Phường Trung Văn

Một phần của tài liệu 44. nguyễn thị thư (Trang 53 - 66)

Phường Trung Văn cách trung tâm thủ đô 9 km và được giới hạn như sau:

- Phía Đơng giáp phường Nhân Chính và phường Thanh Xuân Bắc - Phía Đơng Nam giáp xã Tân triều , huyện Thanh Trì

- Phía Tây Nam giáp quận Hà Đơng

- Phía Tây giáp xã Đại Mổ, huyện Từ Liêm • Điều kiện tự nhiên:

Khí hậu huyện Từ Liêm thuộc khí hậu khu vực Hà Nội, thời tiết nóng, độ ẩm cao, phân chia bốn mùa không rõ rệt. Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, thời tiết mát mẻ, với đặc trưng các đợt gió mùa Đơng Bắc xen kẽ kèm theo mưa phùn.

Nằm giữa 2 con sơng cổ ở phía tây Hà Nội là sông Tô Lịch và sông Nhuệ, bởi vậy khu vực chịu đặc điềm chế độ thủy của 2 con sông này. Sông Nhuệ là một nhánh thủy nông liên tỉnh và đảm bảo tưới tiêu tồn bộ diện tích canh tác trong hệ thống thủy nơng Sơng Nhuệ trong điều kiện thời tiết bình thường, ngồi ra nó cịn là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ khu vực nội thành thành phố Hà Nội và các làng nghề dân cư dọc theo sông, chế độ thủy văn tại khu vực này có đặc điểm chung với toàn bộ hệ thống, cao độ ruộng ven sông 5,4m. Vào mùa mưa, khi nước lên cao hơn 5,5 m thường gây ra ngập úng cho khu vực.

Khu vực có điều kiện địa hình bằng phẳng, trước đây phần lớn là đất ruộng canh tác nhưng do quá trình đơ thị hóa, diện tích đất canh tác bị giảm đáng kể và thay vào đó là đất xây nhà ở, khu trung cư, và các khu công nghiệp.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội:

Về Kinh Tế:

Từ năm 2005 đến 2009. Kinh tế Trung văn phát triển với mục tăng bình quân 13%- 15%/ năm, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong đó thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp tăng 17% -19%. Đầu năm 2006, việc chuyển đổi quản lý chợ theo mơ hình mới của hợp tác xã thống nhất ở 2 chợ đã đem lại kết quả rõ rệt. Bước đầu chỉnh trang, sắp xếp lại các nguồn hàng, tạo thêm nhiều công ăn việc

làm cho con em người lao động. Bình quân thu nhập của hợp tác xã khoảng 200- 250 triệu đồng/ tháng. Năm 2005, 2006, 2007, hoạt động dịch vụ và tiểu thủ cơng nghiệp đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế địa phương, tổng doanh thu trong 3 năm là 25,9 tỉ đồng, lợi nhuận đạt 8,9 tỉ đồng, thu nhập bình quân các hộ sản xuất kinh doanh từ 10- 15 triệu đồng / tháng.

Giai đoạn 2005-2010, kinh tế của xã ngày càng khởi sắc. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Trung Văn lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 15-17%, tốc độ tăng giá trị ngành dịch vụ 20-23%. Thu ngân sách trên địa bàn tăng 10% so với chỉ tiêu giao.

Về Xã Hội– Văn hóa:

Trung Văn gồm có 2 thơn trên địa bàn là Phùng Khoang và Trung Văn theo chiều dài thôn nọ cách thôn kia gần 2 km, diện tích tự nhiên 3 km2..tổng dân số là 21.648 người (năm 2009), trong đó có 16 tổ dân phố, 36 cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn. Từ lâu đời, người dân ở nơi đây đã có quan hệ gắn bó với nội thành Hà Nội và cần cù, sáng tạo.Trong những năm qua, Đảng bộ chính quyền nhân dân xã tiếp tục phát huy nội lực với tinh thần xã hội hóa cao hơn. Nghị quyết TW 46 ngày 23/2/2005 của Bộ chính trị về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được Đảng bộ quan tâm và chỉ đạo thực hiện, Trạm y tế được sửa chữa khang trang, Nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 13-14% và tạo việc làm cho người dân. Diện tích đất nơng nghiệp giảm xuất bị thu hồi giao cho các dự án đầu tư xây dựng và các cơng trình phúc lợi. Từ phạm vi 2 thôn Phùng Khoang và Trung Văn , nay đã phát triển thêm 16 tổ dân phố theo đà phát triển rất mạnh, đời sống nhận dân cải thiện rõ rệt, Văn hóa –xã hội khởi sắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Phấn đấu đến năm 2015,giảm hộ nghèo hàng năm 30%, giải quyết việc làm cho người lao động

