CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.2. Các biện pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh
3.2.1. Rèn kỹ năng phát âm đúng
3.2.1.1. Khắc phục lỗi về phụ âm đầu
Nguyên nhân chính dẫn đến lỗi phổ biến về phụ âm đầu của HS dân tộc ở lớp 2 chủ yếu là do các em phát âm sai dẫn đến viết chính tả sai.Trƣớc tình hình đó GV phải có những biện pháp cụ thể để khắc phục những lỗi chính tả của HS. Trong tiết chính tả GV phải chuẩn bị các từ HS thƣờng hay mắc lỗi phụ âm đầu nhƣ l, đ, b, v, n…GV ghi các từ đó lên bảng gọi HS đọc (yêu cầu phát âm chuẩn), nếu HS đọc sai GV đọc lại, chậm, to, rõ, bƣớc đầu có thể cho HS nhận thức đƣợc các phƣơng thức phát âm các âm đầu, GV có thể phân tích một cách đơn giản cho HS nắm bắt.
VD: Khi các em đọc các âm tiết có phụ âm đầu là “Đ ” đầu lƣỡi chạm vào phía trong hàm trên, còn “L ”đầu lƣỡi đƣa lên cao chạm vào phần lợi trên, phụ âm “B” khi phát âm 2 môi chạm vào nhau, phụ âm “V ” khi phát âm hàm trên (phần ngồi) chạm vào mơi dƣới. HS cố nhớ và chú ý cách đọc mẫu của GV. GV đọc xong gọi HS đọc đến khi HS đọc các từ đó đúng, rồi GV viết các từ phát âm sai bên cạnh các từ viết đúng để HS phát hiện ra lỗi sai của mình. GV giải nghĩa từ viết đúng và từ viết sai.
VD : Con lom lóm đập đoè trong lêm.
Trong thực tế khơng có loại cơn trùng “lom lóm” và khơng có từ “đập đoè”. Khi phát âm từ trên chúng ta không xác định đƣợc nghĩa của chúng và chúng không xuất hiện trong từ vựng TV.
Nhƣ vậy trong hai câu trên, hai từ đó khi phát âm (vần giống nhau nhƣng không giống về phụ âm đầu) phát âm khác nhau cho nên nghĩa của chúng khác nhau, không phản ánh đúng nội dung của câu văn, tạo nên những câu văn vô nghĩa. Sau khi GV phân tích xong yêu cầu HS phải viết chính tả.
Bƣớc 1: Yêu cầu HS viết những từ GV viết lên bảng vào bảng con (xem HS viết có sai khơng).
Bƣớc 2: GV đọc, HS nghe rồi viết vào bảng con, GV nhận xét và sửa lại cho HS viết đúng.
Bƣớc 3: GV đọc lại cả bài chính tả cho HS viết rồi thu bài.
3.2.1.2. Khắc phục lỗi về phần vần
Tùy từng nội dung của bài chính tả GV có thể đƣa ra những vần khó mà HS thƣờng hay mắc phải, phát âm sai, viết sai.
VD:
ân/ âm ui/uy uôn/uông iên/iêng
GV ghi các từ khó, vần khó lên bảng sau đó GV đọc rõ, chậm (phát âm thật chậm) sau đó gọi HS đọc, uốn nắn HS phát âm cho đúng. GV nhận xét về nghĩa của các từ có vấn đề phát âm sai và phát âm đúng vần, những vấn đề đó thƣờng xuất hiện trong những từ nào, trong những văn cảnh nào. Sau khi phân tích xong cho HS viết các từ có vần khó, thu bảng con gọi HS nhận xét, sửa sai.
VD : Khơng đƣợc lên lớp nó buồn lắm.
“buồn” nói về tâm trạng tỏ ra không vui, về gì đó xảy ra không nhƣ mong muốn.
“vuồng” không xác định đƣợc nghĩa và khơng có trong từ điển TV.
Qua sự phân tích nêu trên, nếu nhƣ viết sai phần vần có ảnh hƣởng trực tiếp đến nghĩa của từ và nội dung của câu. Viết sai vần chúng ta có thể khơng xác định đƣợc nghĩa của từ hoặc nghĩa chuyển hẳn sang nghĩa khác của từ khác.
3.2.1.3. Khắc phục lỗi về thanh điệu
GV nhắc lại 6 dấu thanh của chữ viết và chỉ rõ cách viết và tác dụng của dấu thanh. Trong một chữ dấu thanh bao giờ cũng đặt ở chữ cái ghi âm chính của vần và dấu thanh có tác dụng phân biệt nghĩa, nhận diện từ, nhƣ vậy âm tiết có phụ âm đầu giống nhau mà thanh điệu khác nhau là những từ khác nhau và ý nghĩa của chúng cũng hoàn toàn khác nhau.
