Giải pháp về tàichính kế toán

Một phần của tài liệu Luận văn "Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty QVD Đồng Tháp" pptx (Trang 56 - 65)

− Phần lớn nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh hiện nay là vốn tự có của công ty, chưa huy động nhiều nguồn vốn từ bên ngoài. Do vậy để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh trong thời gian sắp tới, công ty cần phát huy khả năng huy động vốn từ các kênh ngân hàng, quỹ tín dụng, phát hành trái phiếu...tuy vậy công ty cũng chú ý huy động ở mức độ hợp lý, tránh để phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài.

− Khả năng thanh toán nhanh của QVD Đồng Tháp khá cao so với các công ty khác trong ngành, điều này cho thấy tài sản lưu động mà công ty duy trì là khá cao, rõ ràng chi phí cho việc duy trì này là không nhỏ. Thay vì thanh toán ngay như hiện nay, QVD Đồng Tháp có thể áp dụng chính sách mua trả chậm một phần đối với một số nhà cung cấp để giảm bớt chi phí vay phải trả cho ngân hàng.

− Thực hiện khoán chi phí cho các bộ phận, mà trước mắt là bộ phận thu mua nguyên liệu để tăng tính linh hoạt cho việc sử dụng hợp lý các chi phí, có chính sách khen thưởng hợp lý khi họ sử dụng những khoản chi thấp hơn định mức khoán.

− Có chính sách hỗ trợ tín dụng cho các nhà phân phối như: cho hưởng chiết khấu hợp lý dựa trên thời hạn thanh toán của họ, trường hợp nhà phân phối gặp khó khăn có thể cho họ thêm thời gian để có điều kiện thanh toán đủ cho công ty.

6.6 Giải pháp về nhân sự

− Nâng cao về trình độ nguồn nhân lực vì hiện tại tỉ lệ lao động có trình độ cao so với tổng số lao động của công ty còn thấp. Có thể gửi lao động trong hiện tại trong công ty đi đào tạo thêm hoặc tuyển mới là lao động từ bên ngoài. Ưu tiên tuyển lao động cho các bộ phận nhân sự, marketing, kinh doanh xuất nhập khẩu.

− Có kế hoạch đào tạo nhân viên để có thể nắm bắt tốt các cơ hội ngay khi thị trường có nhu cầu, tránh tình trạng khi thị trường có nhu cầu thì mới bắt đầu đưa đi đào tạo như một số công ty trong ngành đã gặp phải.

− Cần có những chính sách lương bổng, đãi ngộ thích hợp để giữ chân các nhân viên giỏi của công ty, đồng thời thu hút nhân viên giỏi từ bên ngoài về cho công ty, có như thế mới đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho việc mở rộng quy mô.

− Gắn thu nhập với kết quả lao động của nhân viên, thực hiện khen thưởng vượt chỉ tiêu, nhất là đối với phòng kinh doanh và phòng marketig để kích thích sự nỗ lực tối đa của họ.

− Tạo điều kiện cho công nhân có thể hưởng thụ đầy đủ đời sống tinh thần và vật chất bằng các hoạt như phối hợp với chính quyền xây dựng nhà ở cho công nhân, tổ chức các buổi văn nghệ, giao lưu cho công nhân trong công ty, thông qua đó phát động các phong trào đoàn kết, thi đua như thế sẽ được công nhân trong toàn công ty hưởng ứng tích cực hơn.

CHƯƠNG: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Bộ thủy sản phối hợp với các tỉnh tiến hành khảo sát và quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung để tránh tình trạng khủng hoảng nguyên liệu, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và ngư dân.

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản, phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong việc gắn kết giữa doanh nghiệp, ngân hàng và ngư dân, trên cơ sở kiểm soát về sản lượng nuôi của từng ngư dân, chính quyền đề nghị các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp, ngư dân vay vốn.

- Phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc giúp các doanh nghiệp ngồi lại với nhau để có tiếng nói chung trong vấn đề giá cả, nhãn hiệu nhằm tạo sức mạnh đủ sức chi phối các nhà phân phối và khách hàng.

- Bộ thủy sản phối hợp với bộ thương mại và các hiệp hội thủy sản nhanh chóng xây dựng hệ thống thông tin về thị trường thủy sản để các doanh nghiệp có đủ cơ sở trong các quyết định kinh doanh của mình. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thủ tục và kinh phí tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để doanh nghiệp có nhiều cơ hội quảng bá sản phẩm.

KẾT LUẬN

Hội nhập và cạnh tranh là xu thế tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải chấp nhận, trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay, không ai khác hơn các nhà doanh nghiệp chính là những người “đứng mũi chịu sào” lèo lái con thuyền kinh tế của đất nước. Đối với ngành thủy sản ngành xuất khẩu mũi nhọn thì vai trò của các doanh nghiệp thủy sản lại càng có ý nghĩa quan trọng, doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào tính đúng đắn của các chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là trong tình hình biến động phức tạp của ngành trong thời gian qua.

Là một công ty mới gia nhập ngành nên QVD Đồng Tháp cần phải có nhiều sự nỗ lực để có thể bắt kịp những doanh nghiệp đi trước, trước mắt là ưu tiên xây dựng hệ thống phân phối, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, phát triển thêm những thị trường mới...thông qua 4 chiến lược : thâm nhập thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu, kết hợp xuôi về phía trước, kết hợp ngược về phía sau để làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, góp phần làm nên sự thịnh vượng chung của ngành thủy sản và nền kinh tế đất nước.

