0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

QUÁ TRÌNH CAN THIỆ P

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÔNG CỤ GIA TĂNG GIÁ TRỊ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP – DORIS BECKER, PHẠM NGỌC TRÂM VÀ HOÀNG ĐÌNH TÚ (Trang 43 -60 )

1. Nhng can thip ra ngòai phm vi ca th trường cá tra sinh thái

Chương trình tiến hành phát triển chuỗi giá trị theo phương pháp liên kết giá trị - ValueLinks9 của GTZ, bao gồm một thiết kế hòan chỉnh các bước thực hiện dư

án, như phân tích chuỗi và xây dụng chiến lược, thực hiện và theo dõi. Sau khi chọn lựa và phân tích chuỗi giá trị cá tra, chương trình phát triển chiến lược can thiệp nhằm vượt qua những trợ ngại, yếu điểm và tận dụng những cơ hội để cải thiện khả năng cạnh tranh của các tác nhân trog chuỗi giá trị cá tra.

Những kinh nghiệm từ dự án sản xuất cá tra sinh thái đã cho thấy rằng chứng nhận nuôi theo tiêu chuẩn quốc tếđã giúp nông dân và nhà chế biến vượt qua

được những điểm thiết yếu dọc chuỗi giá trị thông qua thực hành quản lý tốt và hệ thống truy xuất nguồn gốc đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của nhà tiêu thụ. Tuân thủ những qui định, luật về an tòan thực phẩm cũng là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược nâng cấp chuỗi, và tạo nên những cơ hội tăng trưởng trong sản xuất nông thủy sản. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự hỗ trợ đặc biệt từ

những đơn vị cung cấp dịch vụđịa phương trong việc chuyển giao những kiến thức cần thiết. Đây chính là những yếu tố cơ bản để chương trình thiết kế hành

động can thiệp chuỗi nhằm cải thiện chất lượng và an tòan sản phẩm nuôi trồng thủy sản cá tra truyền thống.

9Để biết thêm chi tiết, xem trên trang web www.Value-Links.de hay www.sme- gtz.org.vn

Chương trình đã quyết định không thực hiện tất cả các can thiệp dựa trên những môđun của phương pháp liên kết giá trị ValueLinks. Chỉ những can thiệp thích hợp là môđun 7 (Củng cố các dịch vụ trong chuỗi giá trị) và môđun 9 (Giới thiệu những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, xã hội và sinh thái), được chọn lựa để

thực hiện nhằm đạt được những tác động trong ngắn hạn và dài hạn.

Mặc dù những can thiệp không đặc biệt tập trung vào việc củng cố mối liên kết giữa nông dân và nhà chế biến, những khóa tập huấn đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho hiệp hội thủy sản An giang đã góp phần củng cố mối liên kết giữa các nông dân, nhờ đó phổ biến và hỗ trợ tốt hơn việc áp dụng những phương thức nuôi tốt.

Dự án hợp tác nhà nước và tư nhân sản xuất cá tra sinh thái với công ty Binca Seafood đã được thực hiện một cách thành công và đã góp phần đẩy nhanh quá trình học hỏi nói chung và chuyển giao công nghệ sản xuất hữu cơ nói riêng, cũng như những kỹ năng cho nông dân và các nhà chế biến địa phương. Dự án cũng góp phần vào sự phát triển của chuỗi giá trị cá tra, đặc biệt thông qua nâng cao trình độ năng lực của nhà cung cấp, và chuyên nghiệp hóa việc kinh doanh và những mối liên kết kinh doanh. Công ty Binca Seafood đã nhập khẩu ngày càng nhiều cá tra sinh thái từ Việt Nam, số lượng đã gia tăng đáng kể từ 70 tấn

được thu hoạch trong năm 2005 tăng lên 5000 tấn năm 2007 và 6000 tấn năm 2008. Dự án cá tra hữu cơđã ổn định mối quan hệ thương mại và gia tăng tính an toàn thực phẩm do đó cải thiện được chất lượng sản phẩm, giảm đi những

bất trắc do những tác động khách quan như điều kiện khí hậu không thuận lợi hay dịch bệnh.

Chương trình hỗ trợ DNVVN đã thực hiện các hoạt động can thiệp trong ngành cá tra ở Việt Nam bằng việc xúc tiến thực hiện những tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản quốc tếđể gia tăng chất lượng sản phẩm, và đảm bảo tính bền vững trong môi trường kinh tế và xã hội. Hai lĩnh vực can thiệp chính được nhắm tới trong chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị:

• Nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật địa phương để cải thiện khả năng cung ứng dịch vụ. • Phát triển, giới thiệu và áp dụng những tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản

quốc tế.