HS dân tộc ở lớp 2 mắc lỗi về thanh điệu phổ biến là thanh ngã phát âm và biến thành thanh sắc.
Với lỗi này GV ghi các âm tiết có hai thanh “sắc, ngã ” lên bảng GV đọc rõ, chậm để HS lĩnh hội ghi nhớ, gọi HS đọc, mời HS khác nhận xét đúng hay sai ? nếu sai thì sai ở chỗ nào? GV giải thích nghĩa của từ, đọc đúng và đọc sai về thanh điệu, nhƣng các từ đó phải nằm trong một văn cảnh cụ thể để HS dễ so sánh đối chiếu.
Sau khi phân tích xong thì u cầu HS viết các từ thƣờng hay mắc lỗi vào bảng con (các bƣớc tiến hành nhƣ phụ âm đầu).
Những điểm lƣu ý khi sửa lỗi chính tả do phát âm sai dẫn đến viết chính tả sai của HS lớp 2.
Chúng ta đã biết quy tắc chính tả TV là quy tắc ghi âm, vị trí phát âm nhƣ thế nào thì viết nhƣ thế các em viết sai chính tả nghe theo phát âm của GV, GV đọc HS nghe và lĩnh hội, HS phải đọc nhẩm hoặc đánh vần để ghi nhớ hoặc nghĩ đến hình ảnh, âm thanh. Nhƣ vậy HS phải tái hiện cách đọc của GV để hình dung (nhớ lại mặt chữ). Trong cơng đoạn làm việc đó HS phải chú ý mới đạt kết quả cao. Nhƣng một thực tế cho thấy với chính tả nghe viết địi hỏi mức độ cao, cụ thể GV đọc xong HS phải tái hiện lời GV để hình dung cách viết. Vì vậy các em dễ nhầm lẫn các từ có phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu nghe giống nhau, hơn nữa do ảnh hƣởng của phát âm tiếng địa phƣơng các em hay nói ngọng, khó phân biệt dẫn đến các em viết sai chính tả. Nhƣ vậy lỗi phát âm tiếng địa phƣơng có ảnh hƣởng trực tiếp dẫn đến việc viết sai chính tả của các em HS.
Để khắc phục các lỗi về phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu của HS thì trƣớc hết GV phải rèn cho các em cách phát âm đúng sẽ là tiền đề cho các em viết đúng chính tả, phối hợp các biện pháp giải nghĩa các từ, câu, đối chiếu so sánh để khắc sâu kiến thức cho HS trong quá trình rèn luyện. Luyện viết đúng chính tả khơng nhất thiết phải luyện ghi tràn lan mà phải tập trung vào những lỗi HS mắc xem đó là trọng điểm để rèn luyện. Luyện tập cho HS GV phải có biện pháp phù hợp để sửa lỗi với từng khối lớp nhằm xóa đi những khoảng cách chênh lệch về sử dụng TV cho HS dân tộc.
3.2.2. Cách sử dụng quy tắc viết hoa
3.2.2.1. Viết hoa tên người
- Tên ngƣời Việt Nam đƣợc viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng. Riêng tên ngƣời một số dân tộc trong nƣớc nếu đƣợc phiên âm thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
VD: Trần Quốc Toản, Kơ-pa Kơ-lơng, …
- Tên ngƣời nƣớc ngoài phiên âm ra TV đƣợc viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên , giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
VD: Tơ-mat Ê-đi-xơn, …
Riêng những tên ngƣời nƣớc ngồi đƣợc phiên âm Hán - Việt thì viết hoa nhƣ tên ngƣời Việt Nam. VD: Lí Bạch, …
3.2.2.2. Quy tắc viết hoa địa danh
* Tên núi, sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, … của Việt Nam đƣợc
viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng. VD: Cao Bằng, Sơn La, Hịa Bình, …
Riêng một số tên phiên âm từ tiếng dân tộc ít ngƣời thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
VD: Y-a-li, Đăm-Bri, Pắc-bó, …
* Tên núi, sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, … của nƣớc ngoài phiên
âm ra TV đƣợc viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. VD: Mê-kông, Ki-ép, Vôn-ga, …
Riêng những tên đƣợc phiên âm Hán - Việt thì viết hoa nhƣ tên địa danh Việt Nam. VD: Trung Quốc, …
3.2.2.3. Quy tắc viết hoa tên các danh hiệu, huân chương, giải thưởng
Tên các huân chƣơng, danh hiệu, giải thƣởng đƣợc viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó: Huân chƣơng Lao động, Quả bóng Vàng, …
3.2.2.4. Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội
Tên các cơ quan, đồn thể, tổ chức, …đƣợc viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
VD: Đảng / Cộng sản / Việt Nam.