Phụ Lục 1

Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của QVD Đồng Tháp Lập kế hoạch sản xuất Thực hiện sản xuất Lưu hồ sơ Tiếp nhận hợp đồng XK Phân tích HĐ, đối chiếu hàng tồn kho

Phụ Lục 2

Quy trình sản xuất của QVD Đồng Tháp

Rửa cá Cá nguyên con

Lấy đầu, ruột

Lóc thịt (fillet)

Lột da

Sửa cá, loại ký sinh trùng

Kiểm tra ký sinh trùng

Rửa bán thành phẩm, phân loại

Thịt vụn, xương, đầu, mỡ

Phân loại sơ chế

Xay

Sấy Nấu mỡ

Phụ Lục 3

Thị trường nguyên liệu cá tra, basa

Đến hết năm 2005, cả nước đã có 439 cơ sở chế biến, trong đó có 320 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với công suất cấp đông gần 4.300 tấn/ngày (tăng 42% so với năm trước). Đa số các cơ sở này đạt trình độ công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực. Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn trong danh sách 1 xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU là 171, tăng thêm 12%. Số doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ (áp dụng HACCP) là 300, vào thị trường Trung Quốc là 295 và thị trường Hàn Quốc là 251doanh nghiệp.Trước sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến, nhu cầu về nguyên liệu cũng tăng lên nhanh chóng, tạo đầu ra thuận lợi cho người đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Chỉ tính con cá tra, cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng năm 2005 ước đạt gần 500.000 tấn, tăng hơn 60% so với năm trước và gấp 5 lần sản lượng của các năm trước 2004. Sự gia tăng đột biến này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về quản lý chất lượng. Nhiều doanh nghiệp bị trả hàng về khi các nước nhập khẩu đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá cá nguyên liệu vì thế cũng giảm mạnh. Ngoài ra, do phát triển quá nhanh mà cơ sở hạ tầng cũng như các yếu tố môi trường, kỹ thuật không đảm bảo khiến tỷ lệ hao hụt lớn, nhiều người nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long có lãi rất thấp. Chính vì vậy, một số người nuôi cá đã chuyển đổi ngành nghề hoặc nuôi con khác. Đến đầu năm 2006, sản lượng cá tra, cá basa ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… đang giảm 20-30%.

Phụ Lục 4

Một vài chính sách hỗ trợ của Nhà nước

− Chọn ngành sản xuất, chế biến cá tra, cá basa là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chọn cá tra, basa là mặt hàng trọng điểm của chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2005.

− Hỗ trợ vốn, cung cấp tín dụng ngắn hạn với lãi suất ưu đãi thông qua các ngân hàng, quỹ tín dụng, đây là việc rất quan trọng trong tình hình khát vốn chung của các doanh nghiệp Việt Nam.

− Có kế hoạch hành động “Chất lượng và Thương hiệu cá tra, cá basa 2005 – 2010” để định hướng sản xuất và chế biến cá tra, basa phù hợp với thị trường trong và ngoài nước, giúp ngành có được sự phát triển bền vững.

− Hỗ trợ thuế: áp dụng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu thủy sản cho tất cả các doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.QVD Đồng Tháp, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005. 2. QVD Đồng Tháp, Kế hoạch sản xuất và kinh doanh năm 2006.

3. Huỳnh Phú Thịnh, 2005. Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty AGIFISH, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phạm Ngọa Long, 2003. Giải pháp kinh tế tài chính để giữ vững và gia tăng khả năng xuất khẩu cá Basa Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Lâm Thị Như Nguyệt, 2004. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho Xí nghiệp đông lạnh thủy sản Afiex (giai đoạn 2005-2010)” Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học An Giang

6. Nguyễn Đức Bảo Hòa, 2004. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang, giai đoạn 2005-2010. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học An Giang.

7. Phạm Lan Anh, Quản lý chiến lược , Nxb. Khoa học & kỹ thuật Hà Nội, 2000.

8. Garry D . Smith, Danny R. Arnold, Bobby G. Bizzell, Người dịch: Bùi Văn

Đông,1994. Chiến lược và sách lược kinh doanh , Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

9.Fred R. David – 2000. Khái luận về quản trị chiến lược - NXB Thống kê .

10. Huỳnh Phú Thịnh, 2005. Bài giảng chiến lược kinh doanh, Trường Đại học

An Giang.

11. Philip Kotler, 1999. Những nguyên lý tiếp thị- NXB Thống kê .

12. Thông tin trên các trang web

- Công ty QVD: www.qvdfood.com

- Công ty Agifish: www.agifish.com.vn - Công ty Vĩnh Hoàn: www.vinhhoan.com - Công ty Afiex: www.afiex-seafood.com.vn - Công ty Cafatex: www.cafatex-vietnam.com - Bộ Thuỷ sản: www.fishtenet.gov.vn

- Hiệp hội thủy sản Việt Nam: www.vasep.com

- Thời báo kinh tế việt Nam: www.vneconomy.com.vn - Báo VnExpress: www.vnexpress.net

- Báo nhân dân: www.nhandan.com - Báo thanh niên: www.thanhnien.com.vn - Báo tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vn - Báo đầu tư: www.vir.com.vn

Một phần của tài liệu Luận văn "Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty QVD Đồng Tháp" pptx (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)