Kết quả hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh_2 (Trang 31 - 45)

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM

5. Kết quả hoạt động trải nghiệm

- Đối với việc trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường, câu lạc bộ đã đưa ra được một cuốn sách nhỏ tập hợp các mã thẻ AR để phục vụ cho việc học tập. Để sử dụng sản phẩm này, học sinh sẽ sử dụng tài khoản chung của câu lạc bộ.

Ngoài các mã thẻ in thành sách, câu lạc bộ cũng tiến hành tạo lớp phủ cho các hình ảnh trong SGK.

BÀI 5 BÀI 9 (Tiết 2) HP REVEAL – Quét trực tiếp

VŨ TRỤ MÀU SẮC CÁC HÀNH TINH TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI ĐƯỜNG CHUYỂN NGÀY

HP REVEAL – Quét trực tiếp QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN QUÁ TRÌNH XÂM THỰC PHONG HĨA LÍ HỌC Q TRÌNH BỒI TỤ HP REVEAL - Quét hình ảnh SGK

LUÂN PHIÊN NGÀY VÀ ĐÊM THÍ NGHIỆM VỀ LỰC CORIOLIT HP REVEAL - Quét hình ảnh SGK

Hình 5.1. Trang 18. Dải Ngân Hà

Hình 5.2. Trang 19. Các hành tinh trong hệ Mặt trời

Hình 5.3. Trang 20 . Múi giờ .

Hình 5.4. Trang 19. Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể

Hình 9.2 . Địa hình caxtơ Hình 9.3. Phong hóa sinh học Hình 9.5. SGK trang 36. Nấm đá

Hình 9.6. SGK trang 36. Vách biển và bậc thềm sóng vỗ

Hình 9.7. SGK trang 36 . Phi- o

Một số hình ảnh về SÁCH TRẢI NGHIỆM

App AR Solar System

Tải ứng dụng AR Solar System về điện thoại quét mã dưới để quan sát được Hệ mặt Trời và các thiên thể trong đó.

App HP Reveal

Để trải nghiệm các sản phẩm AR từ ứng dụng HP Reveal, quý thầy cô cài ứng dụng HP Reveal về điện thoại, và dùng điện thoại để quét thẻ bên dưới hoặc hình ảnh SGK.

Tài khoản của Câu lạc bộ là Username: emhocdialy, Pass: hocdialyemyeu

QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN Q TRÌNH XÂM THỰC

Hình 9.2. SGK trang 33. Địa hình Cacxtơ Hình 9.3. SGK trang 34. Phong hóa sinh học. Hình 9.5. SGK trang 36. Nấm đá.

Hình 9.6. SGK trang 36. Vách biển và bậc thềm sóng vỗ Hình 9.7. SGK trang 36. Phi-o.

- Đối với trải nghiệm làm infographic và làm phóng sự, sản phẩm của học sinh được đưa lên Fanpage khám phá Địa lí - Sáng tạo Địa lí.

Một số sản phẩm infographic của học sinh

Một số video trải nghiệm của học sinh: (kênh you tube: nanggiomientrung37nl5)

6. Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bài: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

I. Mục tiêu : 1. Kiến thức :

- Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân của chúng.

- Biết được tác động của nội lực đến hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. - Biết một số thiên tai do tác động của nội lực gây ra : động đất, núi lửa.

2. Kỹ năng : Nhận xét tác động của nội lực qua hình ảnh. 3. Thái độ :

- Có thái độ hiểu và nhận thức đúng về bài học.

- Hiểu quy luật tự nhiên và giải thích các hiện tượng tự nhiên dựa trên quan điểm duy vật biện chứng.

4. Đinh hướng phát triển năng lực.

- Năng lực chung : Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng

lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mơ hình, video...

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên:

- Cơ sở vật chất như Wifi, máy chiếu, máy tính, điện thoại của giáo viên. - Video, tranh ảnh phục vụ cho dạy học.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị tâm thế học tập.

+ Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, các trang mạng. + Đồ dùng học tập: SGK, vở, thước, máy tính cầm tay.

3. NỘI DUNG DẠY HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

Lưu ý: Ở tiết trước GV đã chia lớp thành 3 nhóm , tìm hiểu kiến thức trong

SGK, các tài liệu tham khảo hoặc internet với các nhiệm vụ như sau:

Nhóm 1: Hãy sưu tầm tranh, ảnh và video về : Thiên thạch rơi, nước lũ xói

mòn, núi lửa phun trào, núi trẻ nâng cao, biển tiến biển thối ?

