Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Tài Dũng-đã chuyển đổi (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. Các biện pháp phòng chống suy giảm thính lực

1.4.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

1.4.5.1. Địa bàn nghiên cứu

Các đơn vị thuộc Binh chủng Tăng thiết giáp ở các địa bàn một số tỉnh phía bắc: Vĩnh n, Ninh Bình, Hịa Bình. 1.4.5.2. Đặc điểm sinh lý lao động của

bộ đội tăng thiết giáp

Bộ đội tăng, thiết giáp có các đặc điểm sinh lý lao động như: Gánh nặng lao động thể lực lớn, không gian hoạt động chật hẹp, mức độ căng thẳng cảm

xúc cao, hoạt động mang tính tập thể và ln chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi lên cơ thể.

a) Gánh nặng lao động thể lực tương đối lớn:

- Hầu hết công việc của chiến sĩ tăng đều thuộc loại nặng nhọc. Ví dụ: lắp bình điện ắc quy nặng 60kg qua các cửa xe, mang vác các tấm bạt để che đậy xe nặng hàng trăm kilogram, lấy đạn pháo trên giá trong không gian hạn chế và nạp vào pháo mỗi viên đạn nặng 15 - 20kg, lực kéo cần lái nặng 35 - 40kg (nếu khơng có cơ cấu trợ lực). Ngồi ra, trong huấn luyện và chiến đấu khi tới các khu vực trú quân thường phải đào hầm để giấu xe, trên đường hành quân chịu tác động của rung xóc, tiếng ồn, gia tốc, nhiễm độc các khí đốt, bụi…

- Mức tiêu hao năng lượng của bộ đội lớn do lao động nặng nhọc. Theo tài liệu của Phòng Quân y Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp, mức tiêu hao năng lượng của chiến sĩ tăng khi huấn luyện lý thuyết là 2.800kcal/ngày và khi hoạt động trên thao trường đạt 3.700 - 3.800kcal/ngày. Lao động của bộ đội xe tăng có mức tiêu hao năng lượng thuộc loại lao động thể lực tương đối nặng.

b) Lao động trong không gian chật hẹp:

Không gian làm việc trong xe tăng bình qn là 0,5 – 2m3/người. Trong khơng gian chật hẹp của tháp pháo và thân xe, được bố trí dày đặc các chi tiết, cụm máy cơ khí với các cần nối dẫn động phức tạp, các cụm thiết bị điện, điện tử, quang học, đạn dược các loại và nhiều cơng tắc, phím bấm, cần kéo với các đèn tín hiệu nhiều màu; bố trí lồi lõm, gồ ghề. Do đó, tư thế ngồi bị gị bó, hạn chế vận động, hạn chế biên độ cử động, lao động dùng hình thức co cơ tĩnh là chủ yếu gây tình trạng quá căng thẳng đối với một số nhóm cơ. Ngồi ra, sự hạn chế khả năng quan sát, dễ bị va chạm, chấn thương, vì vậy mệt mỏi nhanh xuất hiện.

c) Mức độ căng thẳng cảm xúc cao:

- Phải thực hiện những nhiệm vụ quan trọng: dẫn đầu các mũi tấn công, triệt phá các hoả lực mạnh và các cơng trình phịng thủ kiên cố của đối phương. Trong chiến đấu, xe tăng luôn là mục tiêu cần phải tiêu diệt đầu tiên của đối phương. Bên cạnh đó, đối phương sử dụng những loại vũ khí đặc biệt để chống lại tăng nên bộ đội tăng dễ bị sát thương và khi đã bị sát thương thường bị tổn thất nặng và nguy hiểm, khó cứu chữa.

- Phải hoạt động trong tình thế diễn biến và thay đổi nhanh, sử dụng nhiều khí tài phức tạp, liên lạc thơng tin hạn chế và khó khăn...

- Trong xe được trang bị nhiều máy móc, dụng cụ gây tình trạng q tải thơng tin đối với chiến sĩ tăng.

- Trạng thái căng thẳng cảm xúc quá mức có thể xuất hiện khi xe tăng lặn dưới nước, nhất là những lần lặn nước đầu tiên, khi xảy ra hoả hoạn trên xe và chiến sĩ bị bỏng khi dập lửa, bị ngộ độc các hỗn hợp khí từ chất dập lửa, chất cháy...

d) Hoạt động mang tính chất tập thể cao:

Chức trách, nhiệm vụ được phân công rõ ràng cho từng thành viên trong kíp xe tăng, vì vậy mỗi người phải có tính độc lập và thơng thạo chun mơn nghiệp vụ của mình. Nhưng kết quả của hoạt động lại phụ thuộc vào khả năng hiệp đồng của cả kíp trong xe, do đó địi hỏi các chiến sĩ tăng phải có kỹ năng nghiệp vụ thành thạo và hiệp đồng chặt chẽ.

e) Nhiều yếu tố bất lợi tác động lên cơ thể:

Khi xe tăng hoạt động có sự tác động của các yếu tố bất lợi lên cơ thể người mang tính hỗn hợp, đồng thời. Các yếu tố bất lợi như tiếng ồn, rung lắc, gia tốc, quá tải, sự thay đổi nhiệt độ, khói thuốc súng, bụi, nồng độ CO2 cao, tầm quan sát hạn chế và ánh sáng yếu [4].

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Tài Dũng-đã chuyển đổi (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w