CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
3.1. Một số phƣơng pháp thông dụng dạy học sinh lớp 1 cách phát âm
3.1.2. Phương pháp luyện tập tổng hợp, phân tích cách phát âm
3.1.2.1. Khái niệm
* Phân tích
Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố, từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung, cái phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Đây là phƣơng pháp GV chỉ ra nguyên nhân phát âm sai của HS bằng cách chỉ ra cách sử dụng các bộ phận phát âm không đúng của các em. Sau đó GV hƣớng dẫn HS phát âm lại theo cách sử dụng các bộ phận phát âm đúng. Để thực hiện phƣơng pháp này GV có thể phát âm chậm để HS quan sát cách phát âm của GV hoặc GV sử dụng hình vẽ các bộ phận phát âm để HS quan sát.Với HSDTTS, đặc biệt những vùng trẻ biết ít TV, khi sử dụng phƣơng pháp này GV phải mô tả thật ngắn gọn, dễ hiểu, kết hợp mô tả bằng động tác là chủ yếu tránh dùng những thuật ngữ, những từ khó hiểu với HS
Phƣơng pháp này địi hỏi GV phải có kiến thức về ngữ âm tƣơng đối vững vàng, nắm đƣợc kĩ thuật phát âm chuẩn xác, có khả năng mơ tả chính xác các cách phát âm.
* Luyện tập tổng hợp
Là phƣơng pháp dựa trên những phân tích GV tổng hợp lại. Để thực hiện phƣơng pháp này GV cần tiến hành nhƣ sau:
Đƣa vào trong ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa cho HS có ý thức phân biệt âm đúng âm sai:
Ví dụ: Phụ âm đầu: ch – tr : tr trong tranh ( bức tranh), trân ( trân trọng) Ch trong chanh ( quả chanh), chân ( bàn chân). Vần: An – ang: An trong than ( than đá, than thở)
Ang trong thang ( cái thang).
Nhƣ vậy phƣơng pháp luyện tập tổng hợp phân tích sử dụng để chữa lỗi phần vần. Trƣớc hết GV dùng phƣơng pháp trực giác để rèn luyện phát âm cho HS thông qua giọng đọc sau đó tổ chức cho HS phân tách các thành phần của âm mắc lỗi và các thành phần của âm chuẩn để HS nhận diện, cuối cùng đƣa âm đã sửa vào ngữ cảnh từ đó HS sẽ có ý thức phân biệt đƣợc các âm sai và cách phát âm đúng đồng thời tiến hành sửa chữa có hiệu quả. Vận dụng phƣơng pháp luyện tập tổng hợp- phân tích theo các bƣớc sau.
3.1.2.2. Quy trình thực hiện phương pháp luyện tập tổng hợp - phân tích.
* Các bƣớc thực hiện
Bƣớc 1: HS phát âm theo mẫu.
Bƣớc 2: Tổ chức cho HS phân tích cấu âm, phân tích chính tả của âm vần khó cần sửa.
Bƣớc 3: HS phát âm theo mẫu, GV cần tiến hành nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh
Bƣớc 4: Luyện tập đƣa âm đã sửa vào ngữ cảnh * Ví dụ: dạy bài 42: ƢU – ƢƠU (TV 1 tập 1) Bƣớc 1: GV đƣa ra các vần HS phát âm sai Ƣu – ƣơu
GV phát âm mẫu phần vần và yêu cầu HS phát âm theo mẫu. Bƣớc 2: yêu cầu HS mô tả khi phát âm phần vần: ƣu - ƣơu
Tổ chức cho HS phát âm
Bƣớc 3: GV phát âm mẫu các từ: trái lựu, hƣơu sao, chú cừu, bầu rƣợu, mƣu Trí, bƣớu cổ. Yêu cầu HS phát âm theo mẫu.
GV lắng nghe, chỉnh sửa.
Bƣớc 4: yêu cầu HS đọc câu chứa các từ trên.
Nó thấy bầy hƣơu nai đã ở đấy rồi. GV lắng nghe chỉnh sửa.
Yêu cầu với GV khi sử dụng phƣơng pháp luyện tập tổng hợp- phân tích là phải tổ chức cho HS luyện tập thực hành trƣớc để các em tri giác đƣợc cách phát âm tổng qt, sau đó phân tích ngữ âm.