Những thi phẩm Quán Khánh, Tát nƣớc, Chơi hoa, Chùa Quán Sứ,

Một phần của tài liệu khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương) (Trang 132 - 135)

II. HỒ XUÂN HƢƠNG ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ BẢN NĂNG TRUYỀN THỐNG BẰNG NGHỆ THUẬT NÓI LÁ

những thi phẩm Quán Khánh, Tát nƣớc, Chơi hoa, Chùa Quán Sứ,

Hang Cắc Cớ ngoài cách vận dụng biện pháp nghệ thuật vịnh cảnh, vịnh vật nữ

sĩ còn sử dụng biện pháp nói lái.

Đứng chéo trơng theo cảnh hắt heo,

Đường đi thiên thẹo quán cheo leo! Lợp lều mái cỏ tranh xơ xác,

Xở kẽ kèo tre đốt khẳng kheo. Ba chạc cây xanh hình uốn éo, Một dòng nước biếc cảnh leo teo. Thú vui quên cả niềm lo cũ, Kìa cái diều ai đã lộn lèo!

(Quán Khánh)

Văn bản Quán Khánh được Hồ Xuân Hương sử dụng nghệ thuật nói lái khơng thuần t là chơi chữ mà cịn nhằm đối phó với cấm kỵ bản năng. Cụm từ

đứng chéo nói lái theo cách: giữ nguyên phần vần và thanh điệu, trao đổi phụ âm

đầu. Cịn cách lái đơi lộn lèo chúng tôi đã chỉ trong bài thơ Kiếp tu hành.

Đang khi nắng cực chủa mưa tè. Rủ chị em ra tát nước khe.

Cụm từ lái đôi nắng cực được xây dựng theo nguyên tắc rất đặc biệt: trao đổi phụ âm đầu và nguyên âm của phần vần (tức chữ ă đổi chỗ sang chữ ư) cho

nhau, giữ nguyên thanh điệu và phụ âm của phần vần (tức chữ ng, c). Như vậy,

bài thơ Tát nƣớc bà chúa thơ Nơm sử dụng nghệ thuật nói lái như một bức bình phong che chắn an tồn, tuy nói về dục tính mà vẫn khơng vi phạm cấm kỵ xã hội.

Khuyên ai đẽo đá tài xuyên tạc, Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!

(Hang Cắc Cớ)

Đẽo đá nói lái theo kiểu khơng thay đổi phụ âm đầu và phần vần, chỉ hoán

đổi thanh điệu cho nhau. Với thi phẩm Hang Cắc Cớ, Hồ Xuân Hương cũng vận dụng nghệ thuật nói lái như che đậy một đối tượng định nói qua một đối tượng khác. Và đối tượng khác ở đây liên quan đến chuyện bản năng, chuyện quan hệ nam nữ vốn bị xem là dơ bẩn, xấu xa, bản năng dưới cái nhìn thanh giáo của nhà Nho.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, nữ sĩ sử dụng âm tiết “lộn” đồng thời

kết hợp với các từ ngữ khác để tạo thành lái đôi hoặc lái ba với tần số khá cao. Tất cả có 8 văn bản Xuân Hương sử dụng biện pháp nói lái thì có 6 bài thơ xuất hiện âm tiết lộn:

Một vũng tang thương nước lộn trời (Chơi đền Khán Đài)

Kìa cái diều ai nó lộn lèo

(Quán Khánh)

Bơng chín bơng xanh để lộn phèo (Chơi hoa)

Lộn vòng phu phụ mấy là kiêu

Sợ cơn sóng cả lộn dây lèo

(Vịnh ni sƣ)

Trái gió cho nên phải lộn lèo (Kiếp tu hành)

Theo văn bản thơ Nôm tuyển chọn của Kiều Thu Hoạch câu thứ 8 của bài thơ Chùa Quán Sứ cụm từ lộn lèo cũng có mặt:

Gió vật cho nên phải lộn lèo.

Như đã phân tích, xã hội Nho giáo muốn xây dựng mẫu người thánh nhân quân tử để hành đạo, làm chính trị. Muốn lãnh đạo những thánh nhân quân tử cần tu dưỡng theo lí tưởng thánh hiền. Tức là những “đấng, bậc” đứng cao hơn con người tự nhiên, bản năng. Do đó, để duy trì và phát triển xã hội Nho giáo đặt ra những lễ giáo, chuẩn mực hành vi kiểm sốt tính dục một cánh khắt khe. Ai vi phạm sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, thậm chí dã man. Trong chính sử ghi chép rõ ràng chính những bậc thánh nhân quân tử, vua chúa, quan lại quý tộc… lại tự do thoã mãn đời sống bản năng nhất. Hơn nữa, trong đời sống thực tế nhân loại cho thấy, không thể kiểm sốt, cấm đốn bản năng tính dục một cách tuyệt đối. Vì bản năng như một phần tất yếu của con người. Cho nên học thuyết Nho giáo bộc lộ tính chất giả dối, trái tự nhiên, phản nhân đạo. Đương nhiên những gì là trái tự nhiên, phản nhân đạo sẽ bị chống đối kể cả bằng những hình thức cực đoan. Và các hình thức cấm đốn bản năng có thể sẽ đẻ ra các đối phó đa dạng. Trong trường hợp như vậy, nói lái là một hình thức cần thiết để đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp nghệ thuật nói lái nhằm mục đích khẳng định tính tự nhiên của bản năng, đòi trả lại quyền sống bản năng cho con người, để con người trở về với tự nhiên như vốn có.

Như vậy, Hồ Xuân Hương tiếp nối nghệ thuật truyền thống của văn học dân gian, thơng qua biện pháp nói lái nhằm mục đích đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Hồ Xuân Hương chọn hình thức nghệ thuật nói lái để tránh dùng các từ ngữ chỉ dục tính trực tiếp và cụ thể. Thay vào đó, nhà thơ dùng lối nói lái “lộn lèo”, “đáo nơi neo”, “sng khơng đấm”, “trái gió”, “đá đeo”… để tuy vẫn nói về vấn đề tính dục, nhưng sẽ tránh được cái nhìn soi mói của các nhà đạo đức đương thời.

Kết luận

Một phần của tài liệu khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương) (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)