e) Đặc điểm thính lực đồ trong suy giảm thính lực do tiếng ồn
- Để xác định chẩn đoán SGTL và theo dõi diễn biến của bệnh phải làm thính lực đồ đơn âm hoàn chỉnh. SGTL do tiếng ồn phát triển chậm sau nhiều năm phơi nhiễm. Độ nhạy cảm rất khác nhau, nhưng nhìn chung cần phải phơi nhiễm trên 10 năm mới có thể bị mất thính lực đáng kể. Năm 1990, Dobie liệt kê các tiêu chí chẩn đốn điếc nghề nghiệp như sau:
ĐNN luôn là điếc thần kinh.
ĐNN hầu như luôn hai bên.
Tần số cao hiếm khi vượt quá 75 dB và tần số thấp hiếm khi vượt q 40 dB.
Thính lực đồ có tăng ngưỡng nghe ở tần số 3000-6000 Hz so với 500- 2000 Hz. Tăng ngưỡng nghe thường lớn nhất ở tần số 4000 Hz. Phần khuyết 4000 Hz thường giữ nguyên ngay cả trong các giai đoạn sau. - Trong điều kiện vẫn tiếp tục phơi nhiễm tiếng ồn gây hại, tăng ngưỡng
nghe sẽ lan sang tần số 3000, 4000 và 6000 Hz thường đạt mức tối đa sau 10 - 15 năm [88].
- Trong SGTL do tiếng ồn, các tế bào lông ốc tai bị tổn thương do phơi nhiễm với âm thanh quá lớn. Màng đáy có cấu tạo nhậy cảm với các tần số thấp được sắp xếp ở đỉnh và tần số cao ở đáy [87]. Trên màng đáy, vùng tế bào lơng ngồi tương ứng với tần số 4 kHz và vùng lân cận của 3 và 6 kHz dễ bị tổn thương nhất [67], [86]. Về mặt thính học, Fowler [38] là người đầu tiên nhận xét về khuyết 4 kHz do tiếng ồn.
2.1.8.4. Đo nhĩ lượng
a) Đo nhĩ lượng là phương pháp giúp đánh giá chức năng tai giữa, kết quả đo nhĩ lượng được biểu hiện bằng đồ thị gọi là nhĩ lượng đồ. Nhĩ lượng đồ biểu hiện mối liên quan giữa áp suất khơng khí bên ngồi và trở kháng của hệ thống tai giữa.
- Phương tiện: sử dụng máy đo nhĩ lượng GSI 39, của Mỹ
- Kỹ thuật đo: trước khi đo nhĩ lượng bệnh nhân được khám và làm sạch ống tai. Chọn đầu dị có lắp sẵn một nút tai thích hợp vừa khít với ống tai của đối tượng đo, máy tự động in biểu đồ kết quả.
- Đánh giá kết quả nhĩ lượng đồ: đánh giá những trường hợp có tình trạng tai giữa (màng tai, chuỗi xương con, vòi nhĩ) bất thường mà qua khám lâm sàng tai mũi họng thông thường chưa phát hiện được.