1000 người,mức giảm tỷ suất sinh giảm so với nhiệm kỳ là 0,1%, giảm mức tỷ lệ sinh con thứ 3 xuống còn 5 %, phấn đấu 100 % các trường đạt chuẩn quốc gia và phổ cập bậc PTTH 100%, trạm y tế giữu vững chuẩn quốc gia, trẻ em suy dinh dưỡng giảm 0,5% so với năm 2009 còn 8-10%. Xây dựng Phường Trung Văn phát triển toàn diện và văn minh.

Thuận lợi:

Phường Trung Văn có nhiều điều kiện thuận tiện để phát triển kinh tế, nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động là thủ đô Hà Nội, người dân nơi đây có nhiều điều kiện để phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần, tiếp thu,học hỏi sáng tạo khoa học công nghệ, áp dụng vào đời sống. Bởi vậy đời sống vật chất cũng như văn hóa, tinh thần của người dân được đáp ứng và nâng cao.

Khó khăn:

Bên cạnh sự phát triển kinh tế , các vấn nạn xã hội ngày càng tăng. Sự quan tâm và phát huy vai trò của Đảng bộ, chính quyền địa phương chưa thật vững chắc để kiểm soát, đặc biệt là thực trạng ngộ độc thực phẩm đang có nguy cơ đe dọa đến tồn cầu. Việc tiêu dùng thực phẩm mà đặc biệt là mặt hàng quả là một nguy cơ rủi ro hết sức phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đại bộ phận người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của thương mại: siêu thị, chợ bó diễn ra rất sơi động trên địa bàn là yếu tố tạo nên sự mất quản lý trong vấn đề VS ATTP. Bởi vậy đây là vấn đề cần quan tâm và có hướng giải quyết.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 .Chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là địa bàn cụ thể phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Vì nơi đây là mợt địa bàn dân cư đơng, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt nơi đây có nhiều trụ sở chính quốc gia, và các trường ĐH, CĐ. Ngoài cư dân gốc sống nơi đây còn có cả một số lượng đông đảo sinh viên và người thập phương làm ăn sinh sống. Hơn nữa, điểm nghiên cứu gần khu vực chợ Phùng Khoang và các siêu thị

lớn: Big C Thăng Long, Siêu thị Comax. Đây là những khu trung tâm thương mại lớn giữ vai trị chính trong việc cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng nơi . Việc chọn địa điểm giúp chúng tôi thấy được sự khác biệt rõ ràng trong nhận thức và ứng xử của người tiêu dùng thành thị bởi có nhiều điều kiện tiếp cận, tiêu dùng các loại quả an tồn. Chính vì thế đây sẽ là khu vực điển hình cho nghiên cứu tiêu dùng .

3.2.2 Thu thập thơng tin,số liệu:

Thu thập thơng tin thứ cấp:

+ Thơng qua tìm hiểu và thu thập từ báo cáo kinh tế xã hội, sổ sách thống kê theo dõi phịng thống kê của phường.

+ Thơng tin được tìm kiếm trên internet liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận thức và ứng xử của người tiêu dùng thành thị nhằm giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng quả.

+ Thơng tin về tình hình kinh tế, xã hội của cơ sở nghiên cứu, báo cáo tổng kết của địa phương được thu thập thông qua các bảng thống kê của địa phương

Thơng tin sơ cấp:

Thơng tin thu thập từ người tiêu dùng bao gồm: - Thông tin chung về người tiêu dùng

- Nhận thức và ứng xử của người tiêu dùng trong giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả: Đó là các thơng tin về nhận thức và ứng xử của người tiêu dùng thành thị về các tiêu chuẩn nhận biết quả an toàn, các biện pháp, chính sách của nhà nước liên quan đến VSATTP, các chính sách BVNTD thơng qua việc chọn mua quả, cách sơ chế và bảo quản quả, cách tiêu dùng quả .

Ngồi ra , có phỏng vấn cán bộ phường là bác phó chủ tịch phường , tổ trưởng tổ dân phố Phùng Khoang, cán bộ y tế của phường .Thu thập thông tin

về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của vùng và thực trạng về ngộ độc thực phẩm trong 5 năm gần đây của phường.

Trong đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu người dân và phân loại theo cơ cấu giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn.

+ Chọn mẫu điều tra: tôi đã điều tra ngẫu nhiên 100 người tiêu dùng trên địa bàn phường và toàn bộ kết quả nghiên cứu về thông tin người tiêu dùng được thống kê trong bảng như sau:

Bảng 3.1.Thông tin chung về người tiêu dùng:

Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 42 42

Nữ 58 58 Độ tuổi Dưới 20 2 2 Từ 20-25 23 23 Từ 26-49 61 61 Trên 50 14 14 Nghề nghiệp Công nhân 10 10

Người kinh doanh 22 22

Viên chức nhà nước 43 43

Người đi làm thuê 10 10

HSSV 15 15

Trình độ học vấn

Không bằng cấp 0 0 Tiểu hoc 0 0 THCS 8 8 THPT 18 18 Trung cấp 9 9 Cao đẳng 16 16 Đại học 41 41 Cao học 8 8

(Nguồn: tổng hợp từ điều tra)

Phần lớn số người trả lời phỏng vấn thuộc lứa tuổi trung niên và những người đang đi làm . Độ tuổi từ 26-49 chiếm tỷ lệ 61 %, và đa số người được hỏi có trình độ Đại học và Cao đẳng. Viên chức nhà nước và người đi làm thuê chiếm tỷ lệ lớn trong mẫu điều tra. Những người tiêu dùng được phỏng vấn điều

tra đa số thuộc tầng lớp tri thức, có trình độ học vấn cũng như kiến thức xã hội cao và họ là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó tác động đến nhận thức sâu sắc của họ về vấn đề giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng quả nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

3.2.3 Phân tích và xử lý số liệu:

3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Tập hợp số liệu: Thông tin thu thập được sắp xếp, phân loại và tập hợp thành bảng, vì phân tổ thống kê tiện cho việc tính tốn phân tích

- Thơng tin được xử lý bằng máy tính qua chương trình SPSS và Excel

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Từ đó thấy được các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người dân thành thị nhằm giảm thiểu rủi ro tiêu dùng quả như: Thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi, giới tính, sở thích người tiêu dùng, sự sẵn có của quả trên địa bàn.

3.2.3.3. Phương pháp so sánh:

Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)

Trong đề tài này, tôi dùng chỉ phương pháp này để so sánh về những yếu tố thu nhập, gia đình, trình độ văn hóa và các điều kiện về thị trường tiêu thụ quả trên địa bàn. Qua đó làm nổi bật lên yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và ứng xử trong giảm thiểu rủi ro của họ.

3.2.3.4. Phương pháp phân tổ thống kê:

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một, hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của tổng thể thành các tổ hay tiểu tổ khác nhau. Đây là phương pháp cơ bản nhất của tổng hợp thống kê đồng thời nó cũng là phương

pháp để phân tích thống kê. Cụ thể trong đề tài này, các tiêu thức để phân tổ có thể theo: nghề nghiệp, trình độ học vấn, giới tính.

3.2.3. Khung phân tích:

Sử dụng khung phân tích nhằm xác định rõ chiều hướng mục đích nghiên cứu của đề tài, khung phân tích được xây dựng như sau:

Yếu tố ảnh hưởng : Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập...đến nhận thức và ứng xử của người tiêu dùng quả.