Nhóm 2: Hãy sưu tầm tranh, ảnh và video bom đạn cày xới mặt đất, nổ mìn

phá núi ?

Nhóm 3: Các em hãy nghiên cứu SGK làm infographic về kĩ năng phịng

Nhóm 4 : Làm video về thiên tai động đất và núi lửa và hậu quả của các thiên

tai này .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Các hoạt động học tập

A. Hoạt động khởi động 1. Mục tiêu

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về các vận động kiến tạo.

- Tạo hứng thú học tập, giúp HS nắm sơ bộ nội dung thông qua một số hình ảnh về các vận động kiến tạo, tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt đất như ngày nay.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp. 3. Phương tiện: video

4. Tiến trình hoạt động

Giáo viên chiếu hai đoạn video về quả trứng bị vỡ : Video 1 là gà con mổ trứng chui ra, video 2 là có lực tác động bên ngoài làm trứng vỡ.

GV nêu nhiệm vụ: Quan sát và nhận xét sự giống và khác nhau ở 2 video trên.

Học sinh trả lời. Giáo viên dẫn vào bài về tác động của nội lực và ngoại lực.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân sinh ra Nội lực (10 phút)

1. Mục tiêu:

HS biết được khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực .

2. Phương pháp – kĩ thuật

+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan + Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của HS, GV Nội dung chính

Bước 1: GV chiếu video về quá trình nội

lực, yêu cầu HS quan sát video kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Nội lực là gì?

+ Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày.

Các HS khác chú ý lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: GV cho nhóm 1 và 2 trình

chiếu một số hình ảnh về Thiên thạch rơi, nước lũ xói mịn, bom đạn cày xới mặt đất, nổ mìn phá núi, núi lửa phun trào, núi trẻ nâng cao…

GV yêu cầu HS quan sát, chọn ra những

hình ảnh nào khơng phải là nội lực.

Bước 5 : HS khác ở dưới nhận xét góp

ý. GV chuẩn kiến thức.

I. Nội lực a. Khái niệm

Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất

b. Nguyên nhân

- Do năng lượng của sự phân huỷ các chất

- Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất theo trọng lực.

- Năng lượng của các phản ứng hoá học, sự ma sát vật chất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vận động theo phương thẳng đứng ( 10 phút )

1. Mục tiêu: HS biết được nguyên nhân, kết quả của sự vận động theo

phương thẳng đứng của vỏ Trái Đất .

2. Phương pháp – kĩ thuật

+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan + Hoạt động theo cá nhân/ cặp đôi.

2. Phương tiện:

SGK, video,

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của HS, GV Nội dung chính

Bước 1: GV cho nhóm 1 lên trình chiếu video về hiện tượng biển tiến và biển thoái , yêu cầu các nhóm khác quan sát video kết hợp SGK để hoàn thành nhiệm

II. Tác động của nội lực

1. Vận động theo phương thẳng đứng:

vụ cá nhân về vận động theo phương thẳng đứng.

- Khái niệm.

- Đặc điểm vận động: tốc độ, quy mô, kết quả.

Bước 2: Sau khi HS hoàn thành nhiệm

vụ cá nhân, GV đưa một số câu nhận định, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để chọn ra các nhận định đúng với vận động theo phương thẳng đứng.

Bước 3: Các cặp nhóm trình bày. Bước 4: Các nhóm nhận xét, bổ sung. Bước 5: GV chuẩn kiến thức.

- Là vận động nâng lên, hạ xuống.

- Xảy ra chậm, trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại bị hạ xuống.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vận động theo phương nằm ngang : ( 15 phút )

1. Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân và kết quả của sự vận động theo

phương nằm ngang của vỏ Trái Đất.

2. Phương pháp – kĩ thuật

- Đàm thoại gợi mở, thuyết trình tích cực, hoạt động nhóm.. - Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp/ nhóm

3. Phương tiện: SGK, Video 4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của HS, GV Nội dung chính

Bước 1: GV chiếu video về một số ngọn núi và

đỉnh núi tại Việt Nam và thế giới, yêu cầu HS quan sát , kết hợp đọc SGK để nêu đặc điểm của vận động theo phương nằm ngang.

Bước 2. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ ( 1- 2

bàn), yêu cầu các nhóm quét mã AR ở trang 6 SÁCH TRẢI NGHIỆM, thảo luận để sắp xếp một số câu, cụm từ cho sẵn vào bảng. Sau đó so sánh sự khác nhau cơ bản của 2 hiện tượng này.