Chiến lược này nhằm nâng cao chất lượng những dịch vụ hiện nay và trong tương lai để cải thiện hiệu quả của chuỗi giá trị. Một kế hoạch hành động đã

được lập nhằm phát triển chuỗi giá trị cá tra và tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Chiến lược bao gồm những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thông qua nâng cao năng lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ trong chuỗi và áp dụng những tiêu chuẩn nuôi thủy sản quốc tế.

2. Thc hin các hot động can thip

2.1 Nâng cao cht lượng dch v trong chui giá tr

2.1.1 Đánh giá th trường dch v và h thng nuôi cá tra truyn thng trong ngành nuôi trng thy sn ca An Giang

Chương trình hỗ trợ DNNVV đã tiến hành hai khảo sát để có cái nhìn sâu hơn về hiện trạng của hệ thống nuôi cá tra truyền thống và thị trường cung cấp dịch vụ cho ngành nuôi cá tra ở tỉnh An Giang.

- Nghiên cứu đánh giá thị trường cung cấp dịch vụ nhằm xác định những khó khăn mà người nông dân nuôi cá và những công ty chế biến phải đối mặt, kinh nghiệm của họ đối với những nhà cung cấp dịch vụ hiện có trên thị trường, nghiên cứu khảo sát cũng đánh giá các dịch vụ kỹ thuật và hỗ trợ mà nó phải

được điều chỉnh hoặc cải thiện nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí giao dịch, và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Dựa trên kết quả khảo sát thị trường dịch vụ những biện pháp can thiệp đã được

chương trình hỗ trợ DNNVV đã đào tạo các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật nhằm đưa ra những hình thức dịch vụ khác nhau giúp những nhà cung cấp dịch vụ có thể bổ sung thêm những dịch vụ hiện có, hoặc

đưa ra những dịch vụ mới, tùy thuộc vào những đòi hỏi của nhu cầu thị trường.

Đây là bước đầu tiên trong việc nâng cấp cung cấp dịch vụ.

- Khảo sát hệ thống sản xuất cá tra truyền thống đã được thực hiện, bao gồm cả thực hiện phân tích tại trại nuôi. Nghiên cứu khảo sát đã cung cấp thông tin chi tiết về chất lượng sản phẩm, các điều kiện môi trường và xã hội trong phạm vi của hệ thống nuôi cá tra truyền thống. Khảo sát cũng chỉ ra việc lạm dụng dùng thuốc và hóa chất, quản lý chất thải không đúng (ví dụ việc xử lý cá chết), đây không chỉ là những phương thức nuôi kém, mà còn gây nguy hại rất nghiêm trọng tới môi trường. Hơn nữa, việc sử dụng quá mức thuốc kháng sinh trong nuôi cá, và sử

dụng thức ăn nuôi cá chất lượng thấp đã dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thức

ăn cao (ví dụ:1,71 cho thức ăn chế biến công nghiệp và 2,45 cho thức ăn tự chế biến tại gia đình). Điều này đã góp phần gây ô nhiễm cũng như

khai thác quá mức nguồn môi trường.

- Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng việc giới thiệu và áp dụng một hệ thống nuôi trồng thủy sản được kiểm soát, đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của các bên liên quan trong chuỗi và các nhà tiêu thụ quốc tế là rất cần thiết, những vấn đề trên phải được cải thiện để có thể thực hiện được một hệ

thống nuôi cá tra an toàn, được kiểm soát.

- Quản lý môi trường cũng như quản lý và chuẩn đoán dịch bệnh được xác

định là rất quan trọng và cần được lưu ý hơn.Vì vậy, chương trình hỗ trợ

DNNVV đã chọn lọc những vấn đề này khi thực hiện những khóa đào tạo cho sở thủy sản, trung tâm khuyến ngư và những đơn vị cung cấp kỹ

thuật địa phương.

2.1.2 Nâng cao năng lc cho các cơ quan nhà nước và các đơn v cung cp dch v k thut địa phương.

Khả năng của các cơ quan nhà nước và các đơn vị dịch vụđịa phương hỗ trợ

một cách phù hợp cho sự phát triển của chuỗi giá trị là một yếu tố thành công chính cần phải được nhắm tới. Bởi vì khả năng cung cấp dịch vụ vẫn còn bị hạn chếđáng kể cho chuỗi giá trịđể nâng cao tính cạnh tranh, năng lực của các đơn vị cung cấp dịch vụđã được cải thiện thông qua những khóa đào tạo được thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế và những giáo sư nhiều kinh nghiệm của các

trường ĐH quốc gia. Những khóa đào tạo này tập trung vào một số lĩnh vực sau

đây:

Khóa đào to v qun lý môi trường và dch bnh.

Sở Thủy Sản và Trung tâm khuyến ngư của tỉnh và các huyện đã được tập huấn phương pháp quản lý và chuẩn đoán dịch bệnh, quản lý chất lượng nước đối với việc nuôi cá tra thâm canh. Những người tham dự khóa học đã được học về việc quản lý môi trường, sức khỏe và những dịch bệnh phổ biến trong nuôi cá.

Đào tạo cho cán bộ Sở Thủy sản và các trung tâm khuyến ngư về kiểm sóat và chuẩn đóan bệnh trong nuôi cá tra/basa, quản lý chất lượng nước đối với thâm canh nuôi cá tra. Với những kiến thức và kỹ năng thực hành từ khóa học, các cán bộ có thể quản lý tốt việc đo lường các tham số chất lượng nước và nước thải, cũng như quản lý bệnh trong nuôi cá tra/basa đểđảm bảo nuôi cá tra bền vững.

Những khóa đào tạo đều bao gồm lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết giới thiệu việc quản lý chất lượng nước và chất thải, quản lý bệnh dịch phổ biến, sử

dụng hóa chất và thuốc, và những nguyên tắc trong chuẩn đoán dịch bệnh. Phần thực hành giới thiệu những kỹ thuật chuẩn đoán cơ bản chẳng hạn như quan sát hiện trường, quan sát bằng kính hiển vi thêm vào đó kỹ thuật xác định vi khuẩn pathogenic trong cá tra và kiểm tra độ nhạy kháng sinh cũng được giới thiệu cho học viên.

Những khóa đào tạo về chuẩn đoán dịch bệnh và kiểm soát nuôi cá tra được thực hiện nhằm nâng cao năng lực cho những đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc quản lý dịch bệnh. Học viên đã thu được những kỹ năng thực hành để

chuẩn đoán dịch bệnh từ những kiến thức thu được,các học viên đã có thể giúp nông dân duy trì được hệ thống nuôi đàn cá tra khỏe đồng thời đảm bảo được tính bền vững cho việc nuôi thâm canh.

Khóa đào tạo quản lý chất lượng nước giúp học viên biết cách quản lý chất lượng nước, sự lưu chuyển nước trong hồ và những kỹ năng thực hành để đo lường những tham số chất lượng nước.

Bên cạnh những khóa đào tạo những chuyến đi thăm quan cũng rất hữu ích cho cán bộ Sở Thủy Sản và Trung tâm khuyến ngư, nông dân có điều kiện học và trao đổi kinh nghiệm về những mô hình nuôi trồng thủy sản tốt, một số chuyến thăm quan được tổ chức tới những tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Đồng Tháp để

học phương pháp nuôi sạch, thực hành tốt GAP, và những kỹ thuật tiên tiến trong việc chuẩn đoán dịch bệnh cũng như quản lý chất lượng nước, các học viên cũng thu thêm được kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý hệ thống sản xuất áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Với những kiến thức và kinh nghiệm thu

được, các cán bộ có thể giúp nông dân cải thiện hệ thống quản lý chất lượng của họ, tăng chất lượng sản phẩm nhờ vậy gia tăng thu nhập cho người nông dân địa phương.

Khóa đào to tiêu chun nuôi trng thy sn EurepGAP (GLOBALGAP)

Đã có rất ít những tư vấn viên có kiến thức và kinh nghiệm làm việc với hệ thống tiêu chuẩn EurepGap, đặc biệt là tiêu chuẩn cho nuôi trồng thủy sản. Vì thế, chương trính đã mời một chuyên gia quốc tế về tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản theo EurepGAP tiến hành hai khóa đào tạo cho các đơn vị cung cấp dịch vụ, và các tổ chức khác nhau, để tập huấn cho các học viên trong việc cung cấp những dịch vụ liên quan đến thực hiện tiêu chuẩn EurepGAP trong tương lai. Khóa học cung cấp thông tin và những kiến thức liên quan đến tiêu chuẩn EurepGAP, việc chứng nhận cũng như áp dụng thực hiện.

