúc của chuỗi giá trị nghành cá tra/basa, phân tích các cơ hội thị trường và những khía cạnh kinh tế, những thông tin liên quan thu được trong suốt qua trình thực hiện các phỏng vấn và hội thảo được diễn giải thành những thách thức và điểm yếu, cũng như những tiềm năng và cơ hội trong những tiểu nghành như: ươm và nuôi cá giống, nuôi cá thịt, chế biến cá, phân phối, chế biến và cung cấp thức ăn, dịch vụ hỗ trợ. Rất nhiều tác nhân của chuỗi giá trị đã tham gia vào tiến hành đánh giá lợi thế cạnh tranh đã thừa nhận rằng, nông dân nuôi cá không tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế cho nuôi thủy sản cũng là nguyên nhân góp phần làm ô nhiêm môi trường và nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Kết quả của tiến hành đánh giá lợi thế cạnh tranh có sự tham gia của nhiều bên
đã cung cấp những thông tin cần thiết để chương trình thiết kế chiến lược can thiệp phù hợp, cũng như chi tiết các họat động nhằm củng cố chuối giá trị cá tra/basa, kích thích sự cạnh tranh của các tác nhân chuỗi và mở ra những cơ hội kinh doanh mới.
2. ‘Bắt đầu với cá sinh thái’ thông qua dự án hợp tác nhà nước và tư nhân
Tại Việt nam, GTZ đã tham gia các dự án hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP-