7. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ (Bản vẽ đính kèm) 8.MÁY VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT
8.4. Tháp sấy phun
Hình 8. 9. Tháp sấy phun
8.4.1. Chức năng: Chuyển nguyên liệu từ dạng hồ lỏng sang dạng bột.
8.4.2. Cấu tạo
Hình 8. 10. Sơ đồ cấu tạo hệ thống sấy phun
8.4.3. Nguyên lý hoạt động
Bơm pittong bơm hồ từ bồn chứa lên tháp sấy, thông qua pec phun, phun hồ từ dưới lên theo hình xoắn ốc trong tháp.
Khí khơ nóng được cung cấp từ lị than xích theo đường ống, được quạt hút qua cylone lọc tro bụi, rồi vào từ đỉnh tháp.
Khí đi từ trên xuống đến ống hút khí gần đáy tháp, sau đó qua cylone chùm lọc bụi rồi tiếp tục được quạt hút hút và thổi qua ống khói thải ra ngồi.
Hạt sau sấy rơi xuống qua cửa tháo liệu và được điều tiết bằng một van xả. Sau đó, được sàng lại để loại bỏ các hạt to, vón cục và theo băng tải đưa vào các bồn dự trữ bột.
Bụi lọc được từ cylone chùm sẽ trộn với nước và hồn lưu. 8.4.4. Cách vận hành
Ngun liệu đốt ở lị than xích thường là than hoặc trấu được đưa vào lò và đốt để cung cấp nhiệt cho tháp sấy phun.
Khi nhiệt độ trên đỉnh tháp đạt khoảng 600oC thì bơm được khởi động để đưa hồ từ hầm chứa vào thân tháp.
8.4.5. Thơng số kĩ thuật
- Đường kính tháp: 8m - Chiều cao tháp: 23m - Số cylone lọc bụi: 6
- Công suất sấy: 300 tấn/ 24h - Số cần béc phun thực tế: 32 - Số cần béc phun sử dụng: 17
- Đường kính lỗ béc phun tạo hạt: 1.8 – 2.4 mm
- Độ ẩm tương đối của hồ đưa vào tháp sấy phun: Wh = 33% - Độ ẩm của hạt trước khi đưa ra khỏi tháp sấy: Wb = 5.2 - 5.8% - Nhiệt độ khí từ lị: 700oC
- Nhiệt độ đỉnh tháp: 600oC - Nhiệt độ thân tháp: 250-300oC - Nhiệt độ cylone: 90oC
- Bộ lọc ở cylone: 0.5 tấn/h - Nhiên liệu: trấu nén - Áp suất bơm: 2Mpa - Áp suất trong lị: 625Pa
- Kích cỡ hạt: 30 – 35% (sàng 40 mesh) - Sót sàng: 8 – 12% (sàng 40 mesh)
8.4.6. Các vấn đề thường gặp và cách khắc phục
Trong q trình sấy có thể xảy ra việc kẹt đầu béc phun hồ nên phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và vệ sinh các đầu béc.
Sau một thời gian hoạt động, hồ bám quanh tháp sấy nên phải định kì vệ sinh tháp bằng cách thay hồ bằng nước, bơm nước qua các béc phun để vệ sinh tháp.
8.4.7. Ưu nhược điểm của tháp sấy phun
Ưu điểm:
- Thời gian sấy nhanh.
- Sản phẩm có thể được điều chỉnh tỷ trọng theo yêu cầu. - Thành phần chất lượng cao, độ ẩm thấp.
- Chi phí nhân cơng thấp.
- Hoạt động liên tục, tự động hóa hồn tồn. - Dùng sấy tạo hạt khô cho các loại dịch lỏng.
- Sấy cho nhiều loại dung dịch khó tính, có độ dẻo cao, khó bốc hơi. - Vận hành đơn giản, bảo dưỡng dễ dàng.
- Vật liệu chế tạo bằng ??, dễ vệ sinh, phù hợp với yêu cầu công nghệ của sản phẩm.
- Có nhiều loại kích thước từ quy mơ nhỏ đến quy mô lớn. - Thiết kế đa dạng, phù hợp với nhiều loại sản phẩm. - Sản phẩm không tiếp xúc với bề mặt của thiết bị. Nhược điểm:
- Chi phí lắp đặt thiết bị cao.
- Tốn nhiên liệu vận hành và sử dụng.
- Yêu cầu độ ẩm ban đầu cao để có thể tạo giọt lỏng.
- Các chất dễ bay hơi sẽ bị thất thốt trong q trình sấy khơ. - Tốn diện tích.
8.5. Máy ép
Hình 8. 11. Máy ép định hình
8.5.1. Chức năng: Ép định hình nguyên liệu từ dạng bột thành phơi gạch theo
những khn khác nhau tùy theo kích thước gạch. 8.5.2. Cấu tạo của máy ép
Máy ép gồm các bộ phận sau: - Phễu phân phối bột - Hệ thống thủy lực - Thớt trên - Thớt dưới - Khuôn - Cần gạt 8.5.3. Nguyên lý hoạt động
Bột từ silo theo băng tải chuyển tới máy ép.
Trong hộc chứa nguyên liệu của máy ép phễu phân phối sẽ phân phối đều bột vào khuôn ép với lượng bột phan phối vào khuôn ép đã được cài đặt sẵn.
Sau đó, thớt trên hạ xuống ép chặt vào khn ép. Dưới tác dụng của bộ phận thủy lực có lực ép 210-380 bar mà bột được ép thành viên, tùy thuộc vào kích thước gạch muốn ép mà tác động một lực ép khác nhau.
Để trợ lực cho bộ phận ép, người ta dùng bình nén khí nito. Sau đó, máy ép tiếp tục chu kỳ mới. Chu kì của máy ép thường là 12,5 lần/phút (tùy thuộc vào số lượng và yêu cầu của cơng ty). Chu kì ép tối đa có thể lên đến 14 lần/phút.
Tiếp đó, thớt trên nâng lên và phôi được cần gạt đẩy ra. Phôi sau ép sẽ được đẩy ra ngoài qua hệ thống lật gạch. Trong khn ép, tạo hình mặt gờ của viên gạch thường nằm trên, mặt trơn nằm dưới và hệ thống lật giúp mặt trơn quay lên trên để phục vụ cho công đoạn tiếp theo. Đồng thời, phôi cũng được kiểm tra khối lượng, độ bền uốn, kích thước, nếu đạt u cầu phơi mới được Roller đưa vào lò sấy.
8.5.4. Cách vận hành:
- Đầu ca kiểm tra các thông số kĩ thuật. - Kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị.
- Bơm mỡ các thanh dẫn hướng PLUMGER 3 ngày 1 lần. - Bơm mỡ bạc đạn motor 2 ngày 1 lần.
- Khi chỉnh sửa các thiết bị cơ khí phải ngưng máy và kéo thanh an tồn: ▪ Kiểm tra kích thước gạch 1 giờ 1 lần.
▪ Kiểm tra nhiệt độ dầu 30 phút 1 lần.
▪ Kiểm tra nhiệt độ làm mát dầu 30 phút 1 lần. ▪ Kiểm tra băng tải, bột 1 ca 1 lần.
▪ Kiểm tra bàn nạp liệu 1 ca 1 lần.
▪ Vệ sinh dưới Complete die-set 1 ca 1 lần. ▪ Vệ sinh bàn lật và bàn tra gạch 1 ca 1 lần. ▪ Vệ sinh bàn nạp liệu 1 ca 1 lần.
▪ Vệ sinh tất cả motor 1 ca 1 lần.
▪ Vệ sinh môi trường xung quanh mỗi ca 1 lần.
▪ Khi giao nhận ca, tình trạng máy móc thiết bị phải sạch sẽ. 8.5.5. Thông số kỹ thuật - Lực ép: 13000 – 15000 kg/N - Chu kỳ ép: 9,2 lần/phút - Độ ẩm bột ép: 5.0 – 5.4% - Độ bền uốn sau ép: ≥ 6.0 Kg/cm2 - Độ dày: 9.0 ±0.1 mm
- Khối lượng viên gạch ép trong ca: 4900 ± 50 g 8.5.6. Các vấn đề thường gặp và cách khắc phục
Khi máy gặp lỗi ngắt CB trước khi bật lại phải kiểm tra tình trạng thiết bị cơ khí liên quan. Chỉnh sửa xong rồi mới bật CB lại, tránh tình trạng hỏng hóc motor.
8.5.7. Ưu nhược điểm của máy ép
Ưu điểm: - Dễ sử dụng, tự động hóa hồn tồn. - Lực ép cao. - Chu kỳ ép nhanh. Nhược điểm: - Khó bảo trì. - Thiết bị đắt. - Dễ hư hỏng. 8.6. Lị sấy phơi
Hình 8. 12. Lị sấy phơi
8.6.1. Chức năng
Cơng đoạn sấy có chức năng loại bỏ nước ẩm trong bột tạo hình ra khỏi sản phẩm ép. Điều kiện bốc hơi nhìn chung tương đối khắc nghiệt đòi hỏi phải kiểm tra nghiêm ngặt nhằm tránh rạn nứt, bể, vỡ gạch.
8.6.2. Cấu tạo
Máy sấy phôi gồm các bộ phận sau: - Cấu trúc đỡ: khung sắt
- Ống dẫn bên trong: cung cấp khơng khí nóng cho các zơn sấy và khơng khí lạnh cho các zơn làm nguội.
- Hệ thống xích tải: cấu tạo từ 2 xích con lăn với tay cầm được ép để đỡ các rổ treo. Trục xích quay có đường dẫn thích hợp lắp vào vùng đi lên và đi xuống của máy sấy.
- Bộ phận chuyển động xích: chức năng di chuyển các rổ gồm có motor hợp số vít xoắn với motor tự hãm và hộp số giảm tốc.
- Các rổ treo: được chế tạo bằng thép tròn và dài treo vào các mối nối của hệ thống xích bằng nú và đinh chốt.
- Thiết bị đầu quay: quay các con lăn đổ gạch giúp cho gạch đã sấy khơ đi ra ngồi và gạch mới vào máy sấy.
- Buồng đốt: đốt nóng khơng khí thực hiện bởi 2 béc đốt làm việc bằng khí hóa than, đều chỉnh ngọn lửa trong buồng đốt nhờ thiết bị điều tiết lượng gas theo nhiệt độ mong muốn ở 2 zơn sấy chính
- Các quạt hồi lưu: đuộc cung cấp các ống cách nhiệt bằng bơng gịm làm cho sự mất nhiệt nhỏ nhất.
- Quạt khí thải: kéo khơng khí ẩm từ zôn dưới của máy sấy và đưa lên trên. - Hệ thống bôi trơn: nhớt chịu nhiệt độ cao được bơm vào ổ côn lăn bằng
thiết bị châm nhớt. 8.6.3. Nguyên lý hoạt động
Sấy dựa trên sự bốc hơi nước cịn trong gạch bằng khơng khí thổi song song với giá đỡ gạch.
Gạch hoặc ngói sau khi ép sẽ được roller chuyển đến máy sấy xếp thành hàng từ 4-5 viên/hàng. Trên máy sấy sẽ có thiết bị sensor để nhận dạng khi gạch hoặc ngói
được chuyển tới. Roller sẽ lăn trịn chuyển gạch vào trong lò sấy, lò sấy sẽ loại bỏ một lượng ẩm đáng kể để giúp cho việc tráng men lên gạch được dễ dàng hơn. Lò sấy hoạt động bằng việc lấy khí nóng từ lị than cấp vào lị sấy để sấy gạch và ngói. Sau đó thì lượng khí ẩm bốc hơi lên và lượng nhiệt sẽ được hút ra bên ngồi theo đường ống ở bên trên. Trong lị sấy các vùng có nhiệt độ khác nhau và tăng dần lên để khơng làm cho gạch và ngói bị nứt vỡ, hao mịn sản xuất.
8.6.4. Cách thức vận hành
Cho máy chạy nửa giờ trước khi bắt đầu sản xuất.
Đảm bảo chắc chắn việc nạp và tháo gạch ở máy sấy hoạt động bình thường. Ghi các số liệu liên quan vào phiếu.
8.6.5. Thơng số kỹ thuật
- Kích thước: 110(m) X 3,2(m) - Công suất: ??
- Điện áp cung cấp: 380V
- Nhiệt độ lò sấy: đầu lò 110℃ - thân lò 300℃ - cuối lò 93℃ - Vật liệu của giàn đỡ là sắt
- Vật liệu cách nhiệt là bông cách nhiệt - Vật liệu thân lị là tơn
8.6.6. Các vấn đề thường gặp và cách khắc phục
Các vấn đề thường gặp khi vận hành:
- Hư, hỏng motor, xích, bơm, quạt, roller…. - Kẹt, vỡ gạch trong lò sấy
- Mất điện Cách khắc phục:
- Thay thế các bộ phận hư, hỏng. - Lấy ra từ khay chứa ở dưới thân lò. - Sử dụng hệ thống phát điện.
8.6.7. Ưu và nhược điểm của lị sấy phơi
Ưu điểm:
- Dễ sửa chữa, thay thế khi có vấn đề. - Hiệu suất cao.
Nhược điểm: Tốn diện tích.