2. Vận động theo phương nằm ngang.

Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách giãn ở khu vực khác, gây nên hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.

Hiện tượng Uốn nếp Đứt gãy Nơi xảy ra

Các lớp đá bị

Đặc điểm vận động Kết quả

Bước 3: Các nhóm thảo luận, đại diện 1 nhóm

lên treo sản phẩm để các nhóm khác nhận xét, bổ sung, trên cơ sở đó các nhóm cũng tiến hành hồn thiện sản phẩm nhóm mình.

Bước 4. GV có thể lấy ví dụ minh hoạ.

Hiện tượng uốn nếp: chúng ta nén ép một 3 chiếc bánh đa xếp chồng lên nhau đã phơi 1 nắng (cịn dẻo), khi đó sẽ làm cho các lớp này bị uốn nếp, không làm các lớp này tách nhau ra. Hiện tượng đứt gãy: chúng ta nén ép một 3 chiếc bánh đa xếp chồng lên nhau đã nướng chín (đã giịn), khi đó sẽ làm cho các lớp này bị vỡ ra, làm các lớp bánh này tách nhau ra.

Hoạt động 3: Giáo dục môi trường: ( 10 phút )

1. Mục tiêu: HS trình chiếu, và trình bày các sản phẩm của mình về mơi trường .

2. Phương pháp – kĩ thuật

- Thuyết trình tích cực, hoạt động nhóm.. - Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm.

3. Phương tiện: Video . 4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của HS, GV Nội dung chính

Bước 1. GV nhóm 3 trình chiếu các sản phẩm

infographic mà đã thiết kế từ trước về kĩ năng sinh tồn khi có động đất .

Bước 2. GV mời đại diện của một nhóm lên

thuyết trình về sản phẩm.

Bước 3. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV góp ý

bổ sung và đánh giá các sản phẩm. Thông báo sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Bước 4 . Gv cho nhóm 4 lên trình chiếu sản

phẩm một số hình ảnh, video : về lũ lụt, động đất và những thiệt hại to lớn của loại hình thiên tai này. Trên cơ sở đó giáo dục các em cần có thái độ biết cảm thông, chia sẻ với những nạn nhân của các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, động đất, sóng thần.

C. LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học 2. Phương pháp – kĩ thuật + Phát vấn + Hoạt động cá nhân/ cả lớp 3. Phương tiện: Bảng phụ 4. Tiến trình hoạt động

Câu 1: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng có đặc điểm là A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.

B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ. C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn. D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ. Câu 2. Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái. B. hình thành núi lửa, động đất.

C. tạo ra các hẻm vực và thung lũng. D. hình thành miền núi uốn nếp.

Câu 3. Kết quả của vận động theo phương thẳng đứng là

A. các vùng núi uốn nếp. B. hẻm vực, thung lũng.

C. các địa lũy, địa hào. D. hiện tượng biển tiến, biển thoái.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không xuất phát từ nội lực? A. Uốn nếp, đứt gãy. B. Biển tiến, biển thoái. C. Xâm thực, bồi tụ. D. Động đất, núi lửa.

Câu 5. Đất nước Nhật Bản thường hay xảy ra động đất là do A. nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

B. dịch chuyển các dòng vật chất trong lòng Trái Đât. C. sự nén ép theo phương nằm ngang của các lớp đá. D. chịu sự tách dãn của các vùng núi và đồng bằng. D. HOẠT ĐỘNG TÌM TỊI, MỞ RỘNG :

1. Mục tiêu:

Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn của địa phương.

2. Nội dung

+ Kể tên một số vùng trũng, đỉnh núi cao ở Nghệ An.

3. Đánh giá:

GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS

PHỤ LỤC

Hiện tượng uốn nếp Hiện tượng đứt gãy

Nơi xảy ra Vùng đá mềm Vùng đá cứng Các lớp đá Không bị phá vỡ tính liên tục mà bị uốn thành nếp Bị phá vỡ tính liên tục và đứt gãy Đặc điểm vận động

Cường độ nén ép ban đầu yếu, sau tăng dần, toàn bộ các nếp uốn được nâng cao.

Sau khi bị đứt gãy thì dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương thẳng đứng hay nằm ngang.

Kết quả

Sau khi chịu ảnh hưởng của quá trình ngoại lực  miền

núi uốn nếp.

- Sinh ra địa luỹ, địa hào. - hiện tượng động đất, núi lửa.

Một phần của tài liệu Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh_2 (Trang 31 - 45)