Trải nghiệm thực tế và làm video phóng sự, kịch ngắn

Một phần của tài liệu Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh_2 (Trang 27 - 30)

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM

3. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học trải nghiệm

3.3. Trải nghiệm thực tế và làm video phóng sự, kịch ngắn

Khi dạy chương trình Địa lí 10, có những nội dung rất phù hợp với việc trải nghiệm thực tế. Với cách dạy thông thường, giáo viên sẽ tổ chức trải nghiệm, sau đó học sinh viết bài thu hoạch hoặc nhóm sẽ tiến hành báo cáo. Tuy nhiên, nếu có ứng dụng cơng nghệ thơng tin thì việc trải nghiệm này sẽ thú vị hơn rất nhiều. Và cũng để phát huy khả năng sáng tạo và khả năng hợp tác của học sinh, giáo viên có thể định hướng sản phẩm sẽ là phóng sự hoặc kịch ngắn và yêu cầu học sinh làm việc nhóm để thực hiện.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị công nghệ để tạo ra các sản phẩm hoặc phục vụ việc học tập. Đó là việc sử dụng các chức năng của điện thoại thông minh để chụp ảnh minh họa, quay các video theo các chủ đề nhất định. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính để cài đặt các phần mềm hỗ trợ, cách dựng và biên tập video bằng các phần mềm như Camtasia, Xilisoft video Coverter.

Có thể thấy, việc để học sinh có thể thảo luận để lên ý tưởng, viết kịch bản và thực hiện các video này có thể phát huy rất nhiều năng lực và phẩm chất của học sinh. Điều dễ nhận thấy là học sinh bắt buộc phải giao tiếp và hợp tác để giải quyết vấn đề. Để sản phẩm nhóm mình có chất lượng và sự khác biệt, đòi hỏi phải có năng lực sáng tạo và năng lực thẩm mỹ cũng như khả năng ngôn ngữ của mỗi cá nhân. Thơng qua việc hồn thiện sản phẩm, các em cũng sẽ được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập. Và điều dễ nhận thấy, các em sẽ chăm chỉ hơn, có trách nhiệm hơn, biết yêu thương và chia sẻ hơn.

3.3.1. Các bước thực hiện.

Bước 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, hướng dẫn các nhóm học sinh lựa chọn chủ đề và hình thức thể hiện như kịch, phóng sự.

Bước 2. Các nhóm thảo luận về các vấn đề: - Đề xuất ý tưởng và hoàn thiện kịch bản.

- Phân công nhiệm vụ: phân vai, quay phim, chụp ảnh, thuyết minh… - Địa điểm, thời gian tiến hành.

Giáo viên hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng xã hội.

Bước 3. Sau 1 tuần chuẩn bị, các nhóm gửi sản phẩm qua mail cho giáo viên nhận xét, chỉnh sửa.

Bước 4. Các nhóm hồn thiện sản phẩm. Đưa sản phẩm lên fanpage của lớp để quảng bá cũng như để sản phẩm trở thành tư liệu học tập cho các bạn. Giáo viên nhận xét đánh giá.

3.3.2. Một số chủ đề về phóng sự, kịch ngắn có thể được thực hiện trong chương trình.

- Khi dạy về phần tự nhiên, tôi hướng dẫn làm phóng sự ảnh hưởng của việc chặt phá rừng đến biến đổi khí hậu. Học sinh phải biết tìm kiếm tài liệu trên Internet, đi thực tế tại các xã có rừng trên địa bàn, biết dùng điện thoại để chụp ảnh, quay phim, biết dựng phim và đưa lên trang Fanpage của lớp để làm tư liệu học tập. Qua đó, học sinh sẽ hình thành được tình u q hương, u thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.

- Khi dạy về phần dân cư, tôi hướng dẫn học sinh làm các video kịch ngắn về các vấn đề về giới tính, về sức khỏe sinh sản, về ảnh hưởng của gia tăng dân số đến kinh tế- xã hội và môi trường. Học sinh phải thảo luận để viết kịch bản, phân vai cho từng bạn, sử dụng điện thoại để quay phim, dựng phim và đưa lên Fanpage của lớp để làm tư liệu học tập. Cùng một chủ đề, nhưng cách tiếp cận, cách giải quyết vấn đề của học sinh rất đa dạng, thể hiện khả năng sáng tạo của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ hình thành được các các phẩm chất như biết yêu bản thân, yêu cơ thể mình, biết tơn trọng sự khác biệt về giới tính...

Video định kiến về giới tính (kênh youtube: nanggiomientrung37nl5)

Khi dạy về ngành nông nghiệp, tôi hướng dẫn học sinh tham quan và làm video giới thiệu về các trang trại nuôi chim bồ câu trên địa bàn. Khi đến tham quan các trang trại này, học sinh sẽ biết được để có chất lượng tốt và năng suất cao, người nơng dân đã có những biện pháp gì, từ đó học sinh sẽ hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một số sản phẩm của học sinh còn phát hiện ra những vấn đề như nếu sử dụng các thuốc phòng dịch, thuốc tăng trọng cho chim không hợp lý sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động, đến môi trường tự nhiên, và đặc biệt đến sự phát triển bền vững của thương hiệu chim bồ câu của địa phương.

Video : Trang trại chăn nuôi chim bồ câu tại địa phương ( kênh youtube: nanggiomientrung37nl5)

- Khi dạy về ngành thương mại, tôi tổ chức cho học sinh trải nghiệm hoạt động mua bán tại chợ địa phương với vai trò là người mua và người bán. Sau đó, học sinh sẽ làm phóng sự về vấn đề sử dụng túi nilon và rác thải nhựa ở chợ địa phương và tuyên truyền cho người dân các biện pháp để giảm tối đa lượng rác thải nhựa ra mơi trường. Ngồi ra, tôi hướng dẫn học sinh thử nghiệm mua hàng online và làm video đánh giá những ưu nhược điểm của hình thức này so với bán hàng

truyền thống. Học sinh không chỉ trong vai người mua để trả giá, để chọn hàng mà còn được trải nghiệm vai trò người bán, biết cách bán hàng, biết cách giới thiệu sản phẩm và biết cách làm hài lòng khách hàng. Một số học sinh phát hiện được khả năng kinh doanh của bản thân và mơ ước sau này mình sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt.

- Khi dạy về ngành giao thông vận tải, tổ chức cho học sinh trải nghiệm ở

Trung tâm sách hạch bằng lái xe ở một trường Trung cấp nghề trên địa bàn, làm video phóng sự khảo sát thực trạng đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông cho học sinh trong trường. Thông qua việc đi thực tế trải nghiệm và làm video phóng sự, học sinh khơng chỉ hình thành các năng lực chung mà còn phát triển các phẩm chất tốt đẹp như biết bảo vệ tính mạng bản thân và người khác, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, biết đấu tranh với những việc làm sai trái…

3.3.3. Khai thác phóng sự, video vào học tập

Các video phóng sự, kịch ngắn của học sinh khơng chỉ là kết quả của một q trình trải nghiệm mà nó cịn là một phương tiện dạy học có hiệu quả. Vì vậy, giáo viên cần kết hợp các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác triệt để các sản phẩm này. Ví dụ, với video “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh”, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sau khi xem video, kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thơ có ở trong bài. Giáo viên cung cấp một số câu nhận định, yêu cầu học sinh thảo luận để chọn ra các nhận định đúng, thể hiện các biện pháp nhằm giảm tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh_2 (Trang 27 - 30)