Đội / Thiếu niên /Tiền phong / Hồ Chí Minh. Trƣờng / Tiểu học / Vũ Hoà 2.
Bộ / Giáo dục / và Đào tạo (và là quan hệ từ nên không viết hoa).
3.2.2.5. Quy tắc viết hoa trong phép đặt câu, viết hoa tỏ thái độ kính trọng, viết hoa tên riêng của sự vật khác
+ Trong phép đặt câu, chữ cái đầu câu, chữ cái đầu dòng thơ, chữ cái đầu bài viết, chƣơng mục đều phải viết hoa.
+ Một số danh từ trung và đại từ xƣng hơ cũng có thể đƣợc viết hoa để tỏ thái độ quý trọng đối với những ngƣời và sự việc mà chúng biểu thị. VD: Tổ quốc, Cách mạng, Thủ tƣớng, Chủ tịch, Giám đốc,…
+ Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu đƣợc đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên ngƣời. VD: cô Đậu nành, anh Dƣa hấu, Gà mái mơ, chú Mƣớp.
3.2.2.6. Viết hoa các trường hợp khác
- Tên các năm âm lịch viết hoa cả 2 tiếng.
- Tên các ngày tiết và ngày tết viết hoa tiếng thứ nhất: tiết Lập xuân, tiết Đại hàn, tết Đoan ngọ, tết Nguyên đán.
- Từ chỉ số trong những đơn vị là tên gọi các sự kiện lịch sử không viết bằng con số mà viết bằng chữ hoa: Cách mạng tháng Tám, cách mạng tháng Mƣời.
- Tên gọi một số thời kì lịch sử lâu dài hoặc các phong trào có ý nghĩa quan trọng thì viết hoa chữ cái đầu của tên đó: Thời kì Phục Hƣng, phong trào Cần vƣơng, phong trào Đông du.
- Viết hoa tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật học: Họ Kim giao, lớp Nhện, cây họ Đậu, họ Dâu tằm.
- Viết hoa chữ cái đầu tiếng thứ nhất của tên các niên đại địa chất: Đại Cổ sinh, khí Các bon.
- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái bằng TV hoặc tiếng Hán - Việt viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất: Nho giáo, Hồi giáo…
3.2.3. Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Trong giờ học chính tả để HS có đƣợc hứng thú học tập, khi HS phát biểu đúng, làm đúng các bài tập khó, GV cần động viên, khuyến khích khen thƣởng và khích lệ HS.
Phần luyện tập trong viết chính tả cũng rất quan trọng. Để HS làm tốt phần luyện tập GV cần sử dụng những phƣơng pháp dạy học thích hợp gây hứng thú học tập cho HS tùy theo nội dung phần bài tập.
GV có thể cho HS làm bài tập cá nhân, theo cặp nhóm (tổ) nhằm tránh sự nhàm chán cho HS khi các em học phân mơn Chính tả.
3.2.4. Thống nhất giữa giáo viên và học sinh về cách đọc, cách phát âm và rèn luyện qua các môn khác luyện qua các môn khác
3.2.4.1. Thống nhất giữa học sinh với giáo viên trong cách đọc và cách phát âm
Trong tiết Chính tả nghe - đọc ngoài cách ghi nhớ nghĩa của từ, từ trong ngữ cảnh thì cách đọc của GV cũng là một phần rất quan trọng. Do đó GV cần thống nhất với HS để phân biệt và nhận biết các từ có phụ âm đầu là ch/tr, x/s, l/đ…
VD:
Ch: Nâng lƣỡi lên, lƣỡi chạm trƣớc vào lợi của hàm trên, mặt lƣỡi thẳng đẩy luồng hơi ra nhè nhẹ, miệng há nhẹ.
Tr: Cong đầu lƣỡi lên chạm vào vòm miệng, mặt lƣỡi hơi uốn xuống, (nên còn gọi là phụ âm quặt lƣỡi), luồng hơi bật ra tƣơng đối mạnh, miệng há.
L: Uốn lƣỡi cong lên, đầu lƣỡi chạm vào vòm miệng, khi đẩy lƣỡi ra lƣỡi bật thẳng, luồng lƣỡi bay ra đi theo hai bên rìa lƣỡi.
