Các nghiên cứu và ứng dụng về nhiễu biên ngang (LBC) của hệ thống EPS

Một phần của tài liệu Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp, sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 1 : Tổng quan về dự báo tổ hợp và dự báo tổ hợp quỹ đạo bão

1.3 Các nghiên cứu và ứng dụng về nhiễu biên ngang (LBC) của hệ thống EPS

Nghiên cứu của các tác giả về hệ thống tổ hợp khu vực, họ nhận thấy điều kiện LBC có thể đóng một vai trị chủ đạo trong việc xác định độ tán của các biến (trừ lượng mưa) nếu mơ hình miền tính có cấu hình nhỏ (Warner và nnk, 1997; Du và Tracton, 1999) [116, 55]. Các tác giả này đưa ra lời khuyên khi xây dựng hệ thống quy mô khu vực cần phải tuân theo 2 ngun tắc sau: “Cấu hình miền tính của mơ hình khu vực phải đủ lớn dựa trên hệ thống tổ hợp để tránh tác động từ LBC. Nguyên tắc thứ hai là LBC cần được được gây nhiễu

để đảm bảo tính đa dạng các giải pháp tổ hợp”.

Nghiên cứu của nhóm tác giả (Nutter và nnk, 2004a) [96] thấy rằng LBC bị hạn chế trong biến động sai số phát triển quy mô nhỏ đủ để hạn chế độ phân tán trong tổ hợp mơ hình trong vùng giới hạn (LAM). Sai số phát triển bị hạn chế kết quả từ việc sử dụng giải pháp đơn giản và nội suy LBC theo thời gian.

Ảnh hưởng này xuất hiện trong bất kỳ hệ thống kết hợp nhiều mơ hình sử

dụng nhưng chỉ sử dụng một LBC duy nhất, trừ khi mơ hình cung cấp LBC có

độ phân giải tương tự như LAM và nhiễu trên LBC được cập nhật từng bước

40

đưa ra phương pháp mới, các LBC tạo ra được phát triển nhằm mục đích đếm

các ảnh hưởng ở trên (counter the above effect) bằng cách tạo ra một nguồn

thống kê thống nhất của sai số dọc theo biên. LBC được thiết kế để khuếch đại theo thời gian và lan truyền vào miền tính nhằm bù đắp mất mát độ tán do

LBC gây ra. Sự thống nhất trong cấu trúc giữa LBC và nhiễu ban đầu là quá trình quan trọng trong việc xây dựng EPS và cần phải được nghiên cứu.

Hiện nay, cách tiếp cận phổ biến trong thực tế là sử dụng các thành phần tổ hợp khác nhau từ một hệ thống tổ hợp toàn cầu làm LBC cho các thành phần của LAM. Theo báo cáo của WMO (2009) [120] gồm có: Hệ thống tổ hợp MOGREPS – của Anh, dùng nhiễu LBC từ mơ hình tổ hợp N144L38 (90 km). Hệ thống tổ hợp dự báo bão của Nhật Bản (TEPS), dùng nhiễu LBC từ mơ hình TL319L60. Hệ thống dự báo tổ hợp khu vực (REPS) được sử dụng tại miền Bắc của Trung Quốc, dùng LBC từ mơ hình T213. Hệ thống dự báo tổ hợp khu vực (REPS) được sử dụng vùng Tây Bắc Trung Quốc (SW- REPS), dùng LBC từ mơ hình T213. Hệ thống dự báo tổ hợp SREF của trung tâm NCEP-Mỹ, dùng LBC từ mơ hình GFS/tổ hợp GFS. Hệ thống dự báo tổ hợp COSMO của Châu Âu sử dụng nhiễu LBC từ mô hình của 4 trung tâm NCEP, ECMWF, UM, GME.

Tuy nhiên vẫn có một số trung tâm còn sử dụng cùng một LBC cho các thành phần tổ hợp như hệ thống dự báo bão của Viện nghiên cứu xoáy thuận nhiệt đới Thượng Hải (GRAPES_TCM). Đây là biện pháp khác phục khi

khơng có mơ hình tồn cầu để tạo ra LBC. Đối với miền dự báo đủ lớn, nhiễu này không ảnh hưởng lớn đến kết quả dự báo.

Một phần của tài liệu Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp, sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)