Bộ tiêu chuẩn GLOBALGAP (EurepGAP) được tích hợp cho rất nhiều hình thức sản phẩm được đánh giá tại một trang trai, ví dụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm trồng vườn, hoa, sản phẩm thủy sản. Phần “Cơ sở cho tất cả các trang trạng nuôi trồng” là những qui định bắt buộc áp dụng đối với tất cả các trang trại, dù là trang trại cho sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm trồng vườn, hoa, sản

phẩm thủy sản. Tùy thuộc vào lọai sản phẩm mà trang trại phải tuân thủ thêm tiêu chuẩn cơ sở, chẳng hạn như tiêu chuẩn cho nông sản, chăn nuôi và thủy sản, cũng như tiêu chuẩn cơ sở chi tiết cho cụ thể lọai sản phẩm được nuôi trồng tại trang trại, chẳng hạn tiêu chuẩn cho rau, quả hay tiêu chuẩn cho tôm. Sơđồ dưới đây mô tả cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn GLOBALGAP:

Khóa đào tạo đã trình bày những tài liệu cần thiết để thực hiện thành công việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, tuân thụ thực hiện theo cấu trúc gồm: Cơ sở cho tất cả các trang trạng nuôi trồng, tiêu chuẩn cơ sở cho thủy sản, tiêu chuẩn tiểu nhóm nghành cho cá tra, dựa trên bộ tiêu chuẩn chưa chính thức đang xây dựng. (Tiêu chuẩn cho cá tra hiện vẫn đang xây dựng và bản tiêu chuẩn chính thức được ban hành trong quí 2 năm 2009).

Khóa đào to v phương pháp tiếp cn chui giá tr theo phương pháp lun liên kết giá tr-Value Links ca GTZ được tổ chức cho các cán bộ của sở

NN&PTNT, các công ty chế biến nhằm nâng cao năng lực của các tác nhân tham gia chuỗi và tác nhân thúc đẩy chuỗi nhằm nâng cấp chuỗi và nhân rộng cách tiếp cận chuỗi giá trị. Các học viên cũng đã nhận thức được vai trò của những đơn vị và tổ chức cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị, hiểu và biết tác động của vịêc cung cấp dịch vụ dọc chuỗi giá trị.

2.2. Phát trin, gii thiu và áp dng tiêu chun nuôi trng thy sn quc tế

2.2.1 Phát trin và gii thiu tiêu chun nuôi trng thy sn GLOBALGAP cho cá tra/basa

Phát triển tiêu chuẩn là một thách thức, công việc này là một quá trình lập lại phức tạp giữa những đòi hỏi (đặc biệt về môi trường và xã hội) trong nhiều lĩnh vực khác nhau và kiểm tra mức độ khả thi của việc áp dụng trong thực tế. Trong trường hợp xây dựng tiêu chuẩn cá tra/basa ở VIệt nam, các bước đã được tiến hành như sau:

Phát trin mt qui định chung cho nuôi trng thy sn có trách nhim

Như được đề cập ở trên, đã có nhu cầu rất cấp thiết trong việc cải thiện chất lượng và những tiêu chuẩn vệ sinh cũng như việc kiểm sóat hóa chất và chất kháng sinh, để tránh bị cấm nhập khẩu vào châu Âu và Mỹ. Đây là mối quan tâm của rất nhiều bên liên quan, mong muốn cải thiện tính bền vững của chuỗi giá trị

cá tra, nhờđó sẽđảm bảo mối quan hệ thương mại bền vững với những khách hàng tiêu thụ quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên, thực hành quản lý dọc chuỗi giá trị cần tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng, khía cạnh môi trường và xã hội đối với việc sản xuất và thương mại sản phẩm nuôi trồng thủy sản.

1.1 Chương trình đã điều phối một nhóm những chuyên gia trong nghành sản xuất cá tra cùng với GLOBALGAP (trước đây là EurepGAP)10, tổ

chức các cuộc hội thảo để xây dựng tiêu chuẩn cho cá tra/basa. GLOBALGAP là một tổ chức tư nhân thiết lập những tiêu chuẩn tự

nguyện cho việc chứng nhận đối với một phạm vi rộng trong nuôi trồng tại trang trại, cho các sản phẩm nông sản đến thuỷ sản.

Hội thảo nhóm làm việc tiêu chuẩn cá tra EurepGap đầu tiên đã được tổ chức

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÔNG CỤ GIA TĂNG GIÁ TRỊ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP – DORIS BECKER, PHẠM NGỌC TRÂM VÀ HOÀNG ĐÌNH TÚ (Trang 43 -60 )

×