Dạy học địa lý địa phương

Một phần của tài liệu Vận dụng các di sản văn hoá trên địa bàn Tân Kỳ vào dạy học địa lý THPT (Trang 33 - 42)

2.1.3 .Các hình thức tổ chức dạy học với di sản

2.4 Các hình thức vận dụng các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân

2.4.5 Dạy học địa lý địa phương

Giáo án thể nghiệm

Chủ đề: Các di sản văn hóa Huyện Tân Kỳ

1. Kiến thức:

-Hiểu sâu sắc giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị của tài nguyên du lịch cúa các di sản trên điạ bàn của các em học sinh, cũng như các di sản trong địa bàn huyện Tân Kỳ.

- Thuyết trình được một số di sản quan trọng của huyện Tân Kỳ.

2. Kỹ năng

Rèn luyện nhiều kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác và giải quyết nhiệm vụ học tập…

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng tình yêu, ý thức và trách nhiệm đối với di tích lịch sử - văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống, và những giá trị vốn có tự nhiên của quê hương, đất nước. Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống hiếu học,…

4. Định hướng năng:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực thông qua sử dụng ngơn ngữ thể hiện chính kiến của mình, năng lực sáng tạo qua việc trải nghiệm đóng vai như: hướng dẫn viên, thể hiện các sơ đồ tư duy…

II. Thời gian thực hiện:

Khoảng từ tuần thứ 19 cho đến trước tuần 21 của năm học – sau khi kết thúc học kì 1 bắt đầu học kỳ II. Thời gian các em chuẩn bị = 2 tuần.

III. Phương tiện thực hiện:

Sách giáo khoa địa lí lớp 12 Sổ tay giấy bút để ghi chép Máy tính kết nối mạng Internet

IV. Hình thức hoạt động:

Lớp thực hiện: 12A8

Chia lớp làm 04 nhóm: 1 nhóm 8-10 em.

V. Tiến trình hoạt động: Hoạt động 1: Tìm kiếm thơng tin 1. Mục tiêu:

- Hiểu được khái niệm về di sản.

- Sưu tầm được các tài liệu, văn bản về các di tích lịch sử - văn hóa, những danh thắng cũng như các di sản tiêu biểu của huyện Tân Kỳ.

2. Phương thức: nhóm 3. Hoạt động:

Bước 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm

vụ cho từng nhóm. Hoặc cho các nhóm chọn di sản (GV định hướng các nhóm chọn các di sản thuộc các lĩnh vực khác nhau để đa dạng các loại hình di sản của địa phương

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 1 tuần, sưu tầm và nộp kết quả về cho

nhóm trưởng.

Bước 3. HS trao đổi, thảo luận, chọn tư liệu, hình ảnh cho phần của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá. GV đánh giá q trình hoạt động của các nhóm để có hướng hỗ

trợ.

Sản phẩm của hoạt động 1 là các nhóm chọn được di sản thuyết trình và các tư liệu liên quan:

Nhóm 1: Thuyết trình tìm hiểu về KM0

Tháng 9/1964, dưới chân núi Dong, thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ (Nghệ An), những nhát cuốc đầu tiên được bổ xuống đã đặt cột mốc "Km số 0" cho con đường Trường Sơn huyền thoại. Từ đây, hàng triệu tấn vũ khí, xăng dầu, lương thực... được chuyển vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Trước yêu cầu cấp bách của lịch sử, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư quyết định tổ chức tuyến vận tải quân sự dọc Trường Sơn, mang tên gọi đường Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ của con đường là phục vụ việc vận chuyển hàng quân sự chi viện miền Nam và tổ chức đưa, đón cán bộ, bộ đội, chuyển công văn, tài liệu từ Bắc vào Nam và ngược lại. Thượng tá Võ Bẩm, quê ở huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), nguyên Cục phó Cục Nơng trường là một trong những người được cấp trên giao nhiệm vụ tổ chức "Đồn cơng tác quân sự đặc biệt" làm nhiệm vụ mở đường. Ngày 9/9/1964, trên một bãi đất hẹp dưới chân núi Dong ở ngã ba thị trấn Lạt, bên dịng sơng Con thuộc huyện Tân Kỳ, Trung đồn 98 cơng binh đã bổ nhát cuốc đầu tiên tại điểm xuất phát "Km số 0" đường Hồ Chí Minh. Tại đây, những người mở đường đã dùng một cây gỗ lớn và khắc thành cột mốc "Km (cây) số 0" để xác lập điểm khởi đầu của con đường huyền thoại. Tiếp nối là hàng chục nghìn cơng binh, thanh niên xung phong (TNXP), nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình tập trung làm đoạn đường Hồ Chí Minh qua địa bàn các tỉnh Bắc Trung

