Tùy chọn Delete Iso-Line cho phép xoá các đường chuẩn đã thêm vào với tuỳ chọn
Add Iso-Line. Để xoá các đường chuẩn:
1. Chọn Delete Iso-Line từ thanh công cụ hoặc menu con Iso-Lines của
menu Analysis.
2. Ta có thể chọn các đường chuẩn riêng lẻ với chuột trái hoặc nhiều đường chuẩn với một cửa sổ chọn.
3. Khi chọn xong, nhấn Enter hoặc kích chuột phải và chọn Delete Selected, và tất
cả các đường được chọn sẽ bị xoá.
Right Click Shortcuts/ Thao tác nhanh với kích chuột phải
Một cách nhanh để xoá một đường chuẩn là kích chuột phải lên đường đó và chọn
Delete Iso-Line từ menu tại chỗ.
Một cách nhanh để xoá tất cả các đường chuẩn đang hiển thị là chọn Delete Iso-Line,
và sau đó kích chuột phải chọn Delete All. Một hộp thoại cảnh báo sẽ xuất hiện, chọn
1.5.5. STRESS FLOW LINES/ CÁC ĐƯỜNG DÒNG ỨNG SUẤT:a) Add Stress Flow Line/ Thêm vào đường dòng ứng suất: a) Add Stress Flow Line/ Thêm vào đường dòng ứng suất:
Một đường dòng ứng suất thể hiện hướng của ứng suất chính lớn Sigma1 dọc theo một đường liên tục.
Các đường dòng hiển thị ứng suất có thể được thêm vào riêng lẻ với tuỳ chọn Add
Stress Flow Line, hoặc nhiều đường có thể được thêm vào cùng lúc với tuỳ chọn Add Multiple Stress Flow Lines.
Để thêm vào từng đường riêng lẻ:
1. Chọn Add Stress Flow Line từ menu con Stress Flow của menu Analysis.
2. Xuất hiện hộp thoại cho phép ta định những tuỳ chọn sau:
• Màu – ta có thể chọn một màu đối với đường dòng.
• Visibility (tầm nhìn)- đối với một mô hình nhiều thời đoạn, ta có thể
chọn hiển thị đường dòng tại mọi thời đoạn (Visibility = All Stages) hoặc chỉ đối với thời đoạn đang hiển thị (Visibility = Only for this Stage)
• Bước kích thước - một đường dòng được tạo ra bởi việc xác định hướng
của ứng suất chính tại một điểm và dời một số gia khoảng cách dọc theo đường này để xác định điểm tiếp theo. Tiến trình này được lặp lại đến khi đường dòng ra đến biên ngoài hoặc giới hạn khác. Tuỳ chọn bước kích thước mặc định sẽ tạo ra đường dòng sử dụng một gia số khoảng cách mặc định giữa 2 điểm (bằng 1/100 của phạm vi mô hình). Tùy chọn Custom Step Size sẽ tạo ra đường dòng với một gia số khoảng cách do ta định nghĩa giữa 2 điểm.
• Phương pháp nội suy - Interpolation Method – xác định phương pháp
dùng để nội suy toạ độ đường dòng từ dữ liệu ứng suất của điểm nút. 3. Ta sẽ được nhắc nhở nhập vào một vị trí bắt đầu cho đường dòng. Ta có thể làm
thao tác này với chuột hoặc nhập toạ độ x, y vào dòng nhắc lệnh. 4. Nhập điểm bắt đầu, và đường dòng ứng suất sẽ được tạo ra.
5. Ta có thể thêm càng nhiều đường dòng ứng suất ta muốn với việc lặp lại bướ 4. 6. Khi hoàn tất việc thêm vào các đường dòng, nhấn phím Escape hoặc kích chuột
phải và chọn Cancel, để thoát khỏi tuỳ chọn Add Stress Flow Line.
b) Add Multiple Stress Flow Lines/ Thêm vào nhiều đường dòng ứng suất
Tuỳ chọn Add Multiple Stress Flow Lines, cho phép ta tạo ra đồng thời nhiều đường
dòng ứng suất. Điều này thực hiện bằng việc nhập vào một đường thẳng hoặc đường đa tuyến sử dụng để tạo ra một số điểm khở đầu cho các đường dòng.
Để tạo ra nhiều đường dòng:
1. Chọn Add Multiple Stress Flow Lines từ menu con Stress Flow của menu
Analysis.
2. Ta sẽ được nhắc nhập vào các điểm định nghĩa đường thẳng (hoặc đa tuyến). Sử dụng chuột để nhập sơ đồ các điểm hoặc nhập vào cặp toạ độ x,y vào dòng nhắc lệnh.
Chỉ dẫn: Tuỳ chọn truy bắt Snap hữu dụng đối với việc nhập vào toạ độ các điểm, khi đó ta có thể truy bắt chính xác các điểm, đường biên...
3. Khi ta nhập xong, nhấn Enter hoặc kích chuột phải chọn Done, ta sẽ thấy hộp thoại Flow Line Options. Trong hộp thoại này, có 3 tuỳ chon để tạo a các vị trí khởi đầu của đường dòng dọc theo đường thẳng hoặc đường đa tuyến ta đã nhập vào. Chú ý:
• Nhớ rằng các tuỳ chọn bắt đầu đường dòng tham chiếu đến một đường đa
tuyến bất kì với một vài đoạn thẳng, và nhóm các đỉnh điểm tham chiếu đến các đỉnh của đường đa tuyến, không cần thiết tuỳ theo các đỉnh của đường biên. Nếu ta chỉ nhập vào một đoạn thẳng thì chỉ tuỳ chọn đầu tiên được sử dụng.
• Ta cũng có thể tuỳ biến các thiết lập hiển thị, bước kích thước và phương
pháp nội suy sử dụng để tạo ra đường dòng. 4. Hoàn tất với hộp thoại Flow Line Options, chọn OK.
5. Các đường dòng có thể tốn một lượng thời gian (vài giây) để tạo ra. Khi quá trình tính kết thúc, các đường dòng sẽ được thể hiện trên mô hình.
1.6. DIFFERENTIAL DATA/ SỐ LIỆU CHÊNH LỆCH:1.6.1. Stage Settings/ Các thiết lập thời đoạn 1.6.1. Stage Settings/ Các thiết lập thời đoạn
Tuỳ chọn Stage Settings trong menu Data cho phép ta thiết lập một thời đoạn tham
chiếu - Reference Stage > 0 nếu ta muốn hiển thị các dữ liệu vi phân giữa một số thời đoạn của mô hình nhiều thời đoạn. Để hiển thị dữ liệu chênh lệch:
1. Chọn Stage Settings từ menu Data.
2. Trong hộp thoại Stages, chọn một thời đoạn tham chiếu - Reference Stage. Ta
cũng có thể chọn một thời đoạn có thể nhìn thấy, nhưng nó không thực sự cần thiết để làm điều này, khi đó các tab thời đoạn thì luôn luôn nhìn thấy trong mỗi cửa sổ hiển thị. Chú ý rằng hộp thoại tự động kiểm tra các thời đoạn tham chiếu - Reference Stage nhỏ hơn thời đoạn nhìn thấy - Visible Stage.
3. Chọn OK hoặc nhấn Enter. Chú ý rằng các tab để thay đổi các thời đoạn (góc
dưới bên trái của màn hình) bây giờ sẽ thể hiện thời đoạn nhìn thấy - Visible
Stage và thời đoạn tham chiếu - Reference Stage. Ví dụ, nếu mô hình của ta có
3 thời đoạn và Reference Stage = 1, thì chỉ có 2 tab thời đoạn có hiệu lực:
[Stage 2 – Stage 1] và [Stage 3 – Stage 1].
4. Tất cả các số liệu trong màn hình bây giờ sẽ là định dạng chênh lệch.
5. Để thiết lập Reference Stage = 0 trở lại hoặc thiết lập nó với một thời đoạn
khác, lặp lại bước 1 đến 3.
Chú ý rằng mỗi một cửa sổ hiển thị có thể có những thiết lập thời đoạn riêng cho bản thân nó, cho phép các thời đoạn tham chiếu khác nhau trong các cửa sổ khác nhau. Tất cả các số liệu có thể được vẽ đường đồng mức trong định dạng kiểu chênh lệch, gồm ứng suất, chuyển vị, hệ số độ bền và dữ liệu do người dùng định nghĩa.
1.6.2. Differential Data/ Số liệu chênh lệch:
Đối với các mô hình nhiều thời đoạn, số liệu có thể được hiển ở các định dạng khác nhau bởi thiết lập một thời đoạn tham chiếu khác 0 trong tuỳ chọn Stage settings. Một số điểm quan trọng cần nhớ khi hiển thị số liệu chênh lệch sau đây:
Sigma 1 và Sigma 3
Các ứng suất chính chênh lệch trong mặt phẳng (Sigma 1 và Sigma 3) có được bởi việc trừ (tính hiệu) các tenxơ ứng suất và tính toán tenxơ ứng suất chính chênh lệch tại mỗi điểm nút. Sigma 1 và Sigma 3 chênh lệch không có được bởi phép trừ đơn giản các đại lượng ứng suất, khi đó kết quả này không tính được đối với thay đổi theo các hướng của ứng suất chính tại các thời đoạn.
Displacement/ Chuyển vị
Chuyển vị đứng và ngang chênh lệch có được bởi phép tính hiệu giá trị của thời đoạn đang nhìn thấy Visible Stage – giá trị của thời đoạn tham chiếu - Reference Stage values. Chuyển vị tổng thể chênh lệch có được bởi phép tính hiệu các véc tơ chuyển vị.
Other Data/ Số liệu khác
Tất cả các số liệu chênh lệch khác (Strength Factor, Sigma Z, Strain, User Data), cũng tính được bởi phép trừ các giá trị của thời đoạn nhìn thấy (Visible Stage) – giá trị thời đoạn tham chiếu (Reference Stage values).
Display Options/ Các tuỳ chọn hiển thị
Tất cả các tuỳ chọn hiển thị được áp dụng sẽ thể hiện các kết quả chênh lệch, như sau:
• Các đường biểu diễn ứng suất sẽ hiển thị hướng của các ứng suất chính Sigma1
và Sigma3 chênh lệch tại mỗi điểm nút.
• Các véc tơ biến dạng sẽ hiển thị các véc tơ chuyển vị chênh lệch.
Show Yield/ Hiển thị phá hoại
Thời đoạn tham chiếu ảnh hưởng đến sự hiển thị các phần tử phá hoại như sau:
• Các phần tử hữu hạn bị phá hoại sau khi thời đoạn tham chíêu được hiển thị là
màu đỏ. Các phần tử phá hoại trong hoặc trước khi thời đoạn tham chiếu được hiển thị sẽ là màu đỏ nâu.
• Các phần tử bu lông neo bị phá hoại được hiển thị với các màu khác, tuỳ theo
chúng bị phá hoại trước hoặc sau thời đoạn tham chiếu, và cũng tuỳ vào phần tử phá hoại do cắt, kéo, hoặc cả 2.
• Các lớp gia cố bề mặt và khe nứt phá hoại thì không được thể hiện với các định
dạng khác nhau. Thiết lập thời đoạn tham chiếu không ảnh hưởng đến sự hiển thị của các phần tử phá hoại của khe nứt hoặc lớp gia cố bề mặt.
1.7. YIELDING/ QUÁ TRÌNH CHẢY DẺO:1.7.1. Show Yield/ Hiển thị phá hoại: 1.7.1. Show Yield/ Hiển thị phá hoại:
Tuỳ chọn Show Yield được dùng để hiển thị phá hoại của các phần tử trong mô hình,
gồm các phần tử hữu hạn, các phần tử gia cố (các thanh neo hoặc bê tông gia cố mặt) và các phần tử khe nứt.
Chú ý: phá hoại chảy dẻo chỉ áp dụng đối với các vật liệu dẻo, đối với chỉ tiêu độ bền (phá hoại) được định nghĩa. Nếu tất cả các vật liệu, thanh neo, lớp gia cố mặt hoặc khe nứt trong mô hình là đàn hồi – Elastic, thì khi đó không có phá hoại do chảy dẻo xảy ra đối với loại đó.
Để sử dụng tuỳ chọn Show Yield:
1. Chọn Show Yield từ menu con Show Yield của menu Analysis.
2. Sử dụng hộp chọn để hiển thị các kết quả mong muốn, và chọn Done.
Hộp thoại hiển thị phá hoại
Chú ý:
• Mỗi tuỳ chọn hiển thị phá hoại riêng lẻ (của các phần tử phá hoại , các
thanh neo , lớp gia cố bề mặt và các khe nứt ) cũng có sẵn
trên thanh công cụ. Đây là một cách thuận tiện để bật nhanh hiển thị phá hoại
mà không phải sử dụng hộp thoại Show Yield.
• Trong hộp thoại Show Yield, ta có thể lọc ra hiển thị phá hoại để thể hiện chỉ là
phá hoại do kéo, phá hoại do cắt/trượt, hoặc điều kiện trạng thái giới hạn, sử dụng hộp chọn để lọc ra.
• Khi phá hoại được hiển thị, ý nghĩa của các biểu tượng/ màu được dùng để thể
hiện phá hoại sẽ được trình bày ở dưới cùng của các chú thích đối với từng loại phá hoại.
Display of Yielded Elements/ Hiển thị các phần tử phá hoại:
Để thể hiện các phần tử hữu hạn phá hoại, chọn nút Yielded Elements từ thanh
công cụ hoặc mục chọn Mesh Elements trong hộp thoại Show Yield.
Tùy chọn Yielded Elements sẽ vẽ ra các biểu tượng tại những điểm phá hoại của các
phần tử hữu hạn phá hoại.
• Phá hoại do cắt được hiển thị bởi một ký hiệu × .
• Phá hoại do kéo được hiển thị bởi ký hiệu .
• Ký hiệu × sẽ chồng lênh khi một phá hoại phần tử là cả chịu cắt và kéo.
• Nếu mô hình của chúng ta sử dụng các mẫu cường độ vật liệu theo Cam-Clay
hoặc Cam-Clay hiệu chỉnh, thì khi đó điều kiện trạng thái giới hạn sẽ được hiển thị bởi một dấu "+".
Phá hoại chỉ áp dụng đối với các vật liệu dẻo. Nếu tất cả các vật liệu trong mô hình là đàn hồi thì sẽ không có phá hoại xảy ra.
Hiển thị các phần tử phá hoại (x=cắt, o=kéo)
Differential Data/ Số liệu chênh lệch:
Khi hiển thị các số liệu chênh lệch (thời đoạn tham chiếu > 0) các ký hiệu phần tử phá hoại được thể hiện với màu đỏ xẩm nếu phá hoại trong thời đoạn tham chiếu hoặc sớm hơn, và sẽ là màu đỏ tươi nếu phá hoại sau thời đoạn tham chiếu.
Điều này được minh hoạ trong hình sau. Trong ví dụ này, thời đoạn tham chiếu = 1. Các phần tử ở đáy vùng đào phá hoại ở thời đoạn 1, và được thể hiện với màu đỏ xẩm. Các phần tử ở trên mái phá hoại ở thời đoạn 2 (sau thời đoạn tham chiếu) và được thể hiện trong màu đỏ mặc định.
Hiển thị các phần tử phá hoại đối với thời đoạn tham chiếu khác 0
1.7.2. Add Yield Line/ Vẽ đường vùng phá hoại
Tuỳ chọn Add Yield Line cho phép ta chọn một vùng của mô hình tính đang tồn tại
các phần tử phá hoại, và sau đó tự động vẽ một đường bao quanh tất cả các phần tử
phá hoại trong vùng được chọn. Để sử dụng Add Yield Line:
1. Chọn Add Yield Line từ menu con Show Yield của menu Analysis, hoặc sử
2. Chú ý: Sự hiển thị các phần tử phá hoại sẽ tự động bật lên, nếu nó chưa được hiển thị.
3. Chọn một vùng của mô hình nơi xảy ra phá hoại bằng việc vẽ một cửa sổ hình chữ nhật với chuột.
4. Ta sẽ thấy hộp thoại Add Yield Line. Tuỳ chọn Visibility cho phép hiển thị
đường phá hoại trên biểu đồ đường đồng mức của tất cả các loại số liệu. Màu
của đường phá hoại có thể tuỳ biến với tuỳ chọn Colour.
5. Chọn nút Add trong hộp thoại, và đường phá hoại sẽ được thể hiện trên mô
hình, trong vùng được chọn ở bước 3.
Đường phá hoại được hiển thị quanh vùng các phần tử phá hoại.
Tips/ Các chỉ dẫn:
• Một đường bao vùng phá hoại thì đơn giản là một đường bao quanh tất cả các
phần tử hữu hạn phá hoại trong đường bao mà người dùng đã chọn. Nó có thể hữu dụng, giúp ta thấy trực quan hơn vùng mở rộng của vùng phá hoại trong vật liệu.
• Tuỳ chọn Add Yield Line sử dụng phù hợp nhất nếu chỉ chọn một vùng đào,
hoặc vùng phá hoại tại một thời điểm. Nếu vùng được chọn (ở bước 3 ở trên)
quá rộng (ví dụ, xung quanh nhiều vùng đào) thì một đường phá hoại - Yield
Line sẽ được vẽ quanh tất cả các phần tử phá hoại trong đường bao, và có thể
không hiển thị được vùng phá hoại.
• Một phương án hiển thị phá hoại có thể sử dụng bằng việc chọn tuỳ chọn vẽ
đường đồng mức các phần tử phá hoại - Yielded Elements. Việc này đơn giản
là chọn Yielded Elements từ danh sách xổ xuống các loại dữ liệu trên thanh
công cụ.
• Để xoá 1 đường phá hoại - Yield Line, sử dụng tùy chọn Delete Yield Line.
1.7.3. Delete Yield Line/ Xoá đường biểu diễn phá hoại
Tuỳ chọn Delete Yield Line cho phép người dùng xoá các đường biểu diễn phá hoại
1. Chọn Delete Yield Line từ menu con Show Yield của menu Analysis, hoặc sử dụng nhanh thanh công cụ.
2. Ta có thể chọn riêng lẻ từng đường với chuột trái, hoặc chọn nhiều đường cùng lúc với cửa sổ quét chọn.
3. Sau khi chọn xong, nhấn Enter, hoặc kích chuột phải và chọn Delete Selected,
và tất cả các đường biểu diễn phá hoại được chọn sẽ bị xoá.
Tips/ Các chỉ dẫn
• Một cách nhanh để xoá một đường biểu diễn phá hoại riêng lẻ là kích chuột
phải lên đường đó và chọn Delete Yield Line từ menu tại chỗ.
• Một cách nhanh để xoá tất cả các đường biểu diễn phá hoại trong màn hình là
chọn Delete Yield Line, và sau đó kích chuột phải chọn Delete All. Một hộp
thông báo xuất hiện, chọn Ok để xoá tất cả các đường trong màn hình hiển thị.
1.8. MATERIAL QUERIES/ CÁC TRUY VẤN VẬT LIỆU:1.8.1. Query Overview/ Tổng quan về truy vấn: 1.8.1. Query Overview/ Tổng quan về truy vấn:
Một truy vấn trong Phase2 là một đường thẳng hoặc đa tuyến được định nghĩa bởi người dùng trong khối đất hoặc đá, theo số liệu được nội suy từ biểu đồ các đường đồng mức tại khoảng không gian do ta định nghĩa. Sau khi một truy vấn được tạo ra,