 Rủi ro: - Nguyên nhân

- Nguồn gốc, xuất xứ - Thời vụ

- Bảo quản, sơ chế - Tiêu dùng

 Mức độ rủi ro

- Chọn nguồn gốc qua địa điểm bán, nhãn mác hay thương hiệu

- Chọn chất lượng quả thông qua mùa vụ hay mùi vị, mẫu mã, hình thức quả - Chọn cách làm sạch quả và cách bảo quản quả ứng xử của người tiêu dùng khi gặp rủi ro trong tiêu dùng quả.

Nhận thức

 Giảm thiểu rủi ro: - Lựa chọn nơi cung - Lựa chọn quả theo mùa

- Lựa chọn cách sơ biến, bảo quản. - Lựa chọn trong tiêu dùng

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:

Chỉ tiêu về nhận thức và ứng xử về rủi ro và giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng quả của người tiêu dùng thành thị:

Nhận thức về rủi ro và giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng quả của người dân thành thị .

- Tỷ lệ người dân biết về rủi ro thực phẩm.

- Tỷ lệ người dân nhận thức được các tác nhân gây ra rủi ro thực phẩm - Tỷ lệ người biết về các chính sách , chương trình của nhà nước về giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả.

- Tỷ lệ người dân biết được mức độ rủi ro của mỗi tác nhân phân theo nghề nghiệp, trình độ học vấn,giới tính, phong tục thói quen tiêu dùng

- Tỷ lệ người nhận thức được thời gian rủi ro và ảnh hưởng của rủi ro đối với sức khỏe, kinh tế, môi trường

-Tỷ lệ người dân nhận thức về các đối tượng gây ra rủi ro và lý do gây ra rủi ro của các đối tượng kèm theo

- Tỷ lệ người nhận thức về các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả:

+ Tỷ lệ người nhớ tiêu chuẩn quả an toàn

+ Tiêu chuẩn quả an toàn được biết đến: Biết được mấy tiêu chuẩn + Tỷ lệ hiểu biết về chính sách của nhà nước về VIETGAP

+ Tỷ lệ hiểu biết về các quy định trong tiêu dùng và tem nhãn mác trong quả.

+ Tỷ lệ nhận thức đúng, sai, không biết về màu sắc quả nhiễm thuốc , hóa chất

+ Tỷ lệ người dân đọc nhãn mác trước khi mua hàng hoa quả

+ Tỷ lệ người dân biết đến các chính sách chương trình của nhà nước về giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng quả.

+ Tỷ lệ người dân biết về biểu hiện của ngộ độc thực phẩm + Tỷ lệ người dân biết cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm

Ứng xử giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả của người dân thành thị:

- Tỷ lệ người dân tự trồng ( hay đi mua).

- Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc BVTV ( nếu tự trồng) - Tỷ lệ người dân sử dụng đạm bón cho cây ( nếu tự trồng)

- Tỷ lệ người lựa chọn nguồn gốc quả khác nhau, lựa chọn chất lượng, cách chế biến, bảo quản theo các tiêu thức khác nhau

- Tỷ lệ người ứng phó được với ngộ độc thực phẩm

- Tỷ lệ người tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương. - Tỷ lệ người lựa chọn cách thức sơ chế quả để giảm thiểu rủi ro +Số người dân chọn cách ăn tươi sống, ăn nộm, sinh tố, sấy khô

+ Số người dân dùng dụng cụ: bình ozons, thuốc tím để rửa quả, hay rửa quả bằng nước thông thường, rửa dưới vòi nước chảy mạnh, tia nước nhỏ.

- Tỷ lệ người dân cắt gọt vỏ trước khi ăn - Tỷ lệ người rửa tay trước khi ăn

-Tỷ lệ người dùng tay ăn bốc hoa quả hay tỷ lệ người dùng dao, dẻ để ăn trái cây.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ

Một phần của tài liệu 44. nguyễn thị thư (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w