Bộ. Kỳ tích đào đắp hàng chục nghìn mét khối đất đá, khơi phục cầu cống, đồng thời, tổ chức bảo vệ tuyến đường, trực tiếp bắn rơi nhiều máy bay và bắt nhiều giặc lái đã được lập nên. Thị trấn Lạt trở thành nơi tập kết để cán bộ, chiến sĩ và hậu cần, vũ khí chuẩn bị vào miền Nam. Đến ngày 27/11/1972, cán bộ chiến sĩ Đồn 559 khởi cơng xây dựng tuyến đường cơ giới Đông Trường Sơn, từ Km số 0 nối đến tận Lộc Ninh (Bình Phước) là tuyến mạch máu cung cấp hậu cần, góp phần để quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước. Đường mịn Hồ Chí Minh khơng chỉ có vai trị quan trọng trong chiến tranh mà ngày nay cịn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội… Và năm 1989, đường mịn Hồ Chí Minh được xây dựng lại theo tiêu chuẩn quốc gia và gắn với con đường huyền thoại này là cột mốc số 0. Ngày 27/4/1990, Km 0 được cơng nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Sau một thời gian dài với nhiều sự thay đổi, cột mốc số 0 được xây dựng, sửa sang lại uy nghi, bề thế. Khn viên Km 0 có diện tích 600m2, có nhà truyền thống trưng bày các hiện vật của thời chiến tranh, là nơi phục vụ nhân dân cũng như du khách trong và ngồi nước tham quan, tìm hiểu…

Nhóm 2: Tìm hiểu về lễ Hội Bươn Xao

Nguồn gốc 1: Thời xưa. Trời/ Then Phạ có 1 người con gái tên là Ve Căm (Nàng Đoi,

Ba Nàng) nổi tiếng xinh đẹp, nên được nhà trời hết sức yêu quý. Ve Căm xinh xắn, nghiên nước, nghiêng thành hơn bất kì cơ gái nào. Thế nhưng đến tuổi 25 mà nàng không chịu lấy ai mặc dừ được rất nhiều người mai mối nhưng nàng không chịu đồng ý. Hằng ngày người ta chỉ thấy nàng quanh quẩn chơi với con lợn đực (Nhà trời ni) như bạn bè và mọi người cứ tưởng đó là chuyện bình thường. Nhưng nhà trời đâu ngờ

nàng đã đem long u chính con lợn đực đó, lâu ngày trời biết chuyện đã nhắc nhở, can ngăn nhưng không được. Sợ người đời chê cười nên trời bắt đầu lập mưu giết con lợn nhằm chia rẽ và che dấu mối tình kỳ quặc này. Một hơm Trời sai nhờ bà con trong bản đến giúp phát nương. Thấy nhiều người nàng Ve Căm vui vẻ đi theo đồn người vào rừng phát nương, trong khi đó ở nhà trời sai 1 đám thanh niên trai tráng bí mật bắt con lợn đực làm thịt để thiết đãi cơm tối dân làng. Riêng thủ lợn thì đem giấu ở bức vách sát với buồng ngủ nàng Ve Căm. Khi đang phát nương, bồng nhiên nàng Ve Căm thấy nóng ruột, linh cảm có chuyện chẳng lành nên xin về trước. Về nhà nàng mới vỡ lẽ là người yêu nàng ( con lợn) bị giết thịt nên khóc than thảm thiết quằn quại làm cho dậy buộc của bức vách bị đứt, nàng đổ nhào xuống nhà và bị nanh lợn đâm xuyên ngực rồi chết. Vì lợn là vật ni, cơ gái là con cho nên Trời thương nên đồng ý tác thành cho họ nên vợ chồng. Nàng mất nhằm ngày 12/08 âm lịch cũng là dịp chuẩn bị thu hoạch mùa màng nên nhà trời lệnh cho các dòng họ dưới hạ giới lên chịu tang vừa thay nhau giúp việc nhà trời. Thời gian giúp việc cho nhà trời là 13/08 và được xem như là chịu tang nên mới gọi là Căm Phạ (kiêng trời). Sau khi hoàn thành nghĩa vụ các dòng họ Thái trở về và được con cháu tổ chức làm lễ đón tiếp linh đình, do mỗi dịng họ lên Trời và hạ Trời khác nhau theo từng đợt cho nên lễ này diễn ra sớm hay muộn tùy theo dòng họ. Nhưng những người có dịng họ Mo Một thì tổ chức đúng vào ngày 20/08 âm lịch nên mới gọi là Lễ Bươn Xao.

Nguồn gốc 2: Tương truyền, cách đây 594 năm về trước, nơi đây được nghĩa quân

Lam Sơn do Lê Lợi làm chủ tướng chọn làm hậu phương chiến lược chuẩn bị cho các trận đánh mang tính quyết định, trước tiên là thành Trà Lân (thuộc xã Bồng Khê - Con Cuông ngày nay). Đây vừa là một thủ phủ, vừa là căn cứ quân sự trọng yếu của quân Minh.

Giành thắng lợi ở trận Bồ Đằng (thuộc huyện Qùy Châu ngày nay), nghĩa quân Lam Sơn tuyển thêm binh sỹ, được nhân dân trong vùng ủng hộ lương thảo để tiến hành vây hãm thành Trà Lân, cắt đường cứu viện, buộc địch phải đầu hàng. Hạ xong thành Trà Lân, nghĩa quân tiếp tục tiến về xuôi, hạ một loạt thành địch rồi tiến quân ra Bắc, giải phóng kinh thành Thăng Long, xóa bỏ ách đơ hộ của nhà Minh.

Sau chiến thắng ở thành Trà Lân, nhân dân Tiên Kỳ tổ chức lễ hội khao quân. Từ đó đến nay, đến dịp 20/8 âm lịch hàng năm, nhân dân nơi đây lại tổ chức lễ hội Bươn Xao. Lễ hội tổ chức trong 2 ngày 17-18/9 với các nghi lễ trang trọng và các hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể thao sơi động và đặc sắc.

Ngày nay, trên mảnh đất Tân Kỳ nhiều nơi còn lưu giữ các địa danh mà nghĩa quân Lê Lợi chiêu binh, tập mã như bãi tập mã, bãi Quyền, đền Thờ làng vạn (Thờ tướng Nguyễn Chích), đền thờ tướng Lê Mạnh và đặc biệt là dấu tích thành lũy của nghĩa quân tại núi Pù Pán, bản Kẻ Ỏn, xã Tiên Kỳ.

Nhóm 3: Hang Lèn Rỏi – Kỳ Tân.

Cụm di tích hang Đình - Chùa là một là nơi các nhà khảo cổ học người Pháp và Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật từ thời đồ Đá giữa, thuộc văn hóa Hịa Bình. Và cũng khẳng định rằng đây là vùng đất có sự xuất hiện các nhóm người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm. Hiện nay người dân còn xem đây là nơi thờ cúng cầu bình an vào các ngày rằm hay lễ tết.

Nhóm 4: Tìm hiểu về Đình Sen – Nghĩa Đồng.

Làng Sen xưa cũng giống như các làng xã lâu đời có đời sống tinh thần phong phú. Về tơn giáo có chùa Am thờ Phật và thần sơng núi. Trong xã có 5 ngơi đền lớn; đền chính thờ Cao Sơn, Cao Các, đền Đệ Nhị thờ bản cảnh Thành Hoàng, đền Đệ Tam thờ song đồng Ngọc nữ, đền Đệ Tứ thờ hai anh em họ Phan có cơng dẹp giặc “Đỏ Mũi” ở Quỳ Châu, anh được phong là Đô Công Đạo Đức, em được phong là Vu Bá Đại Sơn, đền Đệ Ngũ thờ Bạch Y Công Chúa (các đền thờ trên nay khơng cịn nữa). Tri Lễ chỉ cịn lại một ngơi đình lớn gọi là đình Sen.

Năm 1930 – 1931, làn sóng đấu tranh của công nhân Vinh- Bến Thủy và nhân dân khắp nơi ở Nghệ Tĩnh đã dội vào các đồn điền ở Tân Kỳ. Công nhân ở Vực Rồng, Đào Nguyên và Vực Lồ (Tân Kỳ) đã ngấm ngầm tập trung bàn chuyện cộng sản, chuyện “xã hội”, chuyện ruộng đất, chuyện đấu tranh. Làng Sen, làng Sẻ (Nghĩa Đồng) cũng đã rạo rực trước “làn sóng đỏ” từ các huyện miền xuôi dội về. Để che mắt bọn chức sắc trong làng, bà con nơng dân thường tập trung tại Đình Sen lấy cớ bàn chuyện của làng nhằm nói về đấu tranh của nhân dân Thanh Chương, Nam Đàn, Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành… kéo lên huyện lỵ địi giảm sưu, hỗn thuế, địi chia ruộng đất cơng cho dân nghèo.

Cuối tháng 2/1931, đồng chí Vương Thúc Xuân, cán bộ của Tỉnh ủy Nghệ An mở cuộc họp tại nhà ông Vi Văn Cả ở Khe Thần xã Tri Lễ bàn việc thành lập Ban lãnh đạo chung cho các Chi bộ Đảng ở Tân Kỳ. Sau khi Huyện ủy Lâm thời thành lập, cơ sở Đảng ở Tri Lễ ngày càng được củng cố.

Chi bộ Đảng đã chọn Đình Sen làm nơi trung tâm liên lạc hội họp, in ấn tài liệu của Đảng. Đêm đêm, trong ngơi đình Sen, dưới ánh đèn dầu lạc, bằng những dụng cụ đơn sơ, hàng trăm tờ truyền đơn được in ra và chuyển đi phân phát cho toàn tổng và các địa phương để vạch trần tội ác kẻ thù, kêu gọi nhân dân đấu tranh..

Hoạt động 2: Xây dựng ý tưởng bố cục nội dung của sản phẩm 1. Mục tiêu:

- Xây dựng được bố cục về nội dung của di sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ để giới thiệu và thuyết trình

- Tiến hành viết bài thuyết trình. - Tiến hành chuẩn bị bài giới thiệu.

2. Phương thức: các nhóm làm việc tại nhà. 3. Hoạt động:

Bước 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm

vụ cho từng nhóm.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 ngày.

Bước 3. HS trao đổi, thảo luận, phân cơng nhiệm vụ làm bài thuyết trình, bài báo cáo,

phân cơng người báo cáo kết quả.

Bước 4. Đánh giá. GV đánh giá q trình hoạt động của có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Hoạt động 3: Báo cáo sản phẩm

1. Mục tiêu:

- Công bố sản phẩm sau khi tiến hành tìm hiểu

- Bài giới thiệu về di tích, về hoạt động tại di tích của học sinh bằng trình chiếu powepont hoặc video do nhóm xây dựng

2. Phương thức: các nhóm trình bày tại phòng học vào buổi chiều do giáo viên lựa

chọn.

3. Hoạt động:

Bước 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm

vụ cho từng nhóm.

Bước 2. Các nhóm chọn thành viên thuyết trình, báo cáo.

Bước 3. Các nhóm trao đổi, thảo luận, đóng góp để phần báo cáo của các nhóm thêm

hồn chỉnh

Bước 4. Đánh giá. GV đánh giá khách quan phần trình bày của các nhóm ( có thể mời

thêm ban giám hiệu hoặc nhóm chun mơn đến tham dự cùng đánh giá)

VI. Củng cố

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Huyện Tân Kỳ có bao nhiêu di tích lịch sử và danh thắng? A. 15

B. 16

C. 17

D. 18

Câu 2: Đền Thờ Tướng quân Lê Mạnh thuộc địa phận xã nào A. Tân An

B. Nghĩa Phúc

C. Thị trấn Lạt D. Đồng Văn

Câu 3: Dịng suối có khả năng tắm trắng ở Nghệ An A. Khe Hồng Sơn

B. Khe Cạn C. Khe Vă Sơn

Câu 4: Đền thờ Hai cô ở xã nào của huyện Tân Kỳ A. Nghĩa Bình

B. Nghĩa Hợp

C. Giai Xuân D. Phú Sơn

Câu 5: Lễ Hội Bươn Xao ở Tiên Kỳ là lễ hội truyền thống của dân tộc nào? A. Kinh

B. Thái

C. Thổ D. Mường

V. Mở rộng

Các em tiếp tục liệt kê và trình bày hiểu biết của mình về các di tích, danh thắng khác mà em biết trên quê hương Tân Kỳ…

Một phần của tài liệu Vận dụng các di sản văn hoá trên địa bàn Tân Kỳ vào dạy học địa lý THPT (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)