D: Đầu lƣỡi đƣa lên chạm vào đầu lợi ở hàm trên. Đẩy hơi ra, miệng há nhẹ. X: Đầu lƣỡi chạm vào phần lợi của hàm trên, đẩy luồng hơi nhẹ ra nhƣng có độ suýt của âm gió, miệng há nhẹ.
S: Đầu lƣỡi cong lên chạm vào vòm miệng, mặt lƣỡi uốn xuống đẩy luồng hơi ra mạnh nhƣng cũng có độ xuýt của âm gió.
Gi: Đầu lƣỡi uốn lên chạm vào phần lợi mềm của hàm răng trên, miệng hơi khép.
R: Đầu lƣỡi uốn cong lên vòm miệng, đẩy luồng hơi ra mạnh để tạo độ rung của lƣỡi.
B: Hai mơi mím lại, bật hơi ra tƣơng đối mạnh, miệng há hơi rộng. V: Hàm trên chạm vào mơi dƣới, đẩy hơi ra tạo âm gió, miệng há.
3.2.4.2. Học sinh viết đúng chính tả qua các mơn học khác
Đọc đúng sẽ giúp HS viết đúng chính tả. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng viết sai chính tả, ngƣời GV cần hƣớng dẫn phát âm chuẩn TV qua các môn, phân môn khác nhƣ: Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Đạo đức, …
VD : GV huớng dẫn HS phát âm đúng các từ: Voi rừng, nhúc nhích, vục, vũng lầy, vội vã. Trong bài tập đọc Voi nhà – TV – lớp 2.
Ngồi ra trong phân mơn Tập làm văn tiết trả bài viết, GV cần hƣớng dẫn cho HS soát lỗi, chữa từ, câu rất tỉ mỉ để các em thấy đƣợc chỗ sai, rút kinh nghiệm và có hƣớng viết chính tả tốt hơn.
3.2.5. Lựa chọn nội dung chính tả phù hợp với từng đối tượng học sinh
Tùy vào từng khu vực và môi trƣờng sinh sống mà việc mắc lỗi chính tả của từng HS ở từng vùng khác nhau. SGK TV là cuốn sách dành riêng cho cả nƣớc nói chung, nên đối với HS DTTS của Trƣờng Tiểu học Quyết Tâm GV cần phải lựa chọn và bổ sung nội dung để phù hợp với tình trạng mắc lỗi của HS trong Trƣờng . Chẳng hạn HS mắc lỗi âm đ/l GV phải thƣờng xuyên bổ sung nội dung dạy học này vào các giờ học khác để HS khắc phục nhanh chóng. Tăng cƣờng làm các bài tập có chứa l/đ, yêu cầu HS đọc đúng, chuẩn theo mẫu của GV và các lỗi này phải đƣợc khắc phục triệt để một cách nhanh chóng.
Hầu hết các em HS trong Trƣờng là ngƣời là dân tộc nên các em chủ yếu sử dụng TMĐ trong giao tiếp hàng ngày, nên các kiến thức về chính tả các em học đƣợc ở Trƣờng sẽ khơng phát huy đƣợc một cách hiệu quả vì vậy GV cần phải giao thật nhiều bài tập về nhà để các em luyện tập. Đến lớp GV cũng phải theo dõi xem trong quá trình giao tiếp với GV và các bạn các em còn mắc lỗi khơng từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Đây cũng là một biện pháp khá quan trọng và chủ yếu phụ thuộc vào ngƣời GV trong việc đƣa các em vào mơi trƣờng giao tiếp TV một cách có hiệu quả.
3.2.6. Sử dụng các mẹo luật quy tắc chính tả
Là biện pháp giúp HS nắm vững quy tắc chính tả để viết đúng chính tả, hạn chế đƣợc các lỗi liên quan đến quy tắc viết chính tả. Đối với HS Tiểu học phƣơng pháp này tƣơng đối có hiệu quả, bởi vì tƣ duy “máy móc”, trí nhớ “máy móc” của các em chiếm ƣu thế là cơ sở cho việc xây dựng các mẹo luật vừa dễ nhớ vừa áp dụng lúc viết.
Để khắc phục đƣợc tình trạng HS hay mắc lỗi chính tả theo chúng tơi GV cần tập trung vào các loại bài chính tả so sánh. Bởi vì qua loại bài so sánh này HS đƣợc ôn luyện nhiều lần, nắm chắc đƣợc các quy tắc chính tả, mẹo chính tả, cũng nhƣ qua bài chính tả so sánh này HS nắm vững quy tắc của từng cách viết, từ đó hạn chế đƣợc các lỗi sai.
- Với phụ âm đầu
- Chữ ng, g ghép đƣợc với o, ô, ơ, a, â